“Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Kể cả khi chúng ta sử dụng tiếng Việt thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta vẫn hay nhầm lẫn một số từ với nhau. Trong đó, “dùm” và “giùm” là 2 từ nhiều người vẫn hay lẫn lộn. Vậy dùm hay giùm, từ nào mới là đúng chính tả? Hãy kéo xuống dưới để tìm ra câu trả lời nhé!
1. Dùm hay giùm là đúng chính tả?
Câu trả lời chính xác giải đáp thắc mắc cho chúng ta chính là từ “giùm”. “Giùm” mang ý nghĩa làm giúp cho người khác một điều gì đó hoặc nhờ vả ai đó làm gì giúp mình. Còn “dùm” thật ra chỉ là cách phát âm theo thói quen của những người ở vùng miền khác nhau chứ không có ý nghĩa gì cả.
Giùm là từ đúng chính tả
Tuy trong việc giao tiếp thường ngày, ta có thể dùng cả từ “giùm” lẫn “dùm” mà người nghe vẫn có thể hiểu được. Tuy nhiên, trong văn viết, chúng ta phải sử dụng đúng từ, nếu không thì sẽ bị đánh giá là sai chính tả. Vì vậy, các bạn đọc hãy cẩn thận khi viết từ này nhé!
2. Tại sao có sự nhầm lẫn giữa giùm và dùm?
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến sự nhầm lẫn giữa 2 từ ngữ này.
Nguyên nhân nhầm lẫn giữa
– Sự khác biệt trong cách nói của từng vùng miền
Do mỗi vùng miền đều có một cách phát âm khác nhau nên đó cũng là nguyên do từ “dùm” được sinh ra. Thông thường, người dân miền Nam và miền Trung Nam sẽ sử dụng từ “dùm” khi nói chuyện. Ngược lại, người dân miền Bắc và miền Trung Bắc thường phát âm đúng từ “giùm”.
– Cách phát âm 2 từ tương đồng với nhau
Hai chữ cái “gi” và “d” thường được phát âm giống nhau là âm /z/ khi ta nói chuyện. Vì lẽ đó, chúng ta cũng không thường xuyên để ý rằng từ ta vừa nói ra chữ cái nào giữa 2 chữ nói trên. Không riêng gì “dùm” và “giùm”, rất nhiều người cũng thường xuyên nói lẫn lộn những cặp từ khác bắt đầu bằng “d” và “gi”.
Cách phát âm
3. Giùm nghĩa là gì?
“Giùm” mang ý nghĩa là làm hộ ai một cái gì hoặc muốn nhờ ai đó làm giúp mình điều gì.
Nếu nó mang ý nghĩa nhờ ai đó thì câu nhờ vả của bạn sẽ trở nên dễ chịu, thoải mái hơn và không làm người khác cảm thấy khó chịu, và đó cũng là một cách thể hiện sự tôn trọng với người khác.
Nếu nó có nghĩa giúp đỡ một người khác, “giùm” sẽ làm tăng sự chân thành trong câu nói của bạn, giúp bạn gây được thiện cảm và cảm tình với người đối diện.
Ngoài ra, trong tiếng Việt, ngoài từ “giùm”, bạn có thể sử dụng những từ khác mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa câu như “hộ”, giúp”, “làm ơn”, “để” (Ví dụ: “Để tớ lấy quyển sách cho bạn”),… Còn trong tiếng Anh, bạn có thể hiểu “giùm” chính là “please”.
Ví dụ, khi bạn muốn nhờ vả ai đó, bạn có thể dùng “Please help me!”. Ngược lại, khi bạn muốn giúp đỡ ai đó, bạn có thể sử dụng “Please, let me help you”.
Giùm mang nghĩa giúp đỡ người khác hoặc nhờ ai đó giúp mình
4. Cách sử dụng từ giùm đúng chuẩn nhất
Khi bạn muốn nhờ vả ai đó làm điều gì giúp mình, hãy để nó ngay sau động từ.
Ví dụ:
– “Hãy lấy giùm tớ cái điện thoại kia.”
– “Nhặt giùm mình cây bút”.
Áp dụng tương tự khi bạn muốn thể hiện sự chân thành khi nhờ vả ai đó.
Ví dụ:
– “Để tớ làm giùm bạn”.
– “Tớ sẽ cắt giùm bạn tờ giấy này”.
Nhờ vả ai đó làm gì giúp mình hoặc làm giúp người khác
5. Cách khắc phục lỗi nhầm lẫn từ giùm và dùm
Không khó để khắc phục sự nhầm lẫn giữa “giùm” và “dùm”. Nếu bạn không chắc chắn nên sử dụng từ nào trong bài viết của mình, hãy tra cứu trên từ điển tiếng Việt hoặc sử dụng thanh tìm kiếm Google trên điện thoại, máy tính bảng hoặc laptop để giải đáp thắc mắc. Như vậy, bạn không cần lo lắng về việc mình có bị sai chính tả trong văn viết nữa.
Còn trong giao tiếp thường ngày, nếu muốn chỉnh sửa phát âm của mình thì hãy luyện phát âm thường xuyên, sắp xếp câu từ trong đầu và để ý mỗi khi mở miệng nói chuyện để đảm bảo rằng bạn nói đúng từ “giùm”.
Luyện phát âm để khắc phục nhầm lẫn từ giùm và dùm
Xem thêm:
Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn từ đúng chính tả giữa 2 từ “giùm” và “dùm”. Xin cảm ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn có một ngày tốt lành!