Là người dùng máy tính, laptop bạn không thể bỏ qua những thông tin hữu ích về ổ cứng SSD, HDD. Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi nhiệt độ ổ cứng SSD, HDD bao nhiêu là tốt? Cách đo nhiệt độ ổ cứng? Cùng tìm hiểu ngay thôi nào!
1. Lý do nên giám sát nhiệt độ ổ cứng
SSD và HDD là một yếu tố quan trọng trong việc hỗ trợ bạn có thể lướt laptop, máy tính một cách nhanh chóng và mượt mà. Các dữ liệu và hệ điều hành thường được lưu trữ trong ổ cứng này.
Nhưng trong quá trình sử dụng, ổ cứng SSD và HDD sẽ tạo ra một lượng nhiệt và chúng cần được kiểm soát để giữ ở mức độ nhất định, hạn chế khấu hao của ổ cứng. Điều này, nếu không được để ý đến sẽ vô tình gây ra các ảnh hưởng không mong muốn cho thiết bị của bạn.
Nếu như chiếc ổ cứng SSD, HDD quá nóng sẽ ảnh hưởng đến khả năng đọc và ghi dữ liệu. Từ đó nó sẽ giúp làm giảm đi hiệu năng làm việc và giải trí của một chiếc laptop.
Cần giám sát nhiệt độ của ổ cứng để kiểm soát cho phù hợp
Tăng tuổi thọ ổ cứng
Khi bạn kiểm soát được nhiệt độ ổ cứng trong khoảng nhất định, đồng nghĩa sẽ tránh được tình trạng các chip flash ở ổ SSD hoặc các bo mạch ở HDD bị nóng quá mức, tránh được các hiện tượng chập điện và dẫn đến hiện tượng cháy nổ, tăng tuổi thọ cho ổ cứng.
Nếu kiếm soát được nhiệt độ của ổ cứng, SSD hoặc HDD sẽ hoạt động lâu dài hơn
Tăng tuổi thọ của các linh kiện khác
Nhiệt độ giới hạn của SSD và HDD sẽ tùy thuộc vào nhà sản xuất và đặc trưng của mỗi linh kiện máy tính.
Thông thường, nhiệt độ hoạt động của CPU dưới 70 độ C và card màn hình gói gọn trong khoảng khoảng 70 – 80 độ C. Nhưng khi ổ cứng hoạt động và sản sinh ra nhiều nhiệt, lên tới 90 độ C và tình trạng này kéo dài lâu và thường xuyên sẽ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của các linh kiện xung quanh chúng.
Các linh kiện sẽ hoạt động của hiệu suất hơn
Tăng hiệu năng hoạt động của hệ thống
Như đã đề cập phần trên, nếu nhiệt độ ổ cứng tăng lên quá mức giới hạn sẽ giảm năng suất, chức năng của các linh kiện xung quanh, đây là lý do máy tính thường gặp tình trạng chạy chậm, treo máy, tự động reset, lỗi màn hình,…
Nói tóm lại, nếu nhiệt độ càng cao thì hiệu suất làm việc của các linh kiện máy tính sẽ ngày càng giảm xuống, vì thế bạn cần kiểm tra và kiểm soát nhiệt độ của ổ cứng thường xuyên trong quá trình sử dụng.
Nếu nhiệt độ tăng cao, hiệu suất làm việc của ổ cứng sẽ giảm mạnh
2. Nhiệt độ ổ cứng SSD, HDD bao nhiêu là tốt?
Ổ cứng SSD
Ổ cứng SSD thường được sản xuất với nhiệt độ giới hạn từ 0 – 70 độ C. Bên cạnh đó, một số nhà sản xuất tạo ra ổ SSD có giới hạn chịu nhiệt đặc biệt hơn, điển hình ổ SSD của hãng HyperX có giới hạn nhiệt nằm trong khoảng từ -40 đến 85 độ C.
Ổ cứng SSD thường dao động ở nhiệt độ 0 độ đến 70 độ C
Ổ cứng HDD
Ổ cứng HDD nằm trong khoảng từ 5 – 55 độ C và có khả năng chịu nhiệt kém hơn so với ổ SSD.
Có thể thấy, khả năng chịu nhiệt của ổ SSD cao hơn so với ổ HDD nhưng bạn không nên bỏ qua việc giám sát nhiệt độ của ổ cứng trong suốt thời gian sử dụng. Điều này rất nghiêm trọng, vì dữ liệu chứa bên trong ổ cứng có thể sẽ biến mất bất cứ lúc nào hoặc bị hỏng do nhiệt độ nóng quá mức mà bạn không thể biết trước được.
Hãy đặt ổ cứng ở nơi thoáng mát, tránh nhiệt độ nóng hay nhiệt độ quá thấp và cần tham khảo kỹ các ổ cứng của nhiều nhà sản xuất khác nhau để đưa quyết định mua tốt nhất.
Giới hạn chịu nhiệt của HDD thấp hơn SSD
3. Nhiệt độ hoạt động của từng hãng SSD phổ biến
Tùy theo nhà sản xuất, sẽ cho ra đời các loại SSD với mức giới hạn nhiệt độ khác nhau, dưới đây là các thông số của một vài hãng SSD phổ biến trên thị trường hiện nay.
Hãng |
Các dòng phổ biến |
Nhiệt độ giới hạn |
---|---|---|
Samsung |
950, 960, 970, 750, 840, 850 và 860 EVO, PRO series,… |
0ºC đến 70ºC |
Crucial |
MX500 250 GB,… |
0ºC đến 70ºC |
Sandisk |
SSD PLUS, Extreme Pro, Ultra II, Ultra 3D SSD,… |
0ºC đến 70ºC |
Intel |
520, 530, 540 series,… |
0ºC đến 70ºC |
Kingston |
A400, SSDNow UV400, V300, KC400, HyperX Savage,… |
0ºC đến 70ºC |
Western Digital |
SSD WD Blue,… |
0ºC đến 70ºC |
ADATA |
SU650, SU700, SU800, SU900, SSD ADATA,… |
0ºC đến 70ºC |
4. Cách đo nhiệt độ ổ cứng bằng HWMonitor
Để kiểm tra nhiệt độ ổ cứng không còn là một thử thách vì hiện nay rất nhiều phần mềm hỗ trợ bạn trong việc giám sát nhiệt độ trên thiết bị của mình. Điển hình là phần mềm HWMonitor.
HWMonitor là phần mềm được đánh giá cao và được sử dụng phổ biến bởi người dùng. Với khả năng xử lý nhiều dạng chip cảm biến thông dụng và đo được nhiệt độ ổ cứng, hỗ trợ đo nhiệt độ của CPU, GPU.
Bạn có thể tải HWMonitor TẠI ĐÂY.
Bước 1: Hoàn tất tiến trình tải HWMonitor. Chọn Run để bắt đầu cài đặt.
Nhấn chọn Run để cài đặt
Chọn nơi lưu trữ cho HWMonitor > Nhấn Next để tiến hành cài đặt ứng dụng.
Chọn nơi lưu trữ thích hợp
Bấm Install để hoàn tất cài đặt.
Toàn tất cài đặt bằng nút Install
Bước 2: Khởi động HWMonitor, quan sát trên màn hình giao diện, nhiệt độ của các linh kiện bên trong thiết bị sẽ được hiển thị.
Bảng thông số được hiển thị rõ qua phần mềm HWMonitor
Bước 3: Tại tên của ổ cứng, bạn sẽ nhìn thấy nhiệt độ hiển thị tại phần Temperatures.
Bạn có thể xem nhiệt độ của ổ cứng tại dòng Temperatures
5. Cách khắc phục ổ cứng SSD, HDD bị nóng, quá nhiệt
Nguyên nhân làm ổ cứng bị nóng
– Hoạt động liên tục trong thời gian quá dài.
– Bị bụi bẩn bám do lâu ngày chưa vệ sinh máy.
– Tản nhiệt hoạt động không còn hiệu quả.
– Sử dụng thường xuyên trong môi trường khắc nghiệt như quá nóng hay quá lạnh.
Cần vệ sinh máy thường xuyên hơn để ổ cứng hoạt và các linh kiện hoạt động hiệu quả
Cách khắc phục ổ cứng quá nhiệt
– Càn tiết chế thời gian sử dụng máy tính liên tục trong nhiều giờ và kéo dài nhiều ngày. Ổ cứng cần có thời gian để nghỉ ngơi và giảm lượng nhiệt tỏa ra ngoài.
– Máy tính cần được vệ sinh máy tính định kỳ, thường từ 3 – 6 tháng/lần và phụ thuộc vào mức độ sử dụng của người dùng và thời gian thay keo tản nhiệt của thiết bị.
– Thường xuyên kiểm tra tản nhiệt bên trong máy tính, đặc biệt là hệ thống quạt, dễ bị bám bụi, hư hỏng mà chúng ta không biết.
– Không gian làm việc với máy tính cần ở nơi thoáng mát, sẽ tốt hơn nếu có đế tản nhiệt.
Xem thêm:
Bài viết trên cung cấp cho bạn những thông tin về nhiệt độ của ổ cứng SSD và HDD. Hy vọng sẽ hữu ích đối với bạn. Chúc bạn thành công trong mọi lĩnh vực.