Một ngày đẹp trời bạn mở máy tính của mình lên và bỗng nhiên gặp phải lỗi máy tính tự động vào BIOS khi khởi động mà không biết phải làm như thế nào? Đừng lo, hãy theo dõi bài viết dưới đây để được hướng dẫn cách khắc phục lỗi cực kỳ hiệu quả nhé!
1. Nguyên nhân máy tính tự khởi động vào BIOS
Máy tính thường xuyên khởi động vào BIOS thay vì trực tiếp khởi động vào Windows có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
– Kết nối giữa các phần cứng bị lỏng lẻo
Nếu như gần đây bạn di chuyển hoặc tháo rời máy tính để bàn thì nguyên nhân gây ra lỗi có thể xuất phát từ việc các cổng kết nối, các card cắm không được chắc chắn.
Cổng kết nối cắm lỏng lẻo
– Hệ điều hành Windows có vấn đề
Đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra lỗi máy tính tự khởi động vào BIOS, xảy ra khi bạn crack Windows vì các phiên bản crack thường không có tính ổn định.
Cài Windows crack có thể là nguyên nhân gây ra lỗi
– Do chế độ khởi động (boot) trên BIOS
Trong trường hợp bạn đã kích hoạt chế độ khởi động trên BIOS thì đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra lỗi.
Kích hoạt chế độ khởi động trên BIOS
– Bộ phận phần cứng máy tính, laptop có vấn đề
Ngoài ra, nếu bạn có bổ sung thêm phần cứng cho máy tính, laptop (ví dụ như ổ cứng di động, bàn phím hoặc chuột,…) thì nguyên nhân gây ra lỗi có thể do các thiết bị này bị hỏng, bị bad (trường hợp này hay xảy ra đối với những ổ cứng SSD hàng nhái) hoặc không được lắp đúng cách.
Ổ cứng có vấn đề
2. Cách khắc phục lỗi máy tính tự động vào BIOS
– Vệ sinh bo mạch và các cổng kết nối
Bạn nên vệ sinh bo mạch laptop, PC, đặc biệt là các khu vực kết nối để loại bỏ bụi bẩn ra khỏi khe cắm. Các bộ phận không có vấn đề kết nối thì sẽ không gây ra lỗi tự khởi động vào BIOS.
Vệ sinh bo mạch máy tính
– Tắt Secure Boot
Secure Boot là một tính năng bảo mật trước khi khởi động giúp máy tính chống lại các cuộc tấn công và lây nhiễm từ phần mềm độc hại (malware). Vì vậy, đôi khi máy sẽ vào phần BIOS để báo cáo bảo mật từ đó gây ra lỗi tự động vào BIOS .
Để khắc phục, bạn cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Vào BIOS > Chuyển sang tab Security, chọn Secure Boot Control > Một hộp thoại xuất hiện, chọn Disabled.
Chọn Disabled
Bước 2: Nhấn phím F10 hoặc chọn tab Save & Exit > Một hộp thoại xuất hiện, chọn Yes để lưu lại thao tác vừa làm ở bước 1.
Lưu lại thao tác vừa làm
– Tắt Fast Boot
Fast Boot hay Fast Startup là tính năng giúp Windows khởi động nhanh hơn bằng cách lưu các tiến trình đang chạy trước khi tắt vào RAM, đưa máy vào chế độ ngủ sâu. Tuy nhiên, ở các máy phần cứng không còn mạnh sẽ khiến việc lưu thông tin làm lỗi RAM khi Fast Boot.
Do đó, nên tắt Fast Boot để khắc phục lỗi tự động vào BIOS bằng các thao tác sau:
Bước 1: Vào BIOS > Chuyển sang tab Boot > Chọn Disabled ở Fast Boot.
Chọn Disabled ở Fast Boot
Bước 2: Nhấn phím F10 hoặc chọn tab Save & Exit > Một hộp thoại xuất hiện, chọn Yes để lưu lại thao tác vừa làm ở bước 1.
Chọn Yes
– Chọn Launch CSM
Lưu ý: Cách này chỉ nên áp dụng khi bạn không thể boot vào Windows với USB hay đĩa CD để cài, khôi phục Windows.
Tùy chọn Launch CSM sẽ khởi động máy tính để đưa BIOS về trạng thái Legacy khi lỗi. Bạn có thể kích hoạt tùy chọn này để khắc phục lỗi bằng cách:
Bước 1: Vào BIOS > Chuyển sang tab Boot > Chọn Launch CSM > Enabled chế độ Launch CSM.
Enabled chế độ Launch CSM
Bước 2: Nhấn phím F10 hoặc chọn tab Save & Exit > Một hộp thoại xuất hiện, chọn Yes để lưu lại thao tác vừa làm ở bước 1.
Chọn Yes để lưu lại thao tác
– Chạy Windows Repair
Startup Repair là một công cụ khôi phục Windows, giúp khắc phục một số sự cố hệ thống để máy tính có thể khởi động chính xác.
Hãy thực hiện các bước sau để chạy Windows Repair:
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + S > Gõ “Change advanced startup options” > Nhấn Enter.
Gõ “Change advanced startup options”
Bước 2: Một cửa sổ mới hiện ra, tại mục Advanced startup nhấn Restart now.
Nhấn Restart now
Bước 3: Sau khi máy tính khởi động, một màn hình hiện lên, chọn Troubleshoot > Chọn Advanced options.
Chọn Troubleshoot rồi chọn Advanced options
Bước 4: Nhấn Startup Repair.
Nhấn Startup Repair
– Reset Windows về trạng thái ban đầu
Trong trường hợp Windows lỗi nặng, bạn cần phải reset Windows về trạng thái ban đầu.
– Lưu ý:
Cách này sẽ làm mất dữ liệu trên Windows 10, tất cả thiết lập trên máy tính của bạn sẽ trở về trạng thái mặc định ban đầu.
Quá trình reset sẽ diễn ra từ 1 đến 2 giờ, nên bạn phải đảm bảo máy tính không bị tắt nguồn đột ngột.
– Tham khảo cách thực hiện tại bài viết:
Reset Windows
– Sửa chữa phần cứng
Việc máy tính tự động vào BIOS có thể là dấu hiệu của máy tính bị hư phần cứng. Trong trường hợp này, bạn cần mang máy tính của mình đến nơi uy tín sửa chữa hoặc thay thế, đặc biệt là với RAM và ổ cứng.
Mang máy tính đến nơi sửa chữa uy tín
Xem thêm:
Hy vọng qua bài hướng dẫn trên, bạn sẽ khắc phục được lỗi tự động vào BIOS trên máy tính của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại bạn ở chủ đề tiếp theo nhé!