Bạn gặp vấn đề về tai nghe, cắm tai nghe vào nhưng không nghe được? Hãy cùng bài viết dưới đây tham khảo ngay 9 lỗi phổ biến và cách khắc phục lỗi cắm tai nghe không được cực đơn giản nhé!
Lưu ý: Bài viết dưới đây nêu nguyên nhân và hướng khắc phục lỗi không nghe được chung cho tai nghe có dây và tai nghe không dây. Một số thao tác chỉ thực hiện được đối với tai nghe có dây.
1. Ứng dụng nghe nhạc bị lỗi
Lỗi phổ biến đầu tiên có thể do lỗi của ứng dụng nghe nhạc trên điện thoại hay máy tính của bạn. Để kiểm tra xem có phải do lỗi ứng dụng không bạn thực hiện như sau: Mở thử một ứng dụng khác và cắm tai nghe xem có nghe được không, nếu ứng dụng đó nghe được bình thường thì có nghĩa là tai nghe bạn vẫn đang hoạt động tốt mà lỗi là do ứng dụng ban đầu của bạn bị lỗi.
Cách khắc phục: Bạn thực hiện xóa dữ liệu app bị lỗi đi và cài đặt lại là hoàn tất.
Chuyển ứng dụng nghe nhạc khác
Hoặc nếu thường xuyên gặp lỗi trên app nghe nhạc, bạn cũng có thể chuyển sang các app nghe nhạc khác. Một số ứng dụng nghe nhạc được ưa thích hiện nay, bạn có thể tham khảo như: Spotify, Zing MP3, SoundCloud, Apple Music,…
2. Tai nghe chưa bật nguồn, hết pin
Lỗi thứ 2 thường xuất phát từ nguồn pin của tai nghe. Nếu vỏ hộp và 2 bên tai nghe không có đủ pin thì tai nghe cũng không bật nguồn. Dấu hiệu nhận biết tai nghe hết pin cực đơn giản: Bạn chỉ cần để tai nghe vào hộp, tai nghe chỉ nhấp nháy đèn (đỏ) xong tắt liền, có khi tắt nguồn thì chắc chắn tai nghe đã cạn pin.
Để khắc phục lỗi này bạn cần Sạc pin tai nghe và để đảm bảo có vô pin bạn hãy để ý đèn báo của nó. Sau đó lấy tai nghe ra, giữ nút cho nhấp nháy đèn để bật.
Tai nghe đang được sạc pin
3. Tai nghe sạc không vô pin
Lỗi thứ 3 là tai nghe sạc không vô pin từ những nguyên nhân sau:
– Tai nghe đặt không khớp với hộp sạc: Khi sạc, bạn cần chú ý xem tai nghe có vào pin không. Đặt tai nghe vào hộp sạc chỉ khi nào nghe tiếng “tách” thì tai nghe đang được sạc.
– Thiết bị sạc hư hỏng, ổ điện không có điện: Nếu không phải do lỗi tai nghe đặt không khớp với hộp sạc, thì hãy thử kiểm tra thiết bị sạc có hư hỏng hay không, ổ điện có điện hay không? Kiểm tra bằng cách lấy dây sạc khác cắm thử hoặc đổi ổ điện xem có vào được không.
Bạn có thể tham khảo các thiết bị sạc chính hãng TẠI ĐÂY.
– Cổng kết nối bị bám bẩn: Sử dụng thời gian dài, cổng kết nối có thể bị đóng bụi bẩn là một trong những nguyên nhân sạc không vô pin. Để khắc phục bạn chỉ cần lấy tăm bông hoặc vải mềm lau đi bụi bẩn sau đó thử sạc lại.
Vệ sinh cổng sạc tai nghe
Ngoài ra, đừng quên vệ sinh tai nghe nhé: Cách vệ sinh tai nghe đơn giản, dễ làm: Áp dụng cho mọi loại tai nghe
4. Tai nghe không thể nối Bluetooth với thiết bị
Nếu có những dấu hiệu sau thì thiết bị của bạn đã bị mắc lỗi này:
– Tai nghe đang kết nối thì bị dừng đột ngột: Vì tai nghe có thể tự động chuyển kết nối Bluetooth sang thiết bị được ghép nối khác. Ví dụ như: Tai nghe đang được kết nối Bluetooth với điện thoại của bạn, sau đó bạn bật máy tính bảng (đã kết nối với tai nghe trước đó) thi máy tính bảng sẽ tự động kết nối với tai nghe. Và điều này làm cho tai nghe bị ngắt kết nối với điện thoại thay vào đó là kết nối với máy tính bảng, nên làm cho tai nghe đang kết nối bị dừng đột ngột.
Bạn khắc phục như sau: Ngắt kết nối trên thiết bị khác đã được kết nối và kết nối lại với thiết bị mong muốn.
– Hoàn toàn không thể ghép nối với các thiết bị: Nếu gặp trường hợp này bạn thực hiện Xóa thông tin thiết bị Bluetooth trên thiết bị phát lại của bạn và sau đó Thực hiện ghép nối lại nhé.
Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn tại: 6 cách sửa lỗi thiết bị Bluetooth không kết nối được với Android
Kiểm tra tai nghe có kết nối Bluetooth với thiết bị khác
5. Thiết bị không nhận tai nghe
Thiết bị không nhận tai nghe cũng là lỗi thường mắc phải, để check xem thiết bị có lỗi này không hãy tham khảo 2 link dưới đây nhé!
Khắc phục lỗi thiết bị không nhận tai nghe:
Thiết bị không nhận tai nghe
6. Một bên tai nghe không có tiếng
Nếu bạn gặp phải trường hợp này bạn phải đảm bảo tai nghe không bị đứt dây cáp bên trong (trường hợp là tai nghe có dây) và bạn hãy thử thực hiện các cách sau:
– Chỉnh âm lượng: Nếu tai nghe phát ra âm thanh khi điều chỉnh thì do sự cố âm lượng thấp, bạn chỉ cần chỉnh lại mức độ âm thanh phù hợp.
– Kiểm tra xem tai nghe có hết pin không: Lấy tai nghe ra khỏi vỏ và xem đèn hiệu. Nếu đèn hiệu nhấp nháy hoặc bật mà không lên thì tai nghe bạn đã hết pin và hãy Sạc pin ngay cho nó.
Một bên tai nghe không có tiếng
– Tắt nguồn và khởi động lại: Đôi khi tai nghe gặp một vài sự cố nên bị lỗi một bên tai nghe không có tiếng. Bạn thực hiện tắt nguồn tai nghe và khởi động lại là được.
– Cập nhật phần mềm cho tai nghe: Bạn nên cập nhật phần mềm cho tai nghe vì phần mềm mới được nâng cấp cao hơn và có kết nối ổn định hơn, nó khắc phục được nhiều lỗi của phần mềm cũ.
(*) Một số hãng thao tác cập nhật này là tự động.
7. 2 bên tai nghe không đều, bass yếu
Lỗi 2 bên tai nghe không đều, bass yếu cũng rất phổ biến
– Kiểm tra đã đeo đúng bên, đúng vị trí chưa: Không phải ngẫu nhiên nhà sản xuất qui định nên đeo tai nào tai trái, tai nào tai phải. Vì khi đeo đúng bên âm thanh truyền tới sẽ tốt hơn, rõ ràng hơn.
– Đổi miếng đệm tai nghe: Lúc mua mặc định là size trung bình (thường là size M) nên có thể kích thước miếng đệm không tương thích với tất cả người dùng. Bạn có thể đổi size lớn hoặc bé hơn hoặc 2 bên 2 size tùy vào mỗi người, miễn sao phù hợp là được.
Khắc phục 2 bên tai nghe không đều, bass yếu
8. Tai nghe không chống ồn
Lỗi này cũng rất thường gặp, nếu gặp phải lỗi phổ biến này bạn thử các cách sau:
– Kiểm tra xem loại tai nghe mình đang dùng có chức năng chống ồn hay không (bị động thì có mút, chủ động thì xem thông tin sản phẩm).
– Xem kích hoạt tính năng chưa, bằng cách: Đeo lên > Chạm cảm biến cho tới khi nghe thông báo “Noise cancelling“.
Tai nghe chống ồn
Tìm hiểu thêm về chống ồn tai nghe:
9. Hư hỏng vật lý Bị rơi vỡ, va đập, vô nước,…
Khi xảy ra hư hỏng về vật lý làm tai nghe bạn bị vỡ, va đập, vô nước thì bạn chỉ có thể đem đến trung tâm bảo hành để sửa chữa.
Tai nghe bị hư hỏng
Xem thêm:
Vừa rồi là 9 lỗi phổ biến thường gặp khi cắm tai nghe không nghe được và cách khắc phục. Chúc bạn tìm được câu trả lời cho chiếc tai nghe của mình!