Nếu bạn là một người có hứng thú và quan tâm đến lĩnh vực Marketing thì chắc hẳn đã nghe qua thuật ngữ KOLs. Cụm từ này còn rất hay xuất hiện trong các hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp. Thế nhưng bạn đã hiểu chính xác thì KOLs là gì chưa? Vai trò của KOLs như thế nào và có những nhóm KOLs nào? Cùng xem lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!
1. KOLs là gì?
KOLs là viết tắt của Key Opinion Leaders, nghĩa là những người dẫn đầu trong lĩnh vực cụ thể, và ý kiến của họ có tầm ảnh hưởng nhất định đối với một bộ phận số đông người quan tâm.
Thực tế thì KOLs đã có từ rất lâu đời, tuy nhiên hiện tại KOLs trở nên rất phổ biến, đặc biệt là trên nền tảng internet. Các KOLs có thể là một chuyên gia, một ca sĩ, diễn viên hoặc là một blogger, vlogger có tầm ảnh hưởng nào đó.
KOLs là những người dẫn đầu trong lĩnh vực nào đó
Hiểu đơn giản thì ý kiến của KOLs tương tự như khi bạn đi ăn và cảm thấy món ăn đó ngon nên đã review cho bạn bè và họ sẽ “răm rắp” tin vào trải nghiệm của bạn mà đến quán thưởng thức ngay. Với KOLs thì đối tượng “bạn bè” này là hàng trăm, hàng ngàn, thậm chí là hàng triệu người. Điều này sẽ có giá trị nhiều trong hoạt động Marketing, vì đơn giản mọi người sẽ tin vào trải nghiệm thực tế hơn là mấy mẫu quảng cáo. Cũng vì lý do này mà KOL đã trở thành một nghề mà hàng ngàn bạn trẻ ao ước. Bởi một doanh nghiệp khi kinh doanh rất cần tầm ảnh hưởng của họ để thu hút khách hàng.
Tuy nhiên, thì bạn cũng cần phân biệt giữa tiếp thị KOLs và tiếp thị thông qua sự ảnh hưởng thông thường. Vì KOLs yêu cầu bạn phải là những người có “tiếng tăm” trong chính lĩnh vực mà bạn đưa ra ý kiến để tiếp thị.
2. KOLs Marketing là gì?
KOLs Marketing là hình thức tiếp thị thông qua các KOL. Các KOL sẽ trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp và đưa ra ý kiến, đánh giá, làm gương mặt đại diện cho thương hiệu,… Để giúp các doanh nghiệp quảng bá rộng rãi sản phẩm, dịch vụ của mình đến người dùng hơn. Bởi sức ảnh hưởng của các KOL nên các doanh nghiệp sẽ dễ dàng đưa sản phẩm, dịch vụ của mình tiếp cận đến nhiều người và tạo được lòng tin cho họ, qua đó thúc đẩy họ mua hàng.
KOLs Marketing là hình thức tiếp thị thông qua KOLs
3. Vai trò của KOLs trong Marketing
– Tiếp cận khách hàng mục tiêu
Việc tiếp cận đúng nhóm khách hàng mục tiêu sẽ giúp các doanh nghiệp, thương hiệu dễ dàng bán được sản phẩm, dịch vụ của mình hơn. Những người theo dõi các KOL hiện nay đều ở những nhóm tuổi nhất định. Các doanh nghiệp sẽ có các chiến lược chọn các KOL phù hợp, có tầm ảnh hưởng đến nhóm khách hàng mục tiêu để giúp thương hiệu của mình tiếp cận rộng rãi đến khách hàng.
Ví dụ: Khánh Linh với laptop LG Gram. LG Gram nhắm đến nhóm khách hàng mục tiêu là doanh nhân trẻ, muốn tiếp cận sản phẩm thú vị, phù hợp với tệp người theo dõi Khánh Linh.
– Tăng mức độ nhận diện thương hiệu
Vì sức ảnh hưởng mạnh mẽ của các KOL nên sẽ giúp các doanh nghiệp tăng mức độ nhận diện thương hiệu của mình đến người dùng, qua đó nâng cao sự uy tín của công ty.
Ví dụ: Sơn Tùng với dòng OPPO Reno. OPPO đã thành công khi chọn Sơn Tùng vì thương hiệu OPPO đã được biết đến với rất nhiều người dùng và đông đảo khán giả hâm mộ cũng như người theo dõi nam ca sĩ ấy.
– Tăng sự tin cậy cho sản phẩm
Các công ty chọn KOLs am hiểu về một lĩnh vực nào đó hoặc là chuyên gia sẽ giúp tăng sự tin cậy cho sản phẩm của công ty. Khách hàng sẽ yên tâm hơn khi mua và sử dụng sản phẩm đó.
Khách hàng sẽ an tâm hơn khi sử dụng sản phẩm do KOLs quảng bá
– Thúc đẩy động lực mua hàng
Khách hàng thường sẽ có niềm tin với KOLs mình đang theo dõi vì thế khi họ quảng bá hay giới thiệu một sản phẩm, dịch vụ nào đó họ đã có trải nghiệm, khách hàng sẽ có niềm tin hơn và sẵn sàng mua hoặc trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ đó.
– Hỗ trợ cho SEO
Các KOL sẽ thu hút nhiều lượt traffic tiềm năng và tăng tương tác cho website của doanh nghiệp khi họ quảng bá, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp đó. Từ đó làm tăng thứ hạng từ khóa tìm kiếm SEO.
KOLs sẽ hỗ trợ SEO
4. Các nhóm KOLs phổ biến thường gặp
Thông thường KOLs tồn tại ở 3 dạng phổ biến sau:
– Celebrity (thường được gọi là Celeb): Đối tượng người nổi tiếng, là “sao hạng A” như ca sĩ, diễn viên, nhân vật của công chúng,… Những người này thường có tầm ảnh hưởng rất “khủng”, thậm chí ở tầm cỡ quốc tế. Thông qua sự mến mộ của fan, ý kiến của họ gần như là tạo ra một xu hướng mới, được nhiều người săn đón.
Celebrity thường là những đối tượng nổi tiếng
– Influencer (người ảnh hưởng): Họ tuy không quá nổi tiếng nhưng lại có một tầm ảnh hưởng nhất định đến một bộ phận khách hàng. Influencer có thể là một bác sĩ, một chuyên gia tâm lý, hay một beauty blogger,… Không phải mọi người đều biết tới họ nhưng đối với những người quan tâm đến lĩnh vực mà họ đang là chuyên gia ý kiến, trải nghiệm của họ là vô cùng có giá trị.
Influencer tuy không nổi tiếng nhưng có sức ảnh hưởng
– Mass Seeder: Đây là nhóm KOLs có tầm ảnh hưởng ít nhất. Họ thường đóng vai trò là người chia sẻ ý kiến từ Celebrities hay Influencers đến một nhóm nhỏ khách hàng nhỏ lẻ và nhận được sự tin tưởng từ họ.
Mass Seeder là nhóm KOLs ít ảnh hưởng nhất
5. Phân biệt giữa KOLs và Influencer
KOLs là nhóm những người có chuyên môn, kiến thức dẫn đầu trong một lĩnh vực nào đó, sẽ quảng bá cho sản phẩm thương hiệu phù hợp với chuyên môn của họ. Còn Influencer là người có sức ảnh hưởng lên một bộ phận lớn của khán giả là khách hàng mục tiêu của sản phẩm.
Ví dụ: Sơn Tùng MTP sẽ là một KOL trong lĩnh vực âm nhạc nhưng là Influencer trên mạng xã hội, vì có tầm ảnh hưởng lên một lượng fan lớn, lượng fan này phù hợp với khách hàng mục tiêu của một số dòng sản phẩm điện thoại OPPO. Vì vậy, Sơn Tùng được chọn là đại sứ thương hiệu của OPPO Reno, mới nhất là dòng Reno6z.
KOLs và Influencer có vai trò khác nhau
6. Các tiêu chí chọn KOLs hợp lý
– Độ liên quan
Phải có sự liên quan giữa thương hiệu, ngành hàng, sản phẩm hoặc dịch vụ cần tiếp thị với KOLs tiếp thị. Ví dụ: Đối với thương hiệu Asus sử dụng các streamer để quảng bá cho dòng laptop chơi game Asus.
– Độ phủ
Thương hiệu phải phân tích mức độ phủ sóng, nhận diện công chúng của KOLs và số lượng khán giả để đưa ra lựa chọn KOLs hợp lý.
– Độ cộng hưởng
Lượng tương tác khi KOLs đăng bài trên các trang mạng xã hội như Instagram, Facebook,… cũng là một trong những tiêu chí quan trọng khi chọn KOLs cho thương hiệu.
KOLs thu hút nhiều lượt tương tác trên mạng xã hội sẽ dễ dàng quảng bá sản phẩm đến nhiều người hơn
7. Làm thế nào để trở thành một KOL chính hiệu – vạn người mê
Đi cùng với sự bùng nổ của các hoạt động Marketing, KOL cũng trở thành một ngành nghề mơ ước của nhiều người. Chỉ cần tài khoản Instagram của bạn có lượt theo dõi tính từ con số ngàn hay chục ngàn trở lên là bạn có thể bắt tay ngay với các thương hiệu để bắt đầu kiếm tiền từ việc quảng bá sản phẩm cho họ rồi đấy!
Nghe thì đơn giản nhưng không “dễ ăn” thế đâu nhé. Để đạt được niềm tin và sự ủng hộ từ nhiều người thì bạn cần phải có “chiêu”.
– Xác định thế mạnh của bản thân
Việc đầu tiên khi muốn bước chân vào con đường KOL thì bạn phải xác định được loại hình mình muốn làm là gì. Và lời khuyên là bạn rất nên làm những gì mình thích, là thế mạnh của mình. Nếu thích xem phim và có khả năng cảm thụ nội dung phim tốt thì hãy làm tạo một Blog chuyên về review phim, nếu bạn am hiểu về mỹ phẩm thì hãy lập một kênh chuyên sản xuất các video về trang điểm và chăm sóc da.
Điều này không chỉ là nền móng giúp bạn “đánh chắc thắng chắc” mà còn hạn chế rủi ro bạn chán nản và bỏ dở giữa chừng vì không hợp nữa đấy!
Xác định thế mạnh của bản thân để phát triển nó
– Xác định nhóm đối tượng khán giả mục tiêu
Sau khi biết mình mạnh về lĩnh vực gì và muốn làm “Leader” trong lĩnh vực ấy thì hãy lựa chọn đối tượng sẽ quan tâm đến chủ đề mà bạn theo đuổi. Họ là nữ hay nam, người già hay thanh niên, làm công việc văn phòng hay lao động tay chân,…
Việc xác định được mình đang nói, đang viết cho ai sẽ giúp bạn tập trung nguồn lực để đáp ứng họ, vừa tiết kiệm lại vừa chính xác hơn là tiếp cận một cách đại trà.
– Đầu tư xây dựng nội dung chất lượng
Như đã nói để là một KOL thì bạn phải là người am hiểu về lĩnh vực bạn muốn tham gia. Chính vì thế hãy sáng tạo những nội dung chất lượng nhất để truyền tải nó đến với khán giả của bạn. Vì sẽ chẳng ai muốn quan tâm hoặc tin tưởng vào một kênh mà các nội dung của nó đều hời hợt, sáo rỗng và không giúp ích được gì cho thắc mắc của họ cả.
Đầu tư xây dựng nội dung chất lượng để thu hút nhiều người tiếp cận
– Kiên nhẫn, chấp nhận những ý kiến trái chiều
Khi đã quyết định lựa chọn công việc có liên quan đến nhiều người thì bạn phải học cách chấp nhận các ý kiến trái chiều, thậm chí là những người tiêu cực đang chĩa mũi dùi vào bạn. Tuy nhiên hãy biết phân biệt đâu là công kích và đâu là góp ý xây dựng.
Hãy kiên nhẫn với những khó khăn và nhận những đóng góp của mọi người để dần hoàn thiện nội dung mình làm ra nhé!
– Liên tục sáng tạo, làm mới để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khán giả
Bạn cần biết một điều là sẽ chẳng có mấy khán giả chịu ngồi ì xem hết một loạt các video như là được “copy paste” của bạn đâu. Họ luôn thích những thứ mới lạ, thu hút và khơi dậy được trí tò mò của mình.
Chính vì vậy hãy vận dụng trí sáng tạo của bạn để làm mới các nội dung. Có thể là một ý tưởng bất chợt nào đó của bạn, hoặc đơn giản hơn là xuất phát từ một ý kiến, yêu cầu lạ lùng mà khán giả của bạn để lại bên dưới mục bình luận của nội dung.
Liên tục sáng tạo, làm mới để đáp ứng nhiều nhu cầu của khán giả
– Tăng cường thiết lập các mối quan hệ
Đặc thù của ngành nghề tiếp thị là bạn rất cần xây dựng một Networking cho mình. Hãy cố gắng mở rộng các mối quan hệ xung quanh, đặc biệt là những mối quan hệ có lợi cho công việc của bạn.
Điều này đòi hỏi bạn phải trang bị cho mình một kỹ năng giao tiếp tốt để có thể tăng khả năng được các thương hiệu “chọn mặt gửi vàng” nhé!
Xem thêm:
Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến KOLs. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn, hãy tiếp tục theo dõi những chủ đề thú vị trong những bài viết sau nhé!