PaaS là gì? Ưu, nhược điểm của mô hình PaaS Update 01/2025

Dạo gần đây, thuật ngữ “dịch vụ đám mây” đã trở nên phổ biến hơn với người dùng công nghệ. Trong số các dịch vụ đám mây hiện hành, PaaS cũng là một cái tên khá quen thuộc và được nhắc đến thường xuyên. Vậy PaaS là gì? Mô hình PaaS có ưu và nhược điểm gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. PaaS là gì?

PaaS, viết tắt từ Platform as a Service là nền tảng dịch vụ được cung cấp bởi một bên thứ ba cho phép khách hàng sử dụng nền tảng phát triển (platform), công cụ phần mềm có sẵn và hệ thống phần mềm điện toán đám mây để xây dựng cơ sở hạ tầng riêng, phục vụ cho việc phát triển hệ thống, quản lý dữ liệu, lập trình ứng dụng,…

​​PaaS cho phép người dùng phát triển phần mềm dựa trên nền tảng và công cụ có sẵn

PaaS cho phép người dùng phát triển phần mềm dựa trên nền tảng và công cụ có sẵn

2. Đặc điểm hoạt động của PaaS

PaaS được lưu trữ ở máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ rồi phân phối thông qua điện toán đám mây, sau đó đến với khách hàng thông qua kết nối mạng.

PaaS sẽ bao gồm các hệ thống lưu trữ, bảo mật, quản lý, phân tích dữ liệu và xử lý phần cứng có sẵn, do đó, các lập trình viên chỉ cần viết code là có thể phát triển các ứng dụng mà không cần phải xây dựng platform.

Dịch vụ PaaS được cung cấp cho khách hàng thông qua kết nối mạng

Dịch vụ PaaS được cung cấp cho khách hàng thông qua kết nối mạng

Người dùng sẽ truy cập PaaS thông qua máy tính cá nhân nhưng phải xử lý các tác vụ, ứng dụng thông qua hệ thống phần cứng của nhà cung cấp. Kết quả sẽ được trả về máy tính của người dùng sau đó. Vì vậy, khách hàng chỉ cần truy cập vào hệ thống PaaS là có thể tạo ra phần mềm.

Các ứng dụng phải được thao tác và xử lý trên phần cứng của nhà cung cấp dịch vụ PaaS

Các ứng dụng phải được thao tác và xử lý trên phần cứng của nhà cung cấp dịch vụ PaaS

3. PaaS dùng để làm gì?

Dịch vụ đám mây PaaS được dùng để:

– Xây dựng hệ thống phần mềm.

– Phân tích dữ liệu.

4. Ưu điểm và nhược điểm của PaaS

Ưu điểm

– Tiết kiệm thời gian lập trình. Các tài nguyên đều có sẵn và được tự động hóa nên quá trình xử lý sẽ nhanh hơn so với việc thuê người làm.

– Tiết kiệm chi phí. Bao gồm chi phí nhân sự, hạ tầng,… đều được cắt giảm đáng kể.

– Xây dựng đa nền tảng. Các nền tảng PaaS sẽ có công cụ cho phép lập trình đa phần mềm.

– Dễ dàng xây dựng phần mềm, quản lý, phân tích dữ liệu cùng lúc. Do quá trình làm đều là online nên có thể có nhiều người làm cùng một lúc.

Dịch vụ PaaS có nhiều ưu điểm nổi bật

Dịch vụ PaaS có nhiều ưu điểm nổi bật

Nhược điểm

– Không có sự quản lý, kiểm soát chuyên sâu đối với dữ liệu. Các dữ liệu và tài nguyên trên PaaS đều được quản lý bởi bên thứ ba (nhà cung cấp), nên việc tự kiểm soát dữ liệu rất khó khăn và có khả năng bị leak (tiết lộ) ra ngoài.

– Khó khăn khi thay đổi nhà cung cấp. Ví dụ, phần mềm của bạn đang được xây dựng bằng Azure, sau đó bạn muốn chuyển sang AWS thì phải điều chỉnh lại cho tương thích, điều này có thể làm mất khá nhiều thời gian và công sức.

– Đáp ứng với bản cập nhật của nhà cung cấp. Ví dụ, bạn đang sử dụng ngôn ngữ PHP nhưng nhà cung cấp đột nhiên đưa ra một bản cập nhật mới, yêu cầu bạn phải sử dụng ngôn ngữ Java để viết tiếp, điều này có thể gây ra một rắc rối không nhỏ cho bạn.

Dịch vụ PaaS cũng tồn tại một số nhược điểm về bảo mật dữ liệu và ngôn ngữ lập trình

Dịch vụ PaaS cũng tồn tại một số nhược điểm về bảo mật dữ liệu và ngôn ngữ lập trình

5. Đối tượng sử dụng PaaS

Mô hình PaaS phù hợp cho người dùng, doanh nghiệp nhỏ lẻ và các startup không muốn bỏ quá nhiều kinh phí để phát triển phần mềm hay quản lý dữ liệu. Do môi trường phát triển phần mềm đã được cung cấp sẵn, các khoản chi phí cần thiết sẽ được giảm đi rất nhiều.

Dịch vụ PaaS giúp cắt giảm chi phí cho các cá nhân và doanh nghiệp

Dịch vụ PaaS giúp cắt giảm chi phí cho các cá nhân và doanh nghiệp

6. Các nhà cung cấp dịch vụ PaaS phổ biến

Một số nhà cung cấp dịch vụ PaaS phổ biến hiện nay gồm:

– Windows Azure: Một nền tảng điện toán đám mây và cổng thông tin trực tuyến, cho phép bạn truy cập và quản lý các dịch vụ cũng như tài nguyên đám mây do Microsoft cung cấp. Các dịch vụ và tài nguyên này bao gồm lưu trữ và chuyển đổi dữ liệu, tùy thuộc vào yêu cầu.

Windows Azure

Windows Azure

– Heroku: Cho phép các nhà phát triển tự do tập trung vào sản phẩm cốt lõi của họ mà không bị phân tâm trong việc duy trì máy chủ, phần cứng hoặc cơ sở hạ tầng. Nền tảng này rất linh hoạt và dễ sử dụng.

Heroku

Heroku

– Google App Engine (GAE): Cung cấp cho người dùng một hệ thống gồm ngôn ngữ lập trình, hệ cơ sở dữ liệu và các thư viện lập trình. Các lập trình viên sẽ viết ứng dụng và ứng dụng này sẽ chạy trên các máy chủ của Google.

Google App Engine

Google App Engine

– OpenShift: Một dịch vụ nền tảng điện toán đám mây của hãng Red Hat. Phần mềm chạy dịch vụ là mã nguồn mở và có sẵn trên GitHub với tên “OpenShift Origin”. Người phát triển phần mềm có thể sử dụng Git để triển khai ứng dụng bằng các ngôn ngữ khác nhau trên nền tảng.

OpenShift

OpenShift

Như vậy bài viết đã cung cấp cho bạn các thông tin cần biết về dịch vụ PaaS cũng như một số ưu, nhược điểm của dịch vụ này. Hi vọng các thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo!