Thủ thuật sử dụng RollbackRX như Ghost, ít gây lỗi Update 01/2025

Ở bài viết trước thì mình đã giới thiệu cho các bạn một công cụ rất tuyệt vời đó là RollbackRX. Công cụ này giúp bạn sao lưu và phục hồi hệ thống trong vòng 30 giây, thậm chí không đến.

Các bạn có thể xem lại các ưu nhược điểm và cách sử dụng rất chi tiết tại bài viết: Sao lưu, phục hồi hệ thống trong vòng 30s với RollBack Rx

Trong bài viết ngày hôm nay, mình sẽ hướng dẫn cho các bạn một thủ thuật sử dụng RollbackRX như ghost một cách cực kỳ nhanh chóng mà ít gây ra lỗi như cách sử dụng RollbackRX thông thường.

Mình nhấn mạnh lại một lần nữa là RollbackRX ưu điểm vượt trội hơn ghost rất nhiều lần:

  • Lưu lại file backup với dung lượng gần như bằng 0 và chỉ mất 30 giây để update baseline, 2 phút gỡ và cài đặt RollbackRX.
  • Ghost dung lượng tốn thêm hàng chục GB và mất rất nhiều thời gian cho sao lưu và phục hồi.
THU-THUAT-RollbackRX
RollbackRX

Link tải bản 10.3 / Link dự phòng

fdsf

 

#2. Video hướng dẫn cài đặt và thiết lập quan trọng

Tip: Các bạn nên xem video và làm theo hướng dẫn nhé.

Mặc dù RollbackRX cho phép chúng ta lưu trạng thái hệ thống (Snapshot) hàng ngàn lần, tuy nhiên điều này rất dễ xung đột với một số phần mềm can thiệp sâu vào hệ thống hay drivers… (ví dụ: cài SPTD của Daemon Tools, chia đĩa)

Để có thể sử dụng RollbackRX một cách an toàn và hiệu quả nhất thì ta nên dùng RollbackRX như 1 công cụ ghost để sao lưu hệ thống với dung lượng và thời gian tiết kiệm hơn rất rất nhiều lần.

Cách thức sử dụng như sau:

  1. Cài đặt và thiết lập RollbackRX như trong Video.
  2. Trong quá trình cài đặt bạn chỉ nên chọn bảo vệ phân vùng ổ cứng chứa hệ điều hành (thường là ổ C: )
  3. Sau khi cài đặt xong, bạn vào Task Scheduler => xoá sạch các Task trong danh sách (nếu không nó sẽ tự động Snapshot).

thu-thuat-su-dung-RollbackRX-1

Tiếp theo bạn hãy xóa rác, tinh chỉnh hệ thống theo ý muốn, phải chắc là tình trạng hệ thống đang tốt, vào Baseline Manager => Update the baseline

thu-thuat-su-dung-RollbackRX-2

(Baseline chính là Snapshot có tên Installation).

thu-thuat-su-dung-RollbackRX-3

#3. Thủ thuật sử dụng RollbackRX

+ Nếu như bạn muốn cài  thêm 1 phần mềm nào đó có can thiệp sâu vào hệ thống thì các bạn nên gỡ bỏ RollbackRX ra trước sau đó mới cài soft đó. Cuối cùng là cài lại RollbackRX theo các bước trên.

Như vậy RollbackRX chỉ chứa duy nhất 1 Baseline và luôn đảm bảo hoạt động tốt với mọi phần mềm và mọi hệ điều hành (không lo bị xung đột).

+ Trong quá trình sử dụng máy tính, trước khi bạn muốn cài tiếp 1 phần mềm nào đó hay update một phần nào nào và muốn lưu trữ lại thì bạn nên Rollback lại thời điểm Baseline Installation để đảm bảo hệ thống lúc đó đang ở trạng thái tốt nhất (trước khi làm hãy lưu lại các file quan trọng trong ổ chứa hệ điều hành nhé).

+ Sau khi cài phần mềm xong, và bạn chưa biết là nó hoạt động có tốt không thì tốt nhất bạn nên tạo 1 snapshot để lưu lại. Và sau 1 thời gian xài thấy ổn định thì bạn quay lại thời điểm đã snapshot, tạo lại “Baseline” để baseline cập nhật thêm phần mềm đó.

+ Nếu như trong quá trình cập nhật Baseline bị lỗi hay máy không khởi động được thì bạn hãy mở RollbackRX ở Console (bằng cách nhấn phím mặc định là Home lúc mở máy khi hiện logo RollbackRx)

=> Và bạn hãy Rollback lại thời điểm mà máy chạy tốt, sau đó vào trong Windows và gỡ RollbackRX ra, cài lại phần mềm vừa xung đột với RollbackRX. Cuối cùng là cài lại RollbackRX như trên.

#4. Lời kết

Nói chung thủ thuật lần này là nếu bạn muốn cài thêm phần mềm hoặc update thêm phần mềm lên phiên bản mới thì gỡ RollbackRX trước khi thực hiện. Sau đó cài lại RollbackRX thì sẽ không bị xung đột. OK!

Giờ thì hãy quên đi ghost nhé :D. Chúc các bạn thành công !

Kiên Nguyễn – Tham khảo VNZ