USB Wifi là gì? Vì sao nên dùng USB Wifi? Cách cài đặt USB Wifi cho PC Update 01/2025

Khi sử dụng laptop, đặc biệt là máy tính để bàn thì việc kết nối wifi đột nhiên bị mất, chập chờn không ổn định khiến bạn rất khó chịu. Một thiết bị có thể hỗ trợ bắt sóng wifi khắc phục mọi tình trạng, đó chính là USB Wifi. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ một số kiến thức về USB Wifi và hướng dẫn bạn cách cài đặt USB Wifi cho PC. Cùng xem ngay thôi!

1. USB Wifi là gì?

Khái niệm

USB Wifi là thiết bị nhỏ gọn giúp bạn có thể thu hoặc phát sóng wifi trên máy bàn hoặc laptop thông qua cổng USB. USB Wifi sẽ nhận sóng từ modem và router giúp sóng wifi ổn định hơn vào trong thiết bị mà không còn hiện tượng mất mạng, chập chờn hay giật lag.

USB Wifi nhận sóng từ modem và router

USB Wifi nhận sóng từ modem và router

Lợi ích khi sử dụng USB Wifi

– Giúp máy tính của bạn có thể sử dụng wifi tại mọi nơi với chất lượng tốt.

– Chia sẻ wifi cho người dùng khác.

– Hạn chế chập chờn khi bắt wifi cùng nhiều người dùng khác.

2. Cấu tạo và chức năng của USB Wifi

Cấu tạo

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại USB Wifi và hầu hết chúng đều có các cấu tạo cơ bản như sau:

– Phần thứ nhất: Phần tiếp xúc với cổng USB, đây là phần mà giống với những chiếc USB lưu trữ bình thường khác và được thiết kế cấu tạo phù hợp với cổng kết nối USB của máy tính.

– Phần thứ hai: Bộ phát wifi của thiết bị. Đây là phần khá quan trọng mà thiết bị USB Wifi nào cũng có.

– Phần thứ ba: Vi mạch USB Wifi, được gọi là trái tim của thiết bị. Phần này giống như một vi mạch điện tử mini. Hiện nay có nhiều thiết bị có thiết kế ăn-ten hỗ trợ việc bắt sóng wifi.

USB Wifi chia sẻ wifi cho người dùng khác

USB Wifi chia sẻ wifi cho người dùng khác

Chức năng

– Tiếp nhận sóng wifi từ modem, router hay các thiết bị phát wifi gốc.

– Phát lại sóng cho máy tính hoặc các máy tính khác, đồng thời đảm bảo được tốc độ wifi luôn ổn định cho thiết bị nhận.

3. Ưu điểm và nhược điểm của USB Wifi

Ưu điểm

– Giá thành hợp lý từ các thương hiệu uy tín.

– Kích thước nhỏ gọn, có tính thẩm mỹ cao.

– Dễ dàng trong mang theo quá trình di chuyển, thích hợp cho những người thường xuyên di chuyển.

– Do sử dụng cổng kết nối USB nên tương thích với tất cả các loại máy tính, laptop.

USB Wifi có kích thước nhỏ gọn, có tính thẩm mỹ cao

USB Wifi có kích thước nhỏ gọn, có tính thẩm mỹ cao

Nhược điểm

– Đối với những loại USB Wifi không có anten sẽ có tầm thu sóng bị hạn chế rất nhiều và chỉ nên dùng trong không gian không quá rộng như gia đình.

– Tốc độ không quá cao: Đây là thiết bị di động nên khi dùng sẽ có chút hạn chế về tốc độ và ảnh hưởng của môi trường.

– Tốc độ internet của wifi từ USB Wifi sẽ không quá nhanh, vì vậy sẽ không phù hợp khi chơi game trực tuyến cần tốc độ mạng lớn.

4. Các loại USB Wifi

Hiện nay, có ba loại USB Wifi phổ biến trên thị trường là USB phát sóng, bao gồm:

USB phát sóng wifi: Khi sử dụng USB phát sóng wifi, thiết bị sẽ lấy Internet mà máy tính của bạn đang dùng và chuyển thành sóng wifi. Thông thường loại USB này phù hợp với người dùng có nhu cầu chia sẻ mạng cho các thiết bị (điện thoại, tablet, laptop,…) dùng chung.

USB thu sóng wifi: USB Wifi này có chức năng trái ngược với USB phát sóng wifi. Khi sử dụng, thiết bị sẽ bắt tín hiệu wifi trong môi trường xung quanh, nhờ đó bạn có thể kết nối được Internet.

USB vừa thu vừa phát: Đây là loại USB đa chức năng và linh hoạt nhất. Tùy theo nhu cầu sử dụng, bạn có thể phát hoặc thu wifi tùy vào nhu cầu về wifi cho máy của bạn.

Một số loại USB Wifi

Một số loại USB Wifi

5. Cách sử dụng và cài đặt USB Wifi cho PC, laptop

Cách cài đặt

Tùy vào từng loại USB Wifi mà bạn có thể sử dụng ngay bằng cách cắm trực tiếp vào máy tính, laptop thông qua cổng USB. Tuy nhiên, nếu không thể sử dụng bằng cách cắm trực tiếp, bạn chỉ có thể phải cài đặt driver để sử dụng.

Để cài đặt Driver cho máy tính, bạn có thể tham khảo bài viết sau:

Để sử dụng USB Wifi phải cài đặt Driver cho máy tính

Để sử dụng USB Wifi phải cài đặt Driver cho máy tính

Cách sử dụng

Bước 1: Khi bạn đã cài đặt xong Driver, bạn chỉ cần cắm USB wifi vào máy tính. Laptop hoặc PC sẽ tự động nhận biết thiết bị và khởi chạy. Lúc này, một bảng tùy chọn hiện ra danh sách tất cả các mạng wifi có thể sử dụng > Nhấn Add to Profile để chọn thiết bị.

Bước 2: Cửa sổ Wireless Network Properties sẽ hiện ra, bạn chỉ cần nhập Network key chính là mật khẩu wifi là có thể sử dụng được mạng wifi một cách dễ dàng.

Bước 3: Sau khi kết nối xong, hãy kiểm tra tốc độ đường truyền để xem mạng Internet có sử dụng và ổn định chưa.

Hướng dẫn sử dụng USB Wifi

Hướng dẫn sử dụng USB Wifi

6. Một số câu hỏi liên quan

Khi nào nên mua USB Wifi?

– Khi sử dụng máy tính để bàn và việc cắm dây LAN khá rắc rối khiến đầu cắm dây LAN bị lỏng hoặc rút ra rút vào quá nhiều khiến việc tiếp xúc chập chờn.

– Trong nhà không có hệ thống dây LAN chờ sẵn, bạn phải sử dụng dây LAN kéo từ tầng 1 lên tầng 2 thì một USB Wifi để thu sóng wifi của modem ở tầng 1 là cần thiết.

– USB Wifi là một thiết bị khá thuận tiện trong việc di chuyển cũng như chất lượng và hợp lý về giá thành.

USB Wifi hợp lý về giá thành

USB Wifi hợp lý về giá thành

Nên chọn USB Wifi nào?

Một số hãng sản xuất USB Wifi tốt nhất hiện nay phải kể đến các sản phẩm như:

USB Wifi TP-Link.

– USB Wifi Xiaomi.

USB Wifi Tenda.

– USB Wifi LB-Link.

USB Wifi Totolink.

– USB Wifi D-Link.

Chọn loại USB Wifi vừa thu vừa phát sẽ tiết kiệm hơn

Chọn loại USB Wifi vừa thu vừa phát sẽ tiết kiệm hơn

Lưu ý khi mua USB Wifi?

– Đa phần các USB Wifi hiện nay hỗ trợ tốt cho Win 10 nên bạn hãy cân nhắc hệ điều hành máy mình tương thích trước khi mua.

– Nên chọn các USB Wifi có thương hiệu rõ ràng và chất lượng như D-link, TP-Link, Totolink,… để có khả năng phát sóng ổn định hơn và thời gian dùng được lâu hơn.

– Bạn nên chọn USB Wifi có tốc độ từ 150 Mbps là có thể dùng được tốt.

– Nếu có nhu cầu thu phát sóng thì bạn chỉ cần chọn loại USB Wifi vừa thu vừa phát sẽ tiết kiệm hơn.

Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này bạn có thể biết về USB Wifi, vì sao nên dùng USB Wifi và cách cài đặt USB Wifi cho PC. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!