Chief Operations Officier là gì? Khác gì CEO? Tiêu chuẩn trở thành COO Update 11/2024

Trên con đường sự nghiệp của mỗi người, bất cứ ai cũng cố gắng phấn đấu làm việc để đạt được những cột mốc đáng nhớ và những vị trí quan trọng tại doanh nghiệp mà mình làm việc. Rất nhiều người đã và đang cố gắng để đạt được vị trí Chief Operations Officer hay COO. Vậy COO là gì, khác gì với CEO và phải đạt tiêu chuẩn gì để trở thành COO? Bạn hãy theo dõi tất cả trong bài viết dưới đây nhé.

1. Chief Operations Officer (COO) là gì?

Chief Operations Officer hay COO theo tiếng Việt có nghĩa là Giám đốc Vận hành. Đây là vị trí điều hành các công việc hàng ngày của doanh nghiệp và báo cáo trực tiếp cho CEO. Tại các doanh nghiệp, tập đoàn lớn thì vị trí COO chính là Phó Tổng giám đốc, dưới vị trí của Tổng Giám đốc (CEO). Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường không cần vị trí COO.

Chief Operations Officer (COO) có nghĩa là Giám đốc vận hành, là vị trí có quyền dưới CEO

Chief Operations Officer (COO) có nghĩa là Giám đốc vận hành, là vị trí có quyền dưới CEO

2. Sự khác biệt giữa COO và CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO

Trong một doanh nghiệp, sẽ có rất nhiều vị trí giám đốc và quản lý từ cấp thấp tới cấp cao khác nhau. Sự khác biệt cơ bản cũng là mấu chốt của chức danh COO với những chức danh quản lý khác nằm ở chức năngnhiệm vụ công việc. Bạn có thể theo dõi chi tiết dưới đây:

– COO

Đây là vị trí đứng sau CEO, nhận sự chỉ đạo từ CEO để tổ chức họp bàn với các cấp dưới, hỗ trợ lãnh đạo các phòng ban khác nhau đồng thời cũng làm công việc quản lý các phòng ban trong doanh nghiệp thay mặt CEO, và báo cáo trực tiếp với CEO.

COO hay Giám đốc Vận hành sẽ nhận sự chỉ đạo trực tiếp từ CEO và cũng báo cáo trực tiếp với CEO

COO hay Giám đốc Vận hành sẽ nhận sự chỉ đạo trực tiếp từ CEO và cũng báo cáo trực tiếp với CEO

– CEO

CEO là chức danh viết tắt của Chief Excutive Officer, nghĩa là Tổng Giám đốc điều hành. Đây là vị trí cao nhất và có quyền lực nhất trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm tổng quản lý mọi phòng ban. Mọi hoạt động trong doanh nghiệp đều phải do CEO xét duyệt và ký kết.

CEO hay vị trí Tổng Giám đốc điều hành là vị trí cao nhất và quyền lực nhất trong một doanh nghiệp

CEO hay vị trí Tổng Giám đốc điều hành là vị trí cao nhất và quyền lực nhất trong một doanh nghiệp

– CCO

CCO là viết tắt của Chief Customers Officer, nghĩa là Giám đốc Kinh doanh. Đây là một chức danh lớn, đóng vai trò quan trọng vào lợi nhuận của doanh nghiệp. COO có trách nhiệm điều hành quá trình mua bán sản phẩm, theo dõiphân tích thị trường để có chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất.

COO hay Giám đốc kinh doanh là vị trí đóng vai trò quan trọng với lợi nhuận của doanh nghiệp

COO hay Giám đốc kinh doanh là vị trí đóng vai trò quan trọng với lợi nhuận của doanh nghiệp

– CFO

CFO là viết tắt của Chief Financial Officer, còn gọi là Giám đốc Tài Chính. Vị trí CFO phụ trách mảng tài chính cho doanh nghiệp với các đầu mục công việc như nghiên cứu và phân tích tình hình tài chính, thiết lập kế hoạch tài chính, quản lý và sử dụng nguồn vốn hiệu quả,…

CFO là vị trí Giám đốc Tài chính, phụ trách mảng tài chính của doanh nghiệp

CFO là vị trí Giám đốc Tài chính, phụ trách mảng tài chính của doanh nghiệp

– CPO

CPO là viết tắt của Chief Product Officer, còn gọi là Giám đốc Sản xuất. Vị trí này sẽ chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động tạo ra dịch vụ hoặc sản phẩm của công ty và đảm bảo đúng tiến độ sản xuất. Ngoài ra, CPO cũng cần kiểm chứng chất lượng sản phẩm, đánh giá khả năng sản xuất để đàm phán đầu tư với đối tác.

CPO chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động sản xuất dịch vụ hoặc sản phẩm của doanh nghiệp

CPO chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động sản xuất dịch vụ hoặc sản phẩm của doanh nghiệp

– CHRO

CHRO là viết tắt của Chief Human Resources Officer, còn gọi là Giám đốc Nhân sự. CHRO chịu trách nhiệm quản lý nhân sự, lập kế hoạch tuyển dụng, lập kế hoạch đào tạo và lộ trình thăng tiến cho các phòng, ban cụ thể trong doanh nghiệp.

Giám đốc Nhân sự chịu trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo, quản lý và tạo lộ trình thăng tiến cho các phòng ban trong công ty

Giám đốc Nhân sự chịu trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo, quản lý và tạo lộ trình thăng tiến cho các phòng ban trong công ty

– CMO

CMO là viết tắt của Chief Marketing Officer, còn gọi là Giám đốc Marketing. Vị trí này có trách nhiệm quản lý đội ngũ phát triển sản phẩm, quảng bá sản phẩm công ty và tìm kiếm khách hàng qua hiệu ứng truyền thông, quảng cáo và tiếp thị. Chức danh CMO đòi hỏi chuyên môn cao, kinh nghiệm thực tiễn tốt và tính sáng tạo đột phá.

CMO có trách nhiệm phát triển sản phẩm và tìm kiếm khách hàng thông qua các kênh marketing khác nhau

CMO có trách nhiệm phát triển sản phẩm và tìm kiếm khách hàng thông qua các kênh marketing khác nhau

3. Quyền hạn, trách nhiệm và công việc của Chief Operations Officer

Mỗi chức danh quan trọng trong một doanh nghiệp đều gắn với trách nhiệm lớn, quyền hạn và đầu mục công việc khác nhau. Vậy bạn hãy theo dõi xem COO sẽ làm gì, và quyền hạn của họ ra sao nhé:

– Quyền hạn của COO

COO là vị trí chỉ dưới quyền của CEO trong một doanh nghiệp, do vậy vị trí này có những quyền hạn sau:

+ Quyền lập kế hoạch, nêu ý kiến, phủ quyết.

+ Quyền sát hạch, kiểm tra tiến độ công việc của những bộ phận dưới quyền.

+ Quyền chỉ đạo và sát hạch các quản lý của những bộ phận dưới quyền.

+ Quyền đưa ra ý kiến với những quyết định của Tổng giám đốc (CEO).

COO có quyền chỉ đạo, kiểm tra các bộ phận dưới quyền và đưa ra ý kiến với quyết định của CEO

COO có quyền chỉ đạo, kiểm tra các bộ phận dưới quyền và đưa ra ý kiến với quyết định của CEO

– Trách nhiệm của COO

Quyền lực lớn sẽ đi kèm với trách nhiệm cũng lớn không kém. Trách nhiệm của COO cơ bản gồm những đầu mục sau:

+ Tổ chức và quản lý công việc để hoàn thành kế hoạch trong năm của doanh nghiệp.

+ Tổ chức và thúc đẩy kế hoạch phát triển doanh nghiệp trung và dài hạn.

+ Chịu trách nhiệm kinh tếhành chính nếu đưa ra những quyết định sai lệch, gây tổn thất lớn tới công ty.

COO có trách nhiệm tổ chức và quản lý công việc để hoàn thành các kế hoạch của doanh nghiệp, đồng thời chịu trách nhiệm cho những tổn thất gây ra

COO có trách nhiệm tổ chức và quản lý công việc để hoàn thành các kế hoạch của doanh nghiệp, đồng thời chịu trách nhiệm cho những tổn thất gây ra

– Công việc của COO

Dưới đây là những đầu mục công việc cơ bản của một COO:

+ Thực hiện giám sát các hoạt động thường ngày của công ty và báo cáo với CEO những điều quan trọng.

+ Tham gia lập chiến lượccác chính sách hoạt động của doanh nghiệp.

+ Tổ chức thực hiện những chiến lược do CEO đề xuất.

+ Thực hiện quản lý nguồn nhân lực, thúc đẩy sự liên kết giữa các mục tiêu của công ty với nhân viên.

Đôi lúc, vị trí COO sẽ nắm luôn việc điều hành mảng nhân sự, sản xuất hoặc marketing trong doanh nghiệp.

COO sẽ giám sát các hoạt động của công ty, báo cáo trực tiếp với CEO và thực hiện chiến lược do CEO đề xuất

COO sẽ giám sát các hoạt động của công ty, báo cáo trực tiếp với CEO và thực hiện chiến lược do CEO đề xuất

4. Mức lương của Chief Operations Officer (COO) có cao không?

Với những vị trí quản lý, lãnh đạo đi kèm trách nhiệm lớn và khối lượng công việc lớn, tất nhiên mức thù lao sẽ rất xứng đáng. Lương của COO có sự chênh lệch, dao động từ 40-100 triệu/tháng tùy vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp và tính chất công việc.

Mức lương của COO sẽ chênh lệch tùy vào quy mô hoạt động của công ty và tính chất công việc

Mức lương của COO sẽ chênh lệch tùy vào quy mô hoạt động của công ty và tính chất công việc

Đối với những công ty FDI hoặc các tập đoàn đa ngành, mức lương của COO có thể sẽ vượt ra khỏi vùng ước lượng trên, thậm chí xấp xỉ với mức lương của CEO. Bạn có thể tham khảo mức lương các ngành nghề trên các trang tuyển dụng bằng điện thoại hoặc máy tính.

5. Những yêu cầu, tố chất để trở thành COO

Đối với những vị trí lãnh đạo doanh nghiệp, luôn có những yêu cầu và đòi hỏi khắt khe, những tố chất nổi bật và đòi hỏi quá trình rèn luyện, phấn đấu khá lâu. Vậy cần có những yêu cầu, tố chất nào để trở thành COO?

– Tiêu chuẩn để trở thành một COO

Vị trí COO cần sự kết hợp giữa trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm thực tiễn sâu rộng. Yêu cầu tối thiểu cho một COO là bằng Cử nhân các khối ngành Kinh tế cùng kinh nghiệm thực chiến sâu rộng trong lĩnh vực mà công ty hoạt động. Rất nhiều công ty và tổ chức ưu tiên cho những người ứng tuyển vị trí COO có bằng MBA.

Vị trí COO đòi hỏi trình độ chuyên môn cao cùng kinh nghiệm thực tiễn sâu rộng

Vị trí COO đòi hỏi trình độ chuyên môn cao cùng kinh nghiệm thực tiễn sâu rộng

– Kỹ năng, tố chất để trở thành COO

Để trở thành một người quản lý hay COO, bạn sẽ cần học hỏi và rèn luyện lâu dài những kỹ năng nổi bật sau:

+ Kỹ năng giao tiếp

Đây là kỹ năng cần thiết với mọi ngành nghề và mọi vị trí công việc. Việc sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp COO dễ dàng đàm phán với khách hàng đồng thời quản lý các nhân sự của mình một cách thuyết phục.

COO cần có một kỹ năng giao tiếp tốt nhằm đàm phán với đối tác và quản lý nhân sự

COO cần có một kỹ năng giao tiếp tốt nhằm đàm phán với đối tác và quản lý nhân sự

+ Kỹ năng quản lý thời gian

Với cường độ làm việc cao, đầu mục công việc nhiều cùng trách nhiệm to lớn, kỹ năng quản lý thời gian là thứ cần có ở mỗi COO. Việc quản lý, phân chia thời gian hợp lý sẽ giúp đỡ COO rất nhiều trong quá trình điều hành công ty và lập kế hoạch.

Kỹ năng quản lý thời gian tốt sẽ giúp COO quản lý công việc và lập kế hoạch dễ dàng hơn

Kỹ năng quản lý thời gian tốt sẽ giúp COO quản lý công việc và lập kế hoạch dễ dàng hơn

+ Kỹ năng xây dựng mục tiêu

Xác định mục tiêu và lập kế hoạch hành động là đầu mục công việc không thể thiếu của mọi COO. Kỹ năng xây dựng mục tiêu tốt sẽ giúp COO nhận ra những mặt lợi thếhạn chế của doanh nghiệp, đồng thời xây dựng được tầm nhìn chiến lược để phân bổ nhân lực hoàn thành mục tiêu.

Kỹ năng xây dựng mục tiêu giúp COO xây dựng được tầm nhìn chiến lược cho kế hoạch hành động của doanh nghiệp

Kỹ năng xây dựng mục tiêu giúp COO xây dựng được tầm nhìn chiến lược cho kế hoạch hành động của doanh nghiệp

+ Khả năng lãnh đạo, quản trị doanh nghiệp

Đây chính là kỹ năng tiên quyết và quan trọng nhất dành cho mọi chức danh quản lý trong doanh nghiệp. Người có kỹ năng lãnh đạo, quản trị tốt hội tụ đầy đủ các yếu tố sáng tạo, biết lắng nghe, xây dựng mối quan hệ, tư duy quản trị và quyết đoán trong mọi quyết định được đưa ra.

Kỹ năng lãnh đạo, quản trị doanh nghiệp là thứ không thể thiếu ở mọi COO hay CEO

Kỹ năng lãnh đạo, quản trị doanh nghiệp là thứ không thể thiếu ở mọi COO hay CEO

6. Các nguyên tắc để trở thành một COO giỏi, thành công

Những nguyên tắc và lời khuyên dưới đây không chỉ dành cho vị trí COO, mà mọi ngành nghề, mọi vị trí đều có thể học hỏi và nỗ lực. Vậy những nguyên tắc đó là gì?

+ Hãy xác định công việc ưu tiên của mình. Bạn cần phân tích, xác định nhiệm vụ hay công việc nào cần ưu tiên và tập trung nguồn lực để giải quyết các nhiệm vụ đó nhằm đạt hiệu quả công việc cao nhất.

+ Hãy luôn đặt lợi ích doanh nghiệptập thể lên hàng đầu. Đối với vị trí quản lý, bạn phải chịu trách nhiệm cho cả một bộ máy doanh nghiệp với rất nhiều nhân sự. Do đó, không được đưa ra các quyết định cảm tính mà phải suy xét kỹ, luôn ưu tiên cho lợi ích doanh nghiệp.

+ Hãy xây dựng một kế hoạch thành công. Với bất cứ công việc nào, bạn cần xây dựng một kế hoạch chi tiết và tỉ mỉ. Kế hoạch cũng nên được xem xét lại thường xuyên và thay đổi từ thực tế thị trường hoặc nhân sự công ty.

+ Hãy tập trung vào các cơ hội. Một COO giỏi cần phải biết quan sát thị trường và nắm bắt các cơ hội, đối tác để đem về lợi nhuận nhiều nhất có thể và phát triển doanh nghiệp thành công.

COO luôn phải đặt lợi ích doanh nghiệp lên hàng đầu và cố gắng tập trung vào các cơ hội dành cho công ty của mình

COO luôn phải đặt lợi ích doanh nghiệp lên hàng đầu và cố gắng tập trung vào các cơ hội dành cho công ty của mình

Xin cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết trên. Rất mong bài viết sẽ cung cấp cho bạn một góc nhìn toàn diện nhất về vị trí COO cũng như đem đến những lời khuyên hữu ích cho bạn trên con đường sự nghiệp của mình.