[TUTs] Làm thế nào để máy tính luôn hoạt động tốt? Update 11/2024

Bạn đã biết cách sử dụng máy tính đúng cách chưa?

Mình thấy trên các diễn đàn hay website về công nghệ có rất nhiều câu hỏi liên quan đến các vấn đề lỗi trong quá trình sử dụng máy tính, hay máy tính bị nhiễm Virus, máy tính không cài được phần mềm, máy tính chạy chậm như rùa..vân vân và vân vân….

Vâng ! và trong bài viết này mình sẽ chia sẻ với các bạn kinh nghiệm để sử dụng máy tính mượt mà và ổn định nhất (hướng dẫn này là để tránh các lỗi phát sinh chứ không phải là hướng dẫn làm tăng tốc độ máy tính đâu nhé các bạn).

Kinh nghiệm sử dụng máy tính
Kinh nghiệm sử dụng máy tính1

I. Kinh nghiệm để sử dụng máy tính hiệu quả, ổn định nhất

Đọc thêm:

#1. Lựa chọn hệ điều hành Windows phù hợp.

Tính đến thời điểm mình viết bài này thì đã có rất nhiều phiên bản Windows đã được MS cho ra mắt và mới nhất mới đây là hệ điều hành Windows 10.

Vậy việc sử dụng hệ điều hành Windows mới nhất có thực sự quan trọng với bạn? Mình có thể trả lời ngay là không cần thiết. Nếu chỉ để làm việc hoặc chơi game thì mình thấy sử dụng phiên bản Windows 7 Ultimate SP1 là khá ổn định và đầy đủ.

Việc chuyển sang sử dụng hệ điều hành mới sẽ ảnh hưởng đến nhiều vấn đề. Ví dụ như bạn đang sử dụng máy tính ở cơ quan hay trường học thì việc thay đổi hệ điều hành sẽ xảy ra hàng loạt lỗi phát sinh..

Còn nếu như bạn muốn trải nghiệm các hệ điều hành mới thì có thể tham khảo bài viết ” cài song song 2 hệ điều hành ” nhé.

Các bạn nên lưu ý là chỉ nên xài các bản Windows đã tích hợp sẵn các gói update từ nguồn uy tín và chưa chỉnh sửa bất cứ thứ gì của hệ thống => sẽ tiết kiệm thời gian và máy tính sẽ hoạt động ổn định hơn.

Có thể bạn đang tìm?

#2. Nên sử dụng hệ điều hành phiên bản 32-bit hay 64-bit?

Lời khuyên: Nếu máy tính bạn không thực sự đủ mạnh thì nên sử dụng phiên bản 32-bit. Tại sao ư?

Mình lấy ví dụ đơn giản nhất là các phần mềm có phí trên mạng với phiên bản 64-bit sẽ rất hiếm cờ rắc :D.

Tuy rằng nếu máy tính của bạn có 4GB Ram thì nó sẽ lãng phí một chút nhưng bù lại là sự ổn định, mượt mà và có thể đáp ứng đa số nhu cầu làm việc của bạn, trừ khi bạn làm những công việc yêu cầu máy cấu hình khủng.

Vậy khi nào thì nên sử dụng hệ điều hành 64-bit? Lời khuyên cho các bạn là máy tính đó sử dụng CPU Corei3 trở lên, RAM > 6GB và sử dụng VGA rời 512MB.

Đừng tin vào cấu hình tối thiểu mà nhà sản xuất đưa ra, tất nhiên là vẫn cài và xài được nhưng máy sẽ cực lág. Không tin bạn có thể thử ?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều máy tính khi mua về đã tích hợp sẵn hệ điều hành bản quyền và nhiều trường hợp là cài đặt sẵn hệ điều hành 64-bit (đối với máy tính có ram > 4GB).

Bạn đừng ngần ngại và tiếc cái hệ điều hành bản quyền đó, nó chỉ là một chiêu của nhà sản xuất thôi.. Và lời khuyên của bạn là cứ mạnh dạn cài lại hệ điều hành theo ý thích của mình.

Thường thì những máy đó sẽ có một phân vùng Recovery chứa hệ điều hành bản quyền, và bạn cứ Format đi và chia lại ổ cứng => cài lại Win => nếu có tiền thì mua key bản quyền không thì xài hàng cờ ráck cũng được ^^! chỉ cần tắt Windows Update đi là Ok hết.

Tắt Windows Update sẽ có 3 cái lợi cho máy tính: Chạy nhanh hơn, ít “lỗi” hơn (nghe hơi lạ đúng không

 nhưng thực sự Windows cập nhật bảo mật làm nhiều phần mềm có thể không chạy được nữa) và tránh vấn đề bản quyền (cờ rách xịn vẫn update thoải mái).

#3. Thiết lập lại hệ thống

Bạn nên chuyển thư mục My Documents sang ổ khác ngoài ổ hệ điều hành. Ví dụ như ổ chưa hệ điều hành là C thì bạn có thể chuyển sang ổ D, E, F…

My Documents là thư mục mặc định chứa các tài liệu lưu trữ, download, save game… sở dĩ chúng ta nên di chuyển để tránh trường hợp win lỗi và bị mất dữ liệu.

Cách chuyển như sau:

  • Windows XP: Nhấn chuột phải vào My Documents => chọn Properties, gõ hay chọn đường dẫn mới vào, ví dụ: D:My Documents. Từ giờ My Documents sẽ nằm trong ổ D của bạn
  • Windows 7/ 8..: Mở Folder User/This PC trên Desktop, bấm chuột phải vào My Documents => chọn Properties => chọn Location, gõ hay chọn đường dẫn mới vào… bạn cũng có thể thao tác với tương tự cho Downloads, Desktop… nếu thích.
my doccuments
Chuyển thư mục My Documents

#4. Tiếp theo thiết lập hiển thị Files ẩn

Vì lý do an toàn, các file mang thuộc tính ẩn và hệ thống sẽ bị dấu đi, tuy nhiên virus thường mang 2 thuộc tính này và ẩn mình trong máy tính mà ta không biết.

Để cho windows hiện file ẩn ta làm như sau: (hoặc bạn có thể xem bài hướng dẫn chi tiết về cách hiện file ẩn trên Windows mà mình đã hướng dẫn nhé !)

  • Windows XP: Vào My Computer => Tools => Folder options => View : Bạn tíck chọn mục Show hidden files... và bỏ chọn mục Hide protected… và Hide extension files...
  • Windows 7/ 8/ 10: Vào My Computer => Organize => Folder and search options => View : Làm tương tự như ở trên.

=> Nếu thiết lập không có tác dụng, có nghĩa là máy bạn đã bị nhiễm virus.

Hiển thị file ẩn
Hiển thị file ẩn

Đọc thêm:

#5. Sử dụng phần mềm Portable

Sau khi cài Windows xong thì việc tiếp theo là cài đặt phần mềm. Ngoài những phần mềm cơ bản ra thì bạn cài thêm những phần mềm phục vụ cho công việc của mình.

+ Cài đặt Driver (trình điều khiển): Nếu đang sử dụng Windows XP/ 7 thì bắt buộc phải cài driver để có thể nghe nhạc, sử dụng chuột, bàn phím, usb… và các bạn nền sử dụng Wandriver vì nó rất đầy đủ và nhẹ nhàng.

Lưu ý: Một số phần mềm diệt virus sẽ nhận nhầm là Wandriver có chứa virus nhưng không phải nhé. Bạn có thể tắt tạm thời trình diệt virus trước khi tiến hành cài đặt nhé.

Đối với card màn hình thì các bạn có thể truy cập vào trang chủ của nó để tải về phiên bản mới nhất nhé:

+ Cài đặt Directx: Hỗ trợ nền tảng đồ họa, âm thanh: Bản directx 9.0c (bao gồm update cho cả directx 10, 11) mới nhất, nhớ giải nén ra phải chạy dxsetup.exe mới cài nhé.

Cho dù bạn đang xài Windows gì đi chăng nữa thì dx9 luôn không thể thiếu . Mặc dù trên Windows 7/ 8 có dx11 nhưng hầu hết soft, game vẫn chạy trên nền dx9 hoặc hỗ trợ cả hai.

Gói dx9.0c trên trang chủ microsoft vừa cập nhật dx9 mới nhất vừa cập nhật cả dx11 trong đó, vì vậy ai nói xài Win7/8 thì ko cần gói dx9.0c đó là sai lầm.

+ Ngoài các phần mềm nên cài đặt ra như driver, antivirus thì nên sử dụng các phần mềm dạng Portable (một phiên bản đặt biệt không cần phải cài đặt). Và ưu điểm của nó thì cũng rất nhiều ví dụ như:

  • Không cần cài đặt hay lo lắng về vấn đề bản quyền.
  • Có thể mang theo USB để sử dụng bất cứ khi nào cần.
  • Có thể xài cùng lúc nhiều phiên bản của một soft.
  • Trả về thiết lập gốc nhanh chóng, chỉ cần xóa file data là xong
  • Xóa bỏ dễ dàng.

Không ảnh hưởng hệ thống, không sinh rác hệ thống (rác chủ yếu nằm ở thư mục chứa soft), không gây lỗi linh tinh khác.

Các bạn có thể tìm kiếm các phần mềm portable để sử dụng ở các trang web uy tín sau:

  • http://portableapps.com/
  • http://portableappz.blogspot.com/
  • http://baltagy1.blogspot.com
  • http://portablexapps.blogspot.com/
  • http://portablewares.blogspot.com

Đọc thêm: Phần mềm Portable là gì? Hãy sử dụng phần mềm Portable

#6. Sử dụng trình diệt Virus cho máy tính

Nếu như có điều kiện thì bạn có thể sử dụng Kaspersky sẽ rất an toàn hoặc nếu không thì có thể sử dụng một số trình diệt virus miễn phí tại đây.

Một số lưu ý để tránh nhiễm virus oan:

  • Khi online/ lướt web: Không vào những trang web/ link không rõ nguồn gốc, nội dung và không click vào những thông báo, quảng cáo hấp dẫn hay báo lỗi máy tính cần fix, tăng tốc này nọ… >> rất dễ nhiễm virus.
  • Cẩn thận khi dùng USB: Tắt chức năng auto play trên Windows, không chạy những file lạ trong USB và các bạn nnên dùng phần mềm quản lý file chuyên nghiệp như Totalcmd. Không mở USB bằng cách nháy đúp chuột,  luôn bật chế độ hiện ẩn (như hình đã hướng dẫn bên trên) nếu thấy file lạ thì shift+delete để xóa triệt để file.

Video hướng dẫn thiết lập windows sau khi cài win xong.

#7. Sao lưu dữ liệu

Trong quá trình sử dụng lâu dài thì chắc chắn không tránh khỏi lỗi được, và bạn nên chuẩn bị trường hợp này từ trước để có phương án phục hồi nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Cách thì có rất nhiều ví dụ như cài lại Windows, ghost lại máy, hoặc có thể sử dụng một hình thức mới và đặc biệt hiệu quả đó là sử dụng Rollback RX để sao lưu và phục hồi dữ liệu nhanh chóng.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng Winrar để nén các file lại để tránh Virus lây nhiễm và cũng làm gọn nhẹ file hơn, một công đôi việc. Và nếu như bạn thực hiện đúng như trong hướng dẫn bài này thì mình tin là khả năng bị nhiễm virus là rất thấp.

#8. Một số vấn đề khác.

+ Không nên đặt Username/ tên file/folder bằng Tiếng Việt: Bởi một số phần mềm không hiểu được ngôn ngữ Tiếng việt và sẽ gây ra lỗi.

+ Không nên sử dụng các phần mềm tối ưu hệ thống như Advanced System Care, TuneUp Utilities,… Tuy là nó rất hữu ích và có thể giúp bạn tối ưu hệ thống với 1 click nhưng lạm dụng có thể gây lỗi Win hoặc các soft khác.

+ Hạn chế sử dụng các phần mềm gỡ bỏ cài đặt tận gốc như: Total uninstall, Your uninstaller.. 

Các phần mềm đó sẽ giúp bạn dọn dẹp và gõ bỏ một cách sạch sẽ nhưng cũng có thể sạch luôn cả những thư viện dùng chung, công cụ Remove Programs của Microsoft tuy để lại rác (cũng chưa hẳn là rác) nhưng vẫn an toàn hơn.

+ Hạn chế sử dụng các phần mềm chống phân mảnh ổ cứng như Perfect Disk, Disk Keeper…

Nếu bạn cho phần mềm này chạy giám sát thường trú sẽ làm cho ổ cứng truy xuất thường xuyên hơn, hệ thống xử lý chậm hơn và tất nhiên là ổ cứng cũng nhanh đie hơn.

Và tốt nhất sử dụng trình chống phân mảnh “Defragmenter” mặc định trên windows, cây nhà lá vườn cho khỏe.

II. Lời kết

OK! trên đây là những kinh nghiệm sử dụng máy tính mà mình học hỏi và sưu tầm được. Bạn cũng nên thử áp dụng xem sao nhé.

Bài viết tuy hơi dài nhưng rất cơ bản và cần thiết để có được một chiếc máy tính hoạt động ổn định. Chúc các bạn thành công!!!

Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com