Chuẩn âm thanh LDAC là gì? Hoạt động ra sao? Điểm nổi bật của LDAC Update 01/2025

Ra mắt lần đầu tiên vào năm 2015 tại sự kiện CES 2015, công nghệ LDAC được Sony sử dụng trên các sản phẩm tai nghe không dây, loa Bluetooth và các mẫu điện thoại cao cấp của mình. Với chất lượng nén âm thanh vượt trội, đến nay công nghệ âm thanh này đã xuất hiện trên nhiều thiết bị của các hãng khác. Hãy cùng tìm hiểu chuẩn âm thanh LDAC là gì, cũng như cách hoạt động và điểm nổi bật của LDAC qua bài viết dưới đây nhé!

1. LDAC là gì?

LDAC là một codec (bộ giải mã âm thanh) độc quyền của Sony cho phép truyền âm thanh chất lượng cao thông qua bluetooth. Codec LDAC cho phép người dùng nghe nhạc Hi-Res với chất lượng lên đến 96kHz/32bit với băng thông tối đa 990kbps, chotốc độ truyền tải âm thanh gấp 3 lần aptX của Qualcomm hoặc SBC.

LDAC là codec độc quyền của Sony

LDAC là codec độc quyền của Sony

2. LDAC hoạt động như thế nào?

Đầu tiên, các thiết bị thu và phát đều phải được hỗ trợ codec LDAC mới có thể sử dụng được chuẩn âm thanh này.

Theo công bố của Sony, LDAC có thể truyền tải âm thanh ở 3 mức là 330kbps, 660kbps990kbps, cụ thể như sau:

– Chế độ Connection priority – 330kbps: Có trên hầu hết các codec tương đương.

– Chế độ Normal – 660kbps: Được khởi tạo trong cài đặt của các dòng máy nghe nhạc Walkman của Sony.

– Chế độ Quality Priority – 990bbps: Truyền tải âm thanh Hi-Res qua kết nối Bluetooth, nhanh hơn nhiều so với giới hạn tối đa 328kbps của codec SBC truyền thống.

3. Điểm nổi bật và hạn chế của LDAC

Nhìn chung, codec LDAC có các điểm nổi bật và hạn chế riêng.

Nổi bật:

– Truyền tải âm thanh không dây với tốc độ và chất lượng rất cao.

– Có khả năng điều chỉnh bitrate truyền tải để phù hợp với nhiều hoàn cảnh sử dụng khác nhau.

LDAC cho phép truyền âm thanh với tốc độ và chất lượng cao

LDAC cho phép truyền âm thanh với tốc độ và chất lượng cao

Hạn chế:

– Yêu cầu cả nguồn phát âm thanh (điện thoại, máy nghe nhạc) và thiết bị phát âm thanh (loa, tai nghe) đều hỗ trợ LDAC mới có thể sử dụng được.

– LDAC chưa phổ biến ở các tai nghe giá rẻ. Nguyên nhân chính là do đây là công nghệ âm thanh cho chất lượng truyền cao, do đó các loại tai nghe giá rẻ, sử dụng công nghệ thấp sẽ không thể đáp ứng được chất lượng truyền của LDAC và không thể tạo ra sự khác biệt giữa công nghệ này với các chuẩn âm thanh khác.

LDAC yêu cầu cả nguồn và thiết bị phát âm thanh đều phải hỗ trợ công nghệ này mới có thể sử dụng được

LDAC yêu cầu cả nguồn và thiết bị phát âm thanh đều phải hỗ trợ công nghệ này mới có thể sử dụng được

4. So sánh LDAC và aptX

Dưới đây là bảng so sánh 2 codec truyền tải âm thanh qua bluetooth phổ biến hiện nay là LDAC và các hệ aptX, bao gồm aptX HD, aptX, aptX Adaptive và Low Latency.

Codec

LDAC

aptX

Chất lượng truyền tối đa

990 kbps

570 kbps

Tốc độ bitrate truyền tải tối đa

24bit/48kHZ

32bit/96kHZ

Khả năng chuyển đổi bitrate

3 mức độ: 330 kbps, 660kbps, 990 kbps

276-420 kbps (aptX Adaptive)

5. Sản phẩm nào hỗ trợ LDAC?

LDAC được ứng dụng trên các dòng sản phẩm của Sony bao gồm điện thoại, máy nghe nhạc có Hi-Res audio và một số mẫu tai nghe không dây, chẳng hạn như mẫu tai nghe Sony WH-1000XM4 sắp được kinh doanh tại .

Ngoài sản phẩm của Sony, hiện nay một số mẫu tai nghe của các hãng khác cũng đã áp dụng chuẩn âm thanh LDAC. Để nhận biết tai nghe nào có hỗ trợ công nghệ này, bạn có thể tìm logo LDAC được in trên hộp của sản phẩm.

Logo LDAC được in trên vỏ hộp sản phẩm

Logo LDAC được in trên vỏ hộp sản phẩm

Bên cạnh đó, do là một phần trong dự án mã nguồn mở AOSP (Android Open Source Project), công nghệ LDAC sẽ có mặt trên một số mẫu điện thoại Android chạy từ Android 8.0 trở lên.

LDAC sẽ xuất hiện trên các mẫu điện thoại Android

LDAC sẽ xuất hiện trên các mẫu điện thoại Android

Để kiểm tra và bật định dạng LDAC trên điện thoại Android của bạn, hãy truy cập vào Tùy chọn nhà phát triển > Codec âm thanh Bluetooth > Bấm vào và kiểm tra xem có LDAC hay không.

Trên đây là những thông tin quan trọng cần biết về chuẩn âm thanh LDAC xuất hiện trên các mẫu tai nghe, loa và điện thoại hiện nay. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo!