Hình vuông được xem là hình có công thức tính chu vi và diện tích dễ nhớ nhất. Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn những dấu hiệu nhận biết hình vuông cũng như cách tính chu vi, diện tích hình vuông để xem công thức này có gì khác so với chu vi hình thoi hay diện tích các hình khác không nhé!
1. Tính chất và dấu hiệu nhận biết hình vuông
– Giới thiệu
Hình vuông là tứ giác đều có 4 góc vuông, có thể nói hình vuông là một hình chữ nhật có các cạnh bằng nhau.
– Tính chất
+ Hai đường chéo bằng và vuông góc với nhau, cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
+ Tâm của đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp trùng với giao điểm hai đường chéo hình vuông.
+ Một đường chéo sẽ chia hình vuông với hai phần bằng nhau.
+ Giao của đường trung tuyến, trung trực, đường phân giác đều trùng ở một điểm.
+ Có các tính chất của hình thoi, hình bình hành, hình chữ nhật.
– Dấu hiệu nhận biết
+ Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau.
+ Hai đường chéo của hình chữ nhật vuông góc với nhau là hình vuông.
Bạn có thể tham khảo thêm công thức tính diện tích hình chữ nhật, chu vi hình chữ nhật bấm.
+ Hình thoi có 1 góc vuông.
+ Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau.
Bạn có thể tham khảo thêm công thức tính diện tích hình thoi, chu vi hình thoi đầy đủ nhất bấm.
2. Công thức tính diện tích hình vuông
– Giới thiệu
Diện tích hình vuông bằng bình phương cạnh của hình vuông.
Nói cách khác, muốn tính diện tích hình vuông, ta lấy số đo một cạnh nhân với chính nó.
– Công thức
S = a x a = a2
– Trong đó:
+ a: Độ dài 1 cạnh của hình vuông.
+ S: Diện tích hình vuông.
– Kết luận
Muốn tính diện tích hình vuông, ta lấy số đo một cạnh nhân với chính nó.
Ví dụ:
Một hình vuông ABCD có độ dài các cạnh bằng 10cm, tính diện tích của hình vuông ABCD?
Áp dụng công thức tính diện tích hình vuông, ta có các cạnh AB = BC = CD = DA = 10cm. Sau khi áp dụng công chức ta có S = 10 x 10 = 100 (cm2).
3. Công thức tính chu vi hình vuông
– Giới thiệu
Chu vi hình vuông bằng tổng độ dài 4 cạnh hay nói cách khác chu vi hình vuông bằng 4 lần độ dài một cạnh của hình vuông.
– Công thức
P = a x 4.
– Trong đó:
+ a: Độ dài 1 cạnh của hình vuông
+ P: Chu vi hình vuông
– Kết luận
Muốn tính chu vi hình vuông, ta lấy số đo một cạnh nhân với 4.
Ví dụ:
Một hình vuông ABCD có độ dài các cạnh bằng 10cm, tính chu vi của hình vuông ABCD?
Áp dụng công thức chu vi hình vuông, ta có các cạnh AB = BC = CD = DA = 10cm. Sau khi áp dụng công chức ta có P = 10 x 4 = 40cm.
4. Những lưu ý khi tính diện tích, chu vi hình vuông
– Các đại lượng phải cùng đơn vị đo: Đối với các bài toán đơn giản, đề bài thường cho sẵn các đại lượng cùng đơn vị, tuy nhiên ở một số bài toán khó hơn, học sinh cần lưu ý kiểm tra đơn vị đo các cạnh (đại lượng) có cùng đơn vị hay chưa, nếu chưa ta cần đổi để đưa chúng về cùng đơn vị với nhau.
– Ghi sai đơn vị tính: Vì đơn vị đo của diện tích với độ dài chỉ khác nhau một chút ở kí hiệu mũ (2) trên đầu, vì thế học sinh cần cẩn thận kiểm tra cách ghi đơn vị đã đúng hay chưa, không được bỏ qua phần ghi đáp số đầy đủ đơn vị.
– Xác định đúng tính chất của một hình vuông.
– Nhớ kỹ và áp dụng đúng công thức, tránh lẫn lộn 2 công thức chu vi và diện tích với nhau.
5. 3 cách tính diện tích hình vuông đơn giản
– Diện tích hình vuông bằng tổng diện tích 2 tam giác vuông cân.
SABCD = ½ x a2 + ½ x a2
– Diện tích hình vuông bằng tổng diện tích 2 hình chữ nhật.
SABCD = SADFE + SEFCB
– Diện tích hình vuông bằng cạnh nhân cạnh.
SABCD = a x a
Xem thêm:
- Công thức tính diện tích hình cầu, diện tích mặt cầu đầy đủ, chính xác
- Công thức tính diện tích hình bình hành, chu vi hình bình hành dễ hiểu
- Công thức tính diện tích tam giác, chu vi tam giác đầy đủ, chi tiết
- Công thức tính diện tích, thể tích hình lập phương có ví dụ minh họa
- Công thức tính diện tích xung quanh, toàn phần hình lăng trụ đứng
Bài viết mang đến những thông tin hữu ích về công thức tính diện tích, chu vi của hình vuông. Hy vọng các bạn sẽ áp dụng thành công!