[UEFI-LEGACY] Tạo USB BOOT đa năng – chứa nhiều bộ cài Windows Update 01/2025

Trong các bài viết trước thì mình đã hướng dẫn cho các bạn cách tạo usb cài win hay là tạo usb boot chuẩn UEFI rất dễ ràng rồi đúng không?

Nhưng có rất nhiều bạn đặt câu hỏi và có nhờ mình hướng dẫn cách để làm một chiếc usb đa năng, tức là vừa có khả năng cứu hộ máy tính (chứa các công cụ cứu hộ), và vừa có khả năng cài Windows (chứa nhiều bộ cài) nhưng lại phải boot được trên cả 2 chuẩn UEFI và Legacy cơ ?

Ồh, nghe có vẻ phức tạp và lắm yêu cầu thật đấy !

Vâng ! và để giúp các bạn thỏa mãn với nhu cầu trên thì trong bài viết này, mình sẽ viết một bài hướng dẫn thật chi tiết cho các bạn, và nói trước là cách làm này tương đối mất thời gian và phải vọc nhiều thì mới đẹp và có phong cách riêng được ? Tuy nhiên nó sẽ có những ưu điểm tuyệt vời đó là:

  • Khả năng tùy biến cao, tức là bạn có thể tạo ra một chiếc usb boot theo phong cách của riêng bạn, không sợ đùng hàng bố con nhà nào cả.
  • Lựa chọn phần mềm, công cụ tích hợp vào usb theo ý thích của bạn.
  • Thao tác tương đối dễ, mỗi tội là phải thao tác nhiều ?
  • Đặc biệt là bạn sẽ cảm thấy rất thú vị khi tự tay tùy biến 1 chiếc usb boot cho riêng mình ^_^

Xem thêm bài viết:

#1. Chuẩn bị trước khi thực hiện?

Okey ! trước khi bắt đầu thực hiện thì bạn cần chuẩn bị một số công cụ, phần mềm, cũng như các thứ linh tinh khác như sau (các bạn nhớ phải làm đầy đủ bước này nhé.

Trong các bài viết trước nhiều bạn cứ hỏi file này lấy ở đâu, với lại sao em không thấy file này,.. làm mình rất khó chịu.)

Nội dung này đã bị khoá vì một số lý do, vui lòng mở khóa để xem nội dung
  • Một chiếc USB có dung lượng > 2GB. Nhưng nếu muốn tích hợp thêm cả win nữa thì tốt nhất là trên 8GB nhé các bạn.
  • Tải về công cụ RMPrepUSB và cài đặt vào máy tính: Link tải về / hoặc link từ trang chủ
  • Công cụ Easy2Boot để tạo khả năng Mutilboot: Link tải về hoặc tải về từ trang chủ
  • Bộ Win8PE64 để có thể vào Mini Windows 8 ở chế độ UEFI: Link tải về / Link dự phòng
  • Tải về App.wim, bộ công cụ cho Win8PE64 bên trên: Link tải về
  • Phần mềm NotePad++ để lát nữa viết Tiếng Việt có dấu trong Menu cho nó dễ: Tải về và cài đặt vào máy tính Notepad++
  • Tạm thế đã, lát nữa tích hợp thêm các công cụ cứu hộ máy tính thì mình đưa link sau.

#2. Hướng dẫn tạo USB BOOT đa năng UEFI – LEGACY chứa nhiều hệ điều hành

+ Bước 1: Thiết lập phần mềm RMPrepUSB

Sau khi bạn đã cài đặt phần mềm RMPrepUSB vào máy tính rồi thì bây giờ hãy khởi động nó lên > chọn USB mà bạn muốn làm.

Tiếp theo tích vào dòng FREEDOS bootable [KERNEL.SYS] > một cửa sổ mới xuất hiện bạn hãy nhấn vào YES để đồng ý.

uefi-lagacy-boot-1

Mục đích của việc này là để chúng ta truy cập vào đường dẫn .FREEDOS_USB_BOOT và để nó tự động copy các file quan trọng vào trong USB ý mà.

+ Bước 2: Sao chép các file quan trọng vào USB

  1. Tích lại vào dòng WinPEv2/WinPEv3/Vista/Win7 bootable [BOOTMBR] (CC4)
  2. Tích tiếp vào FAT32 và Boot as HDD để Format USB với định dạng FAT32, nếu như bạn chỉ muốn tạo usb để sử dụng cho chuẩn Legacy thôi thì có thể chọn NTFS. Nhưng trong bài viết này chúng ta tạo cho cả 2 chuẩn nên bắt buộc phải chọn FAT32 đấy nhé.
  3. Tiếp theo nhấn vào Prepare Drive để bắt đầu thực hiện. Quá trình này sẽ Format USB của bạn ở định FAT32,  Set Active và nó đồng thời nó sẽ Copy những file FREEDOS vào USB của bạn.

Có thể bạn đang tìm: Windows 32bit và 64bit là gì? Và nó khác nhau như thế nào?

uefi-lagacy-boot-2

Nếu có cửa sổ nào xuất hiện thì bạn cứ nhấn OK hoặc YES để đông ý nhé.

uefi-lagacy-boot-3

Okey ! Quá trình sao chép đã hoàn thành.

uefi-lagacy-boot-5

+ Bước 3: Cài đặt Grub4dos

Giờ bạn hãy nhấn vào Install gru4dos để nó cài file gldr vào trong USB của bạn.

uefi-lagacy-boot-6

Một cửa sổ mới hiện ra, bạn nhấn Enter để tiếp tục quá trình.

uefi-lagacy-boot-7

Bước tiếp theo nó hỏi bạn có muốn copy file grldr vào trong USB không ? Nhấn OK để quất luôn !

uefi-lagacy-boot-8

Chọn tiếp OK !

uefi-lagacy-boot-9

Note: Các bạn không được tắt phần mềm RMPrepUSB đi nhé, vì lát nữa chúng ta còn phải sử dụng đến rất nhiều nữa.

+ Bước 4: Giải nén file Easy2Boot trực tiếp vào USB

Thực hiện: Nhấn chuột phải vào file Easy2Boot mà bạn vừa tải về > chọn WinRAR > chọn Extract file

uefi-lagacy-boot-10

Tiếp theo chọn đến USB của bạn và nhấn OK để bắt đầu xả nén.

uefi-lagacy-boot-11

+ Bước 5: Kiểm tra lại USB đã có đầy đủ các file như hình bên dưới chưa ?

uefi-lagacy-boot-12

Tips: Nếu vì một lý do nào đó mà thiếu các file trên thì bạn hãy thực hiện một bước thủ công nữa đó là vào thư mục cài đặt của phần mềm RMPrepUSB và truy cập vào thư mục FREEDOS_USB_BOOT, copy tất cả các file có trong thư mục này vào trong USB là xong.

+ Bước 6: Giải nén file WIN_8_PE_64.ISO vào trong USB

Bước này bạn hãy giải nén file WIN_8_PE_64.ISO mà bạn đã tải về vào thẳng trong USB. Bạn có thể sử dụng phần mềm UltraISO hoặc Winrar để giải nén nhé.

Tiếp theo, bạn hãy tạo một thư mục có tên là Apps trong USB > sau đó copy file Apps.wim vào trong thư mục này.

uefi-lagacy-boot-18

+ Bước 7: Tích hợp thêm các phiên bản Windows mà bạn muốn.

Lưu ý trước khi thực hiện: Viết liền, không dấu, không ký tự đặc biệt và các khoảng trắng. Các bạn nên đặt một cái tên đơn giản ví dụ như thế này: win832bit.iso, win864bit.iso…

=> Bạn hãy mở thư mục _ISO có trong USB ra => vào thư mục WINDOWS. Và tại đây bạn hãy copy các file cài đặt Windows vào các thư mục tương ứng.

Ví dụ ở đây mình sẽ copy file Win1064bit vào thư mục WIN10 để chứa bộ cài Windows 10. Bạn làm hoàn toàn tương tự như các file windows khác.

uefi-lagacy-boot-19

Lưu ý quan trọng: Copy từng file một, sau mỗi lần copy xong 1 file thì bạn hãy chuyển quan giao diện của phần mềm RMPrepUSB và hãy nhấn tổ hợp phím Ctrl + F2 để chương trình thực hiện việc cấu hình cũng như tạo code boot nhé. Không thực hiện bước này coi như vứt đấy !

Ví dụ như mình vừa copy xong file Windows 10 rồi, giờ nhấn Ctrl + F2, lúc này sẽ xuất hiện 1 hộp thoại thông báo bắt đầu config. Bạn nhấn Yes để đồng ý.

uefi-lagacy-boot-13

Sẽ xuất hiện 1 thông báo là OK – ALL FILE ON DRIVE K: ARE CONTIGUOUS tức là bạn đã config thành công !

uefi-lagacy-boot-14

+ Bước 8. Tích hợp các công cụ, phần mềm chạy trên nền DOS

=> Bạn hãy mở thư mục _ISO > vào tiếp MAINMENU và copy những phần mềm, công cụ mà bạn muốn tích hợp vào trong này.

Tips: Easy2boot hỗ trợ nhiều định dạng để chạy trên DOS (*.ISO, *.IMG, *.GZ, *.IMA, *.WIM, *.BIN, …). Có nghĩa là những file nào có định dạng trên thì bạn đều có thể copy vào MAINMENU để tích hợp được.

Lưu ý: Copy từng file một, và mỗi lần copy xong 1 file thì phải nhấn Ctrl + F2 như hướng dẫn ở bước 7 để phần mềm config nhé.

Nhiều bạn đang thắc mắc là lấy những công cụ và phần mềm này ở đâu. Yên tâm, mình là người cẩn thận mà ? Bạn hãy vào bài viết này để lựa chọn các phần mềm mà bạn muốn sử dụng để tải về nhé.

Trong link tải về có nhiều phần mềm viết tắt trước khi tải lên, nếu như bạn không hiểu thì có thể comment bên dưới, mình sẽ trả lời sớm nhất. Ví dụ như ati16 là viết tắt của công cụ Acronis True Image 2016 nhé…..

+ Bước 9: Tạo List Menu trong DOS bằng Tiếng Việt

Bạn vào thư mục theo đường dẫn để thực hiện: _ISO/MAINMENU. Thư mục này chứa các công cụ chạy nền DOS mà chúng ta vừa copy vào ở bước 8. Để nó có thể hiển thị danh sách menu thì bạn phải làm thêm 1 bước nữa đó là đặt tiêu đề cho nó.

Ví dụ, mình vừa copy 2 công cụ ati16.isokav_rescue_10.iso, giờ để tạo tiêu đề chúng ta làm như sau:

Thực hiện: Bạn mở phần mềm Notepad++ ra và chọn vào Mã Hóa > chọn kiểu Mã hóa UTF-8 để hiển thị đúng Tiếng Việt có dấu.

Nội dung: title Acronis True Image 2016 (Sao lưu & Phục hồi)
Bạn làm hoàn toàn tương tự với các title khác.

uefi-lagacy-boot-15

Mỗi 1 phần mềm hay công cụ thì chúng ta đều phải tạo ra 1 file tiêu đề riêng, như hình bên dưới.

uefi-lagacy-boot-20

+ Bước 10: Tạo hình nền trong khu vực Menu

Bạn hãy chọn một bức ảnh mà bạn thích với kích thước 800 x 600 và định dạng là *.bmp nhé. Sau đó đặt tên ảnh là Mybackground.BMP và đặt trong thư mục _ISO.

Đa số những hình ảnh đẹp hiện nay đều có định dạng là *.jpg hoặc *.png thì bạn chuyển đổi sang định dạng *.bmp dễ dàng rất dễ dàng, nếu chưa biết cách chuyển thì bạn hãy đọc lại bài viết này nhé.

Tips: Ngoài ra, nếu như bạn muốn vọc và Việt Hóa thì có thể truy cập vào các file như: _ISOe2bgrubENGSTRINGS.txt và _ISOe2bgrub (mở file menu.lst)

+ Bước 11 : Test thử phát

Khi bạn boot vào máy tính chuẩn Legacy thì sẽ xuất hiện đầy đủ list danh sách các phần mềm, công cụ mà bạn đã thêm vào. Và nếu muốn cài Win thì bạn hãy vào Windows install menu để chọn bộ cài đặt mà bạn muốn.

uefi-lagacy-boot-21

Còn đối với chuẩn UEFI thì máy tính sẽ boot thẳng vào Win8PE và sẽ bỏ qua phần menu list như hình bên trên nên các bạn khỏi cần thắc mắc làm gì nhé. Dã test trực tiếp trên máy tính của mình rồi nha …

Nếu muốn cài windows khi boot vào máy tính chuẩn UEFI thi bạn có thể tham khảo bài viết: Hướng dẫn cài Win 7/8/10 trong môi trường WinPE (Mini Windows)

uefi-lagacy-boot-22

#3. Lời kết

Trên đây là toàn bộ quá trình để tạo ra usb boot đa năng vừa có khả năng cứu hộ máy tính vừa có khả năng chứa nhiều bộ cài đặt Windows và hơn nữa là nó hoạt động tốt trên cả 2 chuẩn UEFI và Legacy.

Nếu như bạn là người thích vọc và muốn tạo ra một công cụ cứu hộ cho riêng mình thì có lẽ đây chính là bài viết mà bạn đang tìm. Nhìn thì có vẻ dài đấy, nhưng rất dễ làm thôi .

Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, chúc các bạn thành công !

Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com