Subdomain là gì? Khác gì với domain? Cách tạo subdomain đơn giản Update 01/2025

Domain, subdomain là những thuật ngữ mà những người làm website không còn xa lạ. Nếu bạn đang bắt đầu tìm hiểu và chưa biết subdomain là gì, có điểm nào khác với domain và muốn biết cách tạo subdomain thì bài viết này là dành cho bạn. Cùng theo dõi nhé!

1. Subdomain là gì?

Khái niệm

Subdomain là thuật ngữ được tạo thành từ sub và domain. Trong đó, sub là phần mở rộng, domain là tên miền, hiểu đơn giản thì subdomain chính là tên miền phụ, tên miền mở rộng hay tên miền con.

Subdomain vẫn mang đầy đủ những đặc điểm của một miền chính, cách sử dụng hoàn toàn giống với domain.

Subdomain là tên miền phụ, tên miền mở rộng hay tên miền con

Subdomain là tên miền phụ, tên miền mở rộng hay tên miền con

Cấu trúc của một subdomain

Cấu trúc của một subdomain vô cùng đơn giản chỉ với 3 phần:

+ Subdomain.

+ Domain.

+ Top Level Domain.

Lưu ý, subdomain được đặt dựa trên domain chính.

Subdomain với 3 phần đơn giản gồm subdomain, domain và top level domain.

Subdomain với 3 phần đơn giản gồm subdomain, domain và top level domain.

Ví dụ:

+ Domain chính là thegioididong.com.

+ Thì subdomain sẽ là abcd.thegioididong.com.

Trong đó: abdc là subdomain.

2. Những điểm đặc biệt của subdomain

– Free: Subdomain là hoàn toàn miễn phí, bất cứ ai cũng có thể đăng ký và sử dụng mà không tốn kém bất cứ chi phí nào.

– Tạo không giới hạn: Không chỉ hoàn toàn miễn phí, bạn còn có thể tạo subdomain không giới hạn số lượng. Nhờ vậy, doanh nghiệp đang hoạt động ở nhiều ngành nghề có thể sử dụng subdomain thay vì mua domain mới.

– Đặc biệt, mỗi subdomain đều có thể hoạt động như một root domain (tên miền gốc), không hề thua kém.

– Tuy nhiên, sử dụng subdomain cần lưu ý rằng nó sẽ không thể hoạt động nếu root domain gặp các sự cố như tên miền hết hạn, bị hủy, bị khóa.

Subdomain sẽ không thể hoạt động nếu root domain gặp sự cố

Subdomain sẽ không thể hoạt động nếu root domain gặp sự cố

– Subdomain cho phép tạo ra các bản ghi ” * ” để mặc định nhận các subdomain đó về cùng 1 IP.

Chi tiết cách xem địa chỉ IP trên điện thoại tham khảo thêm tại: Địa chỉ IP là gì? Cách xem địa chỉ IP của điện thoại Android, iPhone.

3. Ưu, nhược điểm của subdomain

Ưu điểm

Hoàn toàn miễn phí: Khi sử dụng subdomain bạn sẽ không cần bỏ ra chi phí nào để mua, bởi subdomain là hoàn toàn miễn phí.

Không giới hạn số lượng: Không chỉ miễn phí, subdomain còn cho phép người dùng có thể tạo bao nhiêu tùy thích. Chính nhờ vậy, các doanh nghiệp có nhiều ngành hàng đã tối ưu chi phí website rất tốt.

Hoạt động như một domain thông thường: Các subdomain được tạo ra đều có thể sử dụng như một root domain mà không bị giới hạn bất cứ quyền nào.

Subdomain hoạt động như một domain thông thường

Subdomain hoạt động như một domain thông thường

Nhược điểm

Bị phụ thuộc vào root domain: Khi root domain bị khóa, bị hủy hay hết hạn thì subdomain sẽ không thể tiếp tục sử dụng.

4. Cách tạo subdomain

Để tạo subdomain bạn có thể sử dụng phần mềm quản lý tên miền Domain Control Panel.

Bước 1: Mở phần mềm quản lý tên miền Domain Control Panel > Chọn Subdomains.

Mở Subdomain sau khi truy cập cPanel

Mở Subdomain sau khi truy cập cPanel

Bước 2: Nhập subdomain cần tạo > Chọn domain phù hợp > Chọn thư mục chứa > Chọn Create.

Điền thông tin cần thiến và nhấn Create

Điền thông tin cần thiến và nhấn Create

Lưu ý, nếu bạn tạo nhầm, hay tạo xong subdomain nhưng không sử dụng nữa, hãy chọn Xóa tại subdomain bạn muốn xóa.

Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này bạn có thêm kiến thức về subdomain. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!