Ghost lại máy tính hay cài lại win cho máy tính? Một câu hỏi mà mình tin chắc có rất nhiều người thắc mắc và băn khoăn.
Bằng chứng là bạn có thể thấy trên các diễn đàn về tin học có rất nhiều thảo luận xoay quanh vấn này. Và mới đây nhất thì mình có nhận được email có tựa đề là “Theo a thì em nên ghost hay cài win sẽ tốt hơn ạ” .
Và để trả lời cho câu hỏi này thì trong bài viết ngày hôm nay, blogchiasekienthuc.com sẽ chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân mà mình tích lũy được để phân tích về vấn đề này, để cho các bạn newber hiểu rõ hơn và có thể lựa chọn một giải pháp thích hợp nhất cho mình.
Đọc thêm:
- Làm gì trước khi cài lại Win hoặc Ghost lại máy?
- 10 câu hỏi thường gặp nhất khi cài lại Windows ? câu trả lời đầy đủ !
Trước tiên thì chúng ta cần nói sơ qua về khái niệm ghost và cài win đã nhé:
#1. Cài lại win là gì?
Cài Windows tức là cài mới một hệ điều hành lên máy tính, sử dụng file (*.ISO), hoặc mua đĩa cài cài đặt nguyên gốc từ Microsoft, và tất nhiên là chưa qua chỉnh sửa gì cả.
Bạn sẽ phải thực hiện hàng loạt các thao tác theo một quy trình tương tác một cách tự động nên sẽ rất mất thời gian.
#2. Ghost lại máy tính là gì?
Bung Ghost là quá trình ghi dữ liệu liên tục vào thẳng sector không cần hỗ trợ của hệ điều hành, không cần bất cứ sự tương tác nào, không cần format lại ổ cứng.
Ghost là phương pháp sử dụng một bản sao lưu trước đó của chính máy tính bạn hoặc của người khác chia sẻ lại. Và thường thì trong các bản ghost này đã có đầy đủ những công cụ, phần mềm cần thiết của một người sử dụng máy tính thông thường ví dụ như driver, phần mềm…
#3. Ưu & nhược điểm của Ghost và cài WIN
Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng của nó, và sau đây mình sẽ phân tích theo kinh nghiệm cá nhân của mình, nếu còn thiếu sót gì thì mong các bạn nhiệt tình đóng góp thêm cho bài viết được đầy đủ nhé.
– Ưu điểm của việc cài win
- Khi máy tính được cài từ bộ Win chuẩn do MS cung cấp thì nó sẽ tương thích hoàn toàn với máy tính đồng nghĩa với việc máy tính của bạn sẽ chạy ổn định và hoạt động với hiệu suất cao nhất.
- Không bị cá nhân hóa, vì là bản Win gốc mà nên tất nhiên chưa bị chỉnh sửa hay cá nhân hóa gì cả.
- Ít xảy ra xung đột với phần cứng.
– Nhược điểm của cài win
- Mất thời gian (ít nhất là 1 -2 tiếng để có một máy tính hoạt động tốt).
- Phải cài từ a – z, tức là phải cài phần mềm, tìm thuốc cho phần mềm, cài driver…(Tham khảo bài: Những công việc cần làm ngay sau khi cài lại Windows ).
Bài viết liên quan:
- Tăng tốc máy tính – 12 bước để có một máy tính luôn như mới
- Hướng dẫn tinh chỉnh, tối ưu Windows 8/10 trước khi tạo ghost
– Ưu điểm của ghost
- Nhanh chóng và tiện lợi. Tiết kiệm thời gian và công sức (20-30 phút là hoàn chỉnh, tùy vào dung lượng của file ghost).
- Nếu như bạn sử dụng các bản fullsoft và full driver được chia sẻ trên mạng thì sẽ không cần phải cài thêm gì cả mà có thể sử dụng ngon lành luôn.
- Có thể lựa chọn nhiều phiên bản windows được chia sẻ từ các Pro mà có thể bạn sẽ không thể làm được như họ.
– Nhược điểm của ghost
- Hay bị cá nhân hóa: Thường thì những bản ghost được share trên mạng đều bị chỉnh sửa theo ý thích của họ rồi.
- Hay bị lỗi. Không phải bản ghost nào cũng tương thích hoàn toàn với windows được, có thể chạy rất tốt trên máy người khác nhưng trên máy tính bạn thì chạy rất ì ạch và thậm chí là không chạy được.
- Người tạo ra bản ghost đó có thể đã tắt, khóa những chức năng mà có thể bạn sẽ cần dùng đến, và đến khi bạn cần dùng đến thì lại không sử dụng được và tất nhiên là bạn không biết cách sửa > dẫn đến lại phải tìm bản ghost khác ?
- Máy tính có nguy cơ nhiễm virus nếu như bạn sử dụng các bản ghost không rõ nguồn gốc, những member không uy tín trên các diễn đàn.
- Máy tính không thể hoạt động với 100% hiệu suất của nó.
#4. Đối tượng nào thì nên cài win?
- Cài Windows không dành cho người lười nhưng dù sao đi nữa thì mình vẫn mình khuyến khích các bạn nên bớt chút thời gian ra để cài win cho máy tính. Sau đó hãy tạo ra một bản ghost cho riêng mình sử dụng hoặc bạn có thể làm theo bài hướng dẫn này để tạo ra một bản ghost đa cấu hình cho nhiều máy sử dụng.
- Những máy không thể ghost, hoặc ghost bị lỗi thì bắt buộc bạn phải cài win cho máy tính.
#5. Đối tượng nào thì nên ghost máy?
- Những người lười hoặc ít am hiểu về các phần mềm hay thiết lập hệ thống. Nếu như bạn chưa có khả năng tối ưu máy tính hoàn chỉnh thì việc cài win không những mất thời gian mà còn không đạt hiệu suất bằng ghost. Vì đa số các bản ghost đa cấu hình chia sẻ trên mạng đều được tinh chỉnh khá chuyên nghiệp và đã tích hợp các soft cần thiết hết rồi.
- Kỹ thuật viên, kỹ thuật siêu thị, cài win dạo… thì mình tin 99% là ghost. Vì không ai rảnh mà đi cài win cả, quá tốn thời gian ?
#6. Nói tóm lại là như thế này
Nếu là máy tính của bạn và bạn muốn sử dụng ổn định, lâu dài thì bạn nên tự cài win và thiết lập theo ý thích, nhu cầu làm việc của bạn.
Sau đó hãy tạo ra file ghost từ bản Win bạn vừa cài để lần sau sử dụng luôn mà không cần cài lại win nữa. Như thế nó sẽ tương thích hoàn toàn với máy tính của bạn và tất nhiên là sẽ ổn định hơn so với việc sử dụng các bản ghost được chia sẻ trên mạng rất nhiều.
Nhưng với điều kiện bạn phải có kinh nghiệm về tối ưu máy tính nhé, chứ cài win xong vứt đó thì cũng không ăn thua đâu.
Tips: Lưu ý là sau khi cài win xong thì bạn hãy cài driver , cài những phần mềm cần thiết (đã có link ở phía trên) và tinh chỉnh hệ thống trước.
Sau đó bạn tạo bản backup (ghost) luôn nhé. Bạn không nên cài quá nhiều phần mềm sau đó mới tạo ghost vì như thế sẽ tốn rất nhiều dung lượng ổ đĩa để lưu trữ và điều tồi tệ hơn đó là bản ghost sẽ không được ổn định.
#7. Lời kết
Qua bài viết này thì mình đã phân tích những ưu, nhược điểm của việc ghost và cài win rồi, còn bây giờ ghost hay cài win? lựa chọn là của bạn. Quyết định là do bạn ^^!
Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, chúc các bạn thành công và hi vọng sẽ nhận được nhiều commnet đóng góp về kinh nghiệm cá nhân của các bạn. Thân!
Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com