Cách đeo tai nghe không bị đau tai, đúng cách và chuẩn nhất Update 12/2024

Tai nghe là một trong những phụ kiện được nhiều người sử dụng hiện nay. Ngoài khả năng mang lại âm thanh chân thực, không bị lẫn tạp âm bên ngoài, tai nghe còn giúp thể hiện cá tính của người đeo nó. Thế nhưng nhiều người còn chưa biết đeo tai nghe đúng cách, thường bị đau tai nếu đeo tai nghe trong thời gian dài. Vậy làm thế nào để đeo tai nghe không bị đau tai, đúng cách và chuẩn nhất? Hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Nếu đeo tai nghe trong môi trường quá khô hanh thì đôi lúc sẽ xảy ra hiện tượng phóng điện tĩnh nhẹ giữa tai của bạn và tai nghe, điều này có thể dẫn đến cảm giác bị giật nhẹ.

1. Lựa chọn tai nghe phù hợp với tai

– Tai nghe phù hợp là tai nghe không quá to, sẽ khiến tai bạn bị đau khi đeo trong thời gian dài, cũng không quá nhỏ, dễ bị rơi ra ngoài. Tai nghe vừa vặn với tai, khi đeo có cảm giác vừa khít, không bị rơi, cũng không bị lọt tạp âm từ môi trường sẽ giúp tai bạn không bị đau khi đeo.

Lựa chọn tai nghe vừa vặn

Lựa chọn tai nghe vừa vặn

– Nên chọn tai nghe có mút nhựa cao su, vừa có khả năng đàn hồi giúp làm khít với tai của nhiều người, vừa mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu khi sử dụng.

– Hoặc nếu bạn không thích cảm giác tai mình có một vật khác nhét vào, thì hãy lựa chọn một tai nghe chụp đầu (headphones). Tai nghe này không chỉ làm đôi tai bạn dễ chịu, mà còn giúp hạn chế tối đa tạp âm lọt vào tai. Bên cạnh đó, tai nghe chụp đầu có nhiều kiểu dáng đa dạng, màu sắc thời trang giúp bạn thể hiện cá tính của mình.

Tai nghe chụp đầu giúp thể hiện cá tính

Tai nghe chụp đầu giúp thể hiện cá tính

2. Đeo tai nghe đúng cách

Việc đeo tai nghe không đúng cách cũng là nguyên nhân chính làm cho tai bạn bị đau khi sử dụng tai nghe. Để đeo tai nghe đúng cách, các bạn nên:

– Chọn loại mút tai nghe phù hợp với vành tai.

– Xác định và đeo đúng bên của tai nghe (tai nghe trái đeo bên tai trái và ngược lại).

– Đeo đúng cách với từng loại tai nghe.

– Chỉnh âm lượng vừa phải, không quá lớn gây đau tai.

Xác định đúng tai nghe đeo bên nào

Xác định đúng tai nghe đeo bên nào

3. Điều chỉnh thói quen sử dụng tai nghe

Không nghe với âm thanh quá lớn

Như đã nói ở trên, người dùng không nên đeo tai nghe với âm thanh quá lớn, tai có thể bị đau hoặc tồi tệ hơn là gây ảnh hưởng đến thính lực nếu nghe âm thanh cường độ cao trong thời gian dài. Hiện nay nhiều smartphone có khả năng cảnh báo người dùng khi bật âm lượng quá lớn, nếu thiết bị của bạn xuất hiện cảnh báo này, hãy điều chỉnh âm lượng nhỏ lại để không gây ảnh hưởng đến tai.

Đeo tai nghe với âm thanh quá lớn gây ảnh hưởng đến tai

Đeo tai nghe với âm thanh quá lớn gây ảnh hưởng đến tai

Hạn chế thời gian dùng tai nghe

Không nên đeo tai nghe trong thời gian dài, thông thường sau 90 phút sử dụng người dùng nên tháo tai nghe ra để tai được nghỉ ngơi. Nếu ở một mình, việc nghe nhạc không ảnh hưởng đến người xung quanh thì khuyến khích nên sử dụng loa ngoài của thiết bị (điện thoại, laptop,…) hoặc nghe bằng loa để trải nghiệm âm thanh chất lượng nhất.

Đeo tai nghe trong thời gian dài làm ảnh hưởng đến tai

Đeo tai nghe trong thời gian dài làm ảnh hưởng đến tai

Không nên nghe khi lái xe, nghe qua đêm

Khi sử dụng mũ bảo hiểm 3/4 hoặc full-face khi lái xe và đeo tai nghe sẽ làm cho tai bị đau, vì tai nghe nằm trong những mũ bảo hiểm dễ bị cấn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tai. Hoặc nếu đó là một chiếc mũ bảo hiểm thường cũng không nên đeo tai nghe, vì có thể bị rớt khi điều khiển xe máy, và gây xao lãng đến người lái xe, dễ gây ra tai nạn. Luật giao thông Việt Nam cũng nghiêm cấm người đeo tai nghe trong khi điều khiển thiết bị giao thông.

Đeo tai nghe qua đêm trong khi ngủ ẩn chứa nhiều rủi ro, việc đeo tai nghe trong thời gian quá dài như vậy sẽ làm giảm thính lực của người sử dụng, ảnh hưởng trực tiếp đến tai và có nguy cơ gây ra các bệnh về tai. Nếu muốn nghe nhạc trong khi ngủ các bạn nên hẹn giờ tắt nhạc trên ứng dụng nghe nhạc, hoặc sử dụng các phần mềm hỗ trợ bên thứ ba.

Không nên đeo tai nghe qua đêm

Không nên đeo tai nghe qua đêm

Không nên nằm nghiêng khi đeo tai nghe

Một điều không nên khi đeo tai nghe là nằm một bên, nhất là khi ngủ vì người đeo không thể ý thức được tư thế nằm của mình, khi nằm lâu một bên, tai nghe bên đó sẽ đi sâu vào lòng tai, gây đau nhức, có thể làm tai bị tổn thương.

4. Thường xuyên vệ sinh tai nghe

Tai nghe bị dơ, có nhiều bụi bẩn cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh và sức khỏe của tai. Các bạn nên thường xuyên vệ sinh tai nghe của mình bằng bông vải mềm, hoặc những chất tẩy rửa chuyên biệt để làm sạch tai nghe.

Thường xuyên vệ sinh tai nghe

Thường xuyên vệ sinh tai nghe

5. Sử dụng tai nghe chính hãng, chất lượng

Nếu bạn đang sử dụng tai nghe giả, kém chất lượng thì nguy cơ ảnh hưởng đến tai là rất cao. Tai nghe giả thường không có chất lượng âm thanh tốt, khi nghe trong thời gian dài sẽ gây khó chịu cho tai. Ngoài ra những cặp tai nghe kém chất lượng không được đảm bảo về các tiêu chuẩn kỹ thuật, trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là tai nghe bị cháy, nổ trong khi đeo, gây tổn thương nặng nề cho tai. Người dùng nên đến những cửa hàng uy tín như để chọn mua tai nghe chính hãng, chất lượng, phù hợp với đôi tai của mình.

Trên đây là những chia sẻ xoay quanh chủ đề cách đeo tai nghe đúng cách, không gây đau tai. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo.