Bảng mã lỗi trên các dòng máy lạnh Aqua: Nguyên nhân, cách khắc phục Update 10/2024

AQUA là dòng máy lạnh không còn quá xa lạ với nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng thì máy lạnh sẽ xuất hiện một vài lỗi khiến bạn cảm thấy khá khó chịu và lo lắng. Đừng lo, bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về nguyên nhân và hướng dẫn cách khắc phục các lỗi trên dòng máy lạnh AQUA. Hãy cùng xem nhé!

1. Nguyên nhân gây ra lỗi trên máy lạnh AQUA

Máy lạnh AQUA bị thiếu gas hoặc hết gas.

– Dàn lạnh hoặc dàn nóng của máy quá bẩn khiến máy không tản nhiệt được.

– Hỏng quạt dàn nóng hoặc hỏng quạt dàn lạnh, còn gọi là chết quạt.

– Dây điện, dây tín hiệu của máy lạnh bị đứt hoặc chập chờn.

– Nguyên nhân xuất phát từ việc hỏng dàn nóng, block không chạy, block ăn dòng.

– Máy lạnh bị ẩm hoặc hỏng main mạch gây ra lỗi.

– Hư hỏng cảm biến dàn nóng hoặc dàn lạnh khiến máy không đo được nhiệt độ.

– Có thể bạn đã sử dụng sai điều khiển, sử dụng sai chức năng, sai chế độ khiến máy xuất hiện lỗi.

– Tốc độ tua của máy chậm, độ chờ kéo dài hoặc quá sớm cũng có thể gây ra lỗi.

– Máy xuất hiện lỗi do hỏng van áp suất, hỏng van một chiều.

Một số nguyên nhân khiến máy lạnh Aqua bị lỗi

Một số nguyên nhân khiến máy lạnh Aqua bị lỗi

2. Mã lỗi trên dòng máy lạnh AQUA Inverter

Hư hỏng hệ thống

Mã lỗi: E7.

Mã lỗi này được biết đến là lỗi kết nối giữa dàn nóng và dàn lạnh.

Nguyên nhân xuất hiện lỗi E7 là do kết nối dây điện của máy nén bị lỏng, mạch điều khiển bị hư hoặc hư hỏng dàn lạnh.

Hư hỏng dàn lạnh

Mã lỗi

Mô tả lỗi

Nguyên nhân

E1

Cảm biến nhiệt độ phòng bị lỗi.

– Kết nối cảm biến nhiệt bị lỏng.

– Cảm biến nhiệt bị hỏng.

– Mạch điều khiển dàn lạnh bị hỏng.

E2

Cảm biến bộ trao đổi nhiệt bị lỗi.

– Kết nối cảm biến nhiệt bị lỏng.

– Cảm biến nhiệt bị hỏng.

– Mạch điều khiển dàn lạnh bị hỏng.

E4

Lỗi mạch điều khiển.

– Mạch điều khiển dàn lạnh bị hỏng.

E14

Mô tơ quạt dàn lạnh bị lỗi.

– Cuộn dây mô tơ quạt bị đứt.

– Bảo vệ mô tơ quạt quá nóng.

– Dây điện kết nối mô tơ quạt bị đứt.

– Mạch điều khiển dàn lạnh bị hỏng.

Hư hỏng dàn nóng

Mã lỗi

Mô tả lỗi

Nguyên nhân

F1

Lỗi mạch mô đun.

– Mạch mô đun bị hỏng.

F2

Máy nén bị quá dòng.

– Máy nén bị hỏng.

– Mạch mô đun bị hỏng.

F3

Lỗi kết nối của mạch mô đun và mạch điều khiển chính dàn dòng.

– Kết nối giữa mạch điều khiển chính và mạch mô đun bị lỏng.

– Mạch điều khiển chính dàn nóng bị hỏng.

– Mạch mô đun dàn chính bị lỏng.

F4

Bảo vệ quá nhiệt ngõ ra.

– Van tiết lưu điện tử bị hỏng.

– Cảm biến nhiệt bị hỏng.

– Mạch điều khiển chính dàn nóng bị hỏng.

F6

Lỗi cảm biến nhiệt độ môi trường.

– Cảm biến nhiệt bị hỏng.

F7

Lỗi cảm biến nhiệt ngõ vào.

– Cảm biến nhiệt bị hỏng.

F8

Mô tơ quạt dàn nóng bị lỗi.

– Cuộn dây mô tơ quạt dàn nóng bị đứt.

– Dây điện kết nối dây mô tơ bị đứt.

– Mạch điều khiển chính dàn nóng bị hỏng.

F11

Lỗi máy nén.

– Máy nén bị hỏng.

F12

Lỗi mạch điều khiển chính dàn nóng.

– Mạch điều khiển chính dàn nóng bị hỏng.

F18

Điện áp nguồn quá cao hay quá thấp.

– Nguồn điện không ổn định.

– Mạch điều khiển chính dàn nóng bị hỏng.

– Mạch mô đun dàn chính bị lỏng.

F21

Lỗi cảm biến nhiệt xả tuyết. (Chỉ ở máy lạnh hai chiều).

– Kết nối cảm biến nhiệt bị hỏng.

– Cảm biến nhiệt bị hỏng.

– Mạch điều khiển chính dàn nóng bị hỏng.

F25

Lỗi cảm biến nhiệt ngõ ra.

– Cảm biến nhiệt bị hỏng.

3. Mã lỗi trên dòng máy lạnh AQUA thường

Dưới đây là bảng mã lỗi trên dòng máy Aqua thường dành cho bạn:

Mã lỗi

Mô tả lỗi

Nguyên nhân

F1

Cảm biến nhiệt độ trong phòng bị lỗi.

– Cảm biến hở mạch hay ngắn mạch.

– Kết nối hỏng tại chỗ kết nối/hở mạch tại vị trí nếp gấp.

– Bảng kết nối hỏng.

F2

Cảm biến bộ trao đổi dàn lạnh bị lỗi.

– Máy nén bị hỏng.

– Mạch mô đun bị hỏng.

H1

Đang trong tình trạng xả tuyết (dành cho máy 2 chiều).

– Đây là hoạt động bình thường, “H1” sẽ không hiển thị sau khi quá trình xả tuyết kết thúc.

H6

Mô tơ dàn lạnh bị lỗi.

– Mô tơ quạt bị hỏng. Trường hợp này xuất hiện khi mô tơ quạt chạy quá chậm, để tránh kích hoạt chế độ tự bảo vệ mô tơ, máy sẽ dừng và hiển thị khóa.

– Tiếp điểm tại chỗ kết nối kém.

C5

Hộp box – OTP bị lỗi.

– Nắp chụp PCB bị hỏng.

– PCB bị hỏng.

4. Các mã lỗi khác trên máy lạnh Aqua

Bạn cũng có thể tham khảo các mã lỗi khác trên máy lạnh Aqua trong bảng dưới đây:

Mã lỗi

Mô tả lỗi

Nguyên nhân

E5

Tiếp nhận tín hiệu truyền thông nối tiếp bị lỗi.

– Mạch bị hỏng.

E6

Truyền tín hiệu truyền thông nối tiếp bị lỗi.

– Mạch bị hỏng.

E7

Công suất đơn vị trong nhà quá thấp.

– Dàn lạnh bẩn, thiếu công suất.

E8

Đơn vị trong nhà thiết lập địa chỉ được nhân đôi.

– Mạch bị hỏng.

E9

Thiết lập bộ điều khiển từ xa được nhân đôi.

– Mạch bị hỏng.

E10

Truyền tín hiệu truyền thông nối tiếp bị lỗi.

– Mạch bị hỏng.

E11

Đơn vị chính trùng lặp đồng thời tác động điều khiển đa.

– Mạch bị hỏng.

– Điều khiển bị lỗi.

E15

Công suất đơn vị trong nhà quá cao

– Nhiệt độ máy lên cao.

E16

Không có đơn vị kết nối trong nhà.

– Dây điện kết nối có vấn đề.

E17

Tiếp nhận tín hiệu truyền thông nối tiếp bị lỗi.

– Mạch bị hỏng.

E18

Truyền thông thất bại với mô đun chính.

– Dây điện kết nối có vấn đề.

E20

Truyền tín hiệu truyền thông nối tiếp bị lỗi.

– Mạch bị hỏng.

E31

Thiết lập nhóm dàn lạnh Máy lạnh Aqua báo lỗi.

– Mạch bị hỏng.

F12

Điều hòa Aqua báo lỗi EEPROM trong nhà.

– Mạch bị hỏng.

F28

Lỗi EEPROM ngoài trời.

– Mạch bị hỏng.

F29

Lỗi EEPROM ngoài trời.

– Mạch bị hỏng.

F31

Lỗi EEPROM ngoài trời.

– Mạch bị hỏng.

P01

Chuyển đổi Float bị lỗi.

– Mạch bị hỏng.

P03

Mở giai đoạn phát hiện, rắc rối điện AC.

– Dây điện kết nối có vấn đề.

P10

Nhiệt độ xả bị lỗi.

– Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao.

P15

Van 4 chiều bị khóa.

– Van 4 chiều bị khóa.

P19

Tải làm mát cao.

– Máy tản nhiệt kém.

P20

Quạt ngoài trời có vấn đề.

– Quạt dàn nóng bị hỏng.

P22

Máy nén có vấn đề (HIC PCB).

– Block máy bị hỏng.

P26

Rắc rối từ máy nén (MDC).

– Block máy bị hỏng.

P29

Đồng thời tác rắc rối đa kiểm soát.

– Mạch bị hỏng.

P31

Nén khí quá tải.

– Block máy bị hỏng. Van máy bị hỏng.

L01

Trong nhà/ngoài trời kiểu đơn vị không phù hợp.

– Mạch bị hỏng.

L02

Đơn vị trùng lặp trong nhóm kiểm soát.

– Mạch bị hỏng.

L03

Địa chỉ đơn vị ngoài trời bị sao chép.

– Mạch bị hỏng.

L04

Nhóm dây kết nối cho các đơn vị độc lập trong nhà.

– Dây điện kết nối có vấn đề.

L07

Địa chỉ không thiết lập hoặc nhóm không được thiết lập.

– Mạch bị hỏng.

L08

Công suất đơn vị trong nhà không được thiết lập.

– Mạch điều khiển dàn lạnh bị hỏng.

L09

Đơn vị công suất ngoài trời không thiết lập hoặc thiết lập.

– Kết nối giữa mạch điều khiển chính và mạch mô đun bị lỏng.

– Mạch điều khiển chính dàn nóng bị hỏng.

L11

Lỗi cài đặt đơn vị trong nhà.

– Mạch điều khiển bị hỏng.

L13

Kết nối thất bại.

– Mạch bị hỏng.

5. Cách khắc phục lỗi trên máy lạnh Aqua

Khi máy lạnh của bạn gặp phải các lỗi được liệt kê bên trên, bạn nên liên hệ đến trung tâm bảo hành để có thể được sửa chữa trong thời gian sớm nhất.

Nếu máy lạnh AQUA của bạn được mua tại hệ thống thì bạn nên liên hệ đến tổng đài hỗ trợ bảo hành của Điện Máy XANH 1800 1065 để được kiểm tra và xử lý sớm nhất, đảm bảo an toàn cho gia đình cũng như tuổi thọ của sản phẩm.

Hoặc bạn có thể liên hệ số tổng đài AQUA là 028.36012452 – 1800585832 và do trung tâm chăm sóc khách hàng của AQUA phụ trách.

Hãy liên hệ trung tâm bảo hành để được hỗ trợ sớm nhất khi máy lạnh Aqua gặp vấn đề

Hãy liên hệ trung tâm bảo hành để được hỗ trợ sớm nhất khi máy lạnh Aqua gặp vấn đề

Trên đây là nguyên nhân và cách khắc phục mã lỗi trên các dòng máy lạnh Aqua. Cảm ơn đã theo dõi!