Bạn mới mua một chiếc MacBook nhưng chưa có kinh nghiệm sử dụng và không biết làm thế nào để cài đặt? Bạn đã có một chiếc MacBook nhưng muốn khôi phục như máy mới hoàn toàn? Việc thiết lập máy mới khá dễ dàng và đơn giản, nếu bạn là người mới hoàn toàn, thì cũng đừng lo lắng! Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn từng bước cài đặt, thiết lập MacBook đơn giản, chi tiết.
1. Cách cài đặt MacBook mới mua
– Các cài đặt cần thiết cho MacBook mới
Sạc pin MacBook
Mặc dù khi mới mua, trong máy đã có sẵn một lượng pin nhất định. Tuy nhiên, điều cần thiết nhất khi bạn vừa mua máy về là cắm sạc lần đầu tiên cho máy. Việc này là vô cùng quan trọng vì trước khi thực hiện những bước cài đặt cho MacBook, bạn không được để máy bị hết pin dẫn đến tắt nguồn.
Mở máy
Đầu tiên, khi bạn muốn bắt đầu tiến hành cài đặt máy, bạn phải tiến hành mở máy bằng cách nhấn nút nguồn. Nút nguồn là phím nằm ở phía trên cùng bên phải, bên trên phím Delete. Nút nguồn là phím trên cùng bên phải phía trên phím xóa.
Nút nguồn MacBook
Lựa chọn quốc gia của bạn
Tiếp đến, MacBook sẽ yêu cầu bạn lựa chọn quốc gia. Điều này sẽ hướng dẫn bạn sử dụng ngôn ngữ nào cũng như xác định định dạng cho ngày, giờ. Hãy chọn đúng theo quốc gia của bạn để tránh tình trạng sai lệch ngày, giờ, thời tiết và những thứ khác liên quan đến vị trí hiện tại của bạn.
Bạn có thể thay đổi hoặc sửa cài đặt này sau trong Bảng điều khiển (System Preferences) ở mục Ngôn ngữ & Văn bản (Language & Region).
MacBook sẽ yêu cầu bạn lựa chọn quốc gia
Chọn bàn phím
Ngay lập tức, nó sẽ đề xuất ABC và Tiếng Việt làm bàn phím tiêu chuẩn (Nếu bạn chọn vùng Việt Nam). Bạn chỉ cần click Tiếp tục là máy Mac đã được tích hợp hai ngôn ngữ là Tiếng Anh và Tiếng Việt (bộ gõ Telex).
Kết nối với Wi-Fi
Hệ thống sẽ yêu cầu bạn kết nối với mạng Wi-Fi. Chọn Wi-Fi của bạn từ danh sách mạng được hiển thị và nhập mật khẩu hoặc nhấp vào Tiếp tục để tiếp tục cài đặt nếu bạn không muốn kết nối với mạng tại thời điểm này.
Di chuyển nội dung từ MacBook cũ
MacBook sẽ cung cấp cho bạn tùy chọn để di chuyển tài khoản, mật khẩu, ứng dụng, tài liệu của bạn từ một máy Mac khác hoặc một máy Windows. Trong trường hợp bạn không có nhu cầu chuyển đổi, bạn có thể chọn Không chuyển thông tin nào bây giờ.
Nếu bạn có cáp chuyển đổi Thunderbolt và bộ điều hợp, bạn có thể kết nối máy Mac cũ của mình tại thời điểm này. Nếu bạn đang sử dụng bản sao lưu Time Machine từ máy Mac cũ hơn, bạn có thể kết nối ổ đĩa. Sau khi kết nối ổ đĩa và nhấp vào Tiếp theo, bạn có thể chọn bản sao lưu hoặc tài khoản để chuyển sang MacBook mới của mình.
Chuyển thông tin đến máy Mac
Bật Dịch vụ Định vị
Việc bật Dịch vụ Định vị (Location Services) giúp Bản đồ có thể xác định được vị trí gần bạn. Ngoài ra, Dịch vụ Định vị cũng có thể giúp ứng dụng Find My định vị được thiết bị của bạn nếu bạn lỡ làm mất hay lạc máy. Bạn có thể bật ngay lúc này hoặc cũng có thể bỏ qua và bật lại khi cần.
Đăng nhập vào Apple ID
Tiếp theo, bạn cần đăng nhập MacBook bằng Apple ID. Nếu bạn chưa có ID Apple thì bạn phải tạo một ID bằng cách nhấp vào Tạo Apple ID mới. Nhưng nếu không thích nhập Apple ID vào lúc này, bạn có thể nhấp vào Thiết lập sau (Set Up Later).
Nếu đã thiết lập xác thực hai yếu tố, bạn sẽ nhận được cảnh báo trên một thiết bị khác của bạn rằng ai đó đang đăng nhập bằng ID của bạn. Bạn sẽ được gửi mã đến thiết bị khác để nhập mã vào trên máy Mac mới.
Đăng nhập Apple ID
Thiết lập iCloud
MacBook sẽ yêu cầu bạn đăng nhập vào tài khoản iCloud bằng cách nhập ID Apple và mật khẩu. Nếu bạn đã ID Apple riêng, bạn cũng có thể nhập thông tin này vào đây. Bạn có thể tận dụng các tính năng miễn phí của iCloud như Email, Find My Mac và đồng bộ hóa mật khẩu keychain với các thiết bị iOS.
Đồng ý với các điều khoản và điều kiện
Tiếp theo, bạn sẽ phải đồng ý với các điều khoản và điều kiện để bắt đầu sử dụng máy. Thông thường, rất ít người đọc qua những điều khoản này. Tuy nhiên, bạn nên đọc để nắm rõ các thông tin cần thiết.
Tạo tên người dùng (user) và mật khẩu
Kế tiếp, bạn được yêu cầu thiết lập tên cho máy Mac và mật khẩu để đăng nhập mỗi khi mở máy. Nếu muốn thay đổi mật khẩu của mình, bạn có thể thực hiện trong Bảng điều khiển (System Preferences) ở mục Người dùng & Nhóm (Users & Groups).
Đặt tên cho thiết bị
Bật/không bật Chẩn đoán & Sử dụng
Việc bật Chẩn đoán & Sử dụng cho phép báo cáo lỗi sẽ giúp các nhà phát triển khắc phục và cập nhật các vấn đề với hệ điều hành macOS. Bỏ chọn các ô này nếu bạn muốn giữ bảo mật và không cần báo cáo lỗi.
Chẩn đoán & Sử dụng
Kích hoạt Siri
Siri là trợ lý tự động được Apple ra mắt cùng với iOS. Bạn có thể bật hoặc không bật Siri tuỳ ý. Nếu muốn bật Siri sau, bạn chỉ cần vào Bảng điều khiển (System Preferences) và chọn mục Siri.
Bạn có thể bật lại Siri sau
– Các chỉnh sửa cần thiết cho MacBook mới
Chắc chắn sau những bước thiết lập trên, bạn đã có thể sử dụng máy Mac ngay lập tức, nhưng có một số điều bạn có thể làm để đảm bảo trải nghiệm trên máy tính Apple thú vị hơn.
Cập nhật phần mềm
Hãy nhấp vào menu Apple ở phía trên cùng bên trái màn hình máy Mac của bạn, sau đó nhấp vào App Store. App Store sẽ khởi chạy nếu bạn có phần mềm cần cập nhật, phần mềm đó sẽ hiển thị trong danh sách ngay sau khi bạn click chuột.
Cập nhật phần mềm
Tuỳ chỉnh thao tác trên TrackPad
Để điều chỉnh những thao tác cảm ứng trên TrackPad, bạn có thể tuỳ chỉnh trong Bảng điều khiển (System Preferences) và chọn mục TrackPad.
Bạn có thể thiết lập những cử chỉ để sử dụng MacBook hiệu quả hơn. Ví dụ như kéo hai ngón tay để phóng to hình ảnh/tài liệu, xoay hai ngón tay để thực hiện xoay hình ảnh, lướt sang hai bên để chuyển trang,…
Tuỳ chỉnh TrackPad
Tuỳ chỉnh thanh Dock
Bạn có thể tuỳ chỉnh các tiện ích xuất hiện trên Menu Bar bằng cách vào Bảng điều khiển (System Preferences) và chọn mục Dock & Menu Bar. Việc tự sắp xếp lại các tiện ích trên thanh Dock giúp bạn có một trải nghiệm tuyệt vời và tiện ích hơn trên máy Mac.
Bạn có thể tuỳ chỉnh thanh Dock
2. Cách cài đặt lại MacBook như mới
Trong trường hợp bạn đang muốn đưa chiếc MacBook của mình trở lại như khi mới mua của nhà sản xuất hay muốn máy hoạt động trở lại một cách mạnh mẽ hơn, bạn có thể reset lại toàn bộ dữ liệu của máy. Tuy nhiên, để tránh tình trạng mất dữ liệu, bạn cần thực hiện sao lưu dữ liệu cần thiết trước khi cài đặt lại máy.
Để xem hướng dẫn cài đặt lại máy, bạn có thể tham khảo bài viết:
Xem thêm:
Trên đây là hướng dẫn cách cài đặt, thiết lập MacBook mới đơn giản, chi tiết mà bạn có thể tham khảo. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này và hẹn gặp lại bạn ở các bài viết khác!