Tìm hiểu một số sản phẩm đồ họa của Adreno 600 series Update 11/2024

Các dòng GPU Adreno luôn là lựa chọn hàng đầu cho sản phẩm smartphone sử dụng chip của Qualcomm. Hãy cùng thegioididong.com tìm hiểu một số sản phẩm của Adreno 600 series ở bài viết bên dưới nhé!

1. GPU Adreno là gì?

GPU Adreno là bộ vi xử lý đồ họa được phát triển bởi Qualcomm được tích hợp dưới dạng chip xử lý SoCs (System On A Chip – Hệ thống xử lý bao gồm: CPU, GPU, các trình điều khiển khác). Ban đầu bộ vi xử lý này được biết đến với tên Imageon do ATI Technologies (nhà sản xuất chuyên về chip GPU) phát triển, sau đó được AMD mua lại vào năm 2006 và từ năm 2008 đến nay được sở hữu bởi Qualcomm và lấy tên là Adreno.

GPU Adreno là gì?

GPU Adreno là gì?

Các sản phẩm điện thoại thông minh ngày nay đa số được trang bị chip đồ họa Adreno 600 series, nó mang đến trải nghiệm 2D3D phong phú, giảm tiêu thụ pin và thời gian phản hồi cực nhanh, cho phép người dùng đắm mình với trải nghiệm chơi game thực tế.

2. Tìm hiểu Adreno 600 series

Adreno 610

Qualcomm Adreno 610 là chip đồ họa di động được xây dựng trên tiến trình 11 nm cho tốc độ xung nhịp tối đa là 650 MHz. Nó được chạy trên điện thoại thông minh và máy tính bảng tầm trung (chủ yếu chạy Android), một số điện thoại phổ biến chạy trên Adreno 610 là Motorola Moto G8, G8 Plus, Nokia 5.3, Realme 5i và Xiaomi Redmi Note 8,…

Adreno 610

Adreno 610

Adreno 612

Ở phiên bản này được nhà Qualcomm cải tiến xây dựng trên tiến trình 14 nm cho xung nhịp tối đa là 750 MHz, hiện tại Adreno 612 có thể tìm thấy trên chip Snapdragon 675678. Đây là sản phẩm thuộc phân khúc tầm trung nên bạn có thể tìm thấy trên một số sản phẩm điện thoại như: Samsung Galaxy A60, Samsung Galaxy A70, Samsung Galaxy A70s, Vivo X29,…

Adreno 612

Adreno 612

Adreno 616

Hướng đến dòng sản phẩm điện thoại thông minh cận cao cấp, Adreno 616 mang đến hiệu năng nhanh hơn tới 30% với phiên bản 512 trước đó.

Adreno 616

Adreno 616

Adreno 618

Được đánh giá cao, có khả năng tăng tốc nhanh hơn từ 14 đến 30% so với phiên bản 616 trước đó, Adreno 618 đem lại xung nhịp tối đa là 950 MHz, có thể chạy thoải mái các tựa game Fortnite, PUBG Mobile, Liên Quân,…

Adreno 618

Adreno 618

Adreno 620

Adreno 620 có mặt trên chip Qualcomm Snapdragon 765G765 SoC, mang lại hiệu suất nhanh hơn 20% so với Adreno 618. Đây là bộ vi xử lý đồ họa thuộc phân khúc tầm trung trở lên, chiến được các tựa game mobile với mức FPS trung bình.

Adreno 620

Adreno 620

Adreno 640

Adreno 640 được đánh giá cao với thiết kế phần cứng đảm bảo tối ưu hóa cho trải nghiệm trò chơi trên chip Qualcomm Snapdragon 855 SoC. Với mức hiệu năng mạnh mẽ 2.96 GHz, Adreno 640 sẽ giúp tối ưu những trải nghiệm AR/VR (Công nghệ thực tế tăng cường) và trí tuệ nhân tạo AI và cả hỗ trợ hình ảnh hiển thị với chế độ True HDR.

Adreno 640

Adreno 640

Adreno 650

Được ra mắt vào quý 4 năm 2019, Adreno 650 đặc biệt mạnh mẽ và có thể chạy dễ dàng các ứng dụng và trò chơi di động có đồ họa cao, mang lại hiệu suất được cải thiện 25% so với Adreno 640. Nếu bạn thích chơi các trò chơi đồ họa chuyên sâu như PUBG Mobile, Fortnite, Asphalt 9 hoặc Call of Duty Mobile thì việc sở hữu một chiếc điện thoại được trang bị bộ xử lý đồ họa 650 của Qualcomm là điều không thể bỏ lỡ.

Adreno 650

Adreno 650

Adreno 660

Có mặt trên thị trường vào đầu năm 2021 không bao lâu nhưng 660 đang làm mưa làm gió trên các sản phẩm smartphone gamingmáy tính bảng hiện đại. Bộ xử lý đồ họa này mang lại hiệu suất mạnh hơn cả 650 trước đó đến 35%, được tích hợp vào Snapdragon 865 SoC. Nhờ vào tiến trình 7 nm mà khả năng tiết kiệm năng lượng cũng tăng lên đáng kể, ngoài ra chất lượng màn hình cũng được cải tiến.

Adreno 660

Adreno 660

Tổng hợp một số thông số kỹ thuật của một số Adreno 600 series:

Thông số 610 612 616 618 620 640 650 660
Bộ nhớ dùng chung
DirectX DirectX 12.1 DirectX 12.1 DirectX 12.1 DirectX 12.1 DirectX 12 DirectX 12 DirectX 12 DirectX 12
Tiến trình 11 nm 14 nm 14 nm 14 nm 14 nm 10 nm 7 nm 7 nm
Đặc trưng OpenGL ES 3.2, OpenCL 2.0, Direct3D 12 (FL 12_1) OpenGL ES 3.2, OpenCL 2.0, Direct3D 12 (FL 12_1) OpenGL ES 3.2, OpenCL 2.0, Direct3D 12 (FL 12_1) OpenGL ES 3.2, OpenCL 2.0, Direct3D 12 (FL 12_1) OpenGL ES 3.2, OpenCL 2.0, Direct3D 12 (FL 11_1) OpenGL ES 3.2, OpenCL 2.0, DirectX 12, Vulkan 1.1 OpenGL ES 3.2, OpenCL 2.0, DirectX 12, Vulkan 1.1 OpenGL ES 3.2, OpenCL 2.0, DirectX 12, Vulkan 1.1
Ngày ra mắt 09/04/2019 15/12/2015 15/12/2015 09/04/2019 09/04/2019 12/02/2018 04/12/2019 02/12/2020

Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho bạn, nếu có thắc mắc gì hãy để lại bình luận bên dưới nhé!