Tìm hiểu Bluetooth là gì? So sánh các chuẩn Bluetooth phổ biến 2021 Update 11/2024

Bluetooth là chuẩn kết nối không dây tầm ngắn, để kết nối các thiết bị với nhau. Khi 2 thiết bị được kết nối thì có thể chia sẻ tập tin, dữ liệu với nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn biết thêm về các chuẩn Bluetooth đang có trên thị trường công nghệ năm 2021.

1. Sơ lược về kết nối Bluetooth

Bluetooth được phát minh bởi công ty Ericsson vào năm 1994, nó có thể kết nối nhiều thiết bị và khắc phục các vấn đề về đồng bộ hóa. Ngày nay hầu hết các nhà máy đều sản xuất các thiết bị có sử dụng công nghệ Bluetooth. Các thiết bị này gồm có điện thoại di động, laptop, tablet và thiết bị hỗ trợ cá nhân (Personal Digital Assistant – PDA) khác. Công nghệ này thường được sử dụng để truyền thông giữa hai loại thiết bị khác nhau.

Sơ lược về kết nối Bluetooth

Sơ lược về kết nối Bluetooth

Bluetooth sử dụng sóng Radio tần số 2.4GHz. Tuy sử dụng cùng tần số với công nghệ Wifi nhưng chúng không hề xung đột với nhau vì Bluetooth sử dụng tần số có bước sóng ngắn hơn.

Bluetooth là một chuẩn điện tử, điều đó có nghĩa là các hãng sản xuất muốn có đặt tính này trong sản phẩm thì họ phải tuân theo các yêu cầu của chuẩn của Bluetooth cho sản phẩm của mình. Những chỉ tiêu kỹ thuật này bảo đảm cho các thiết bị có thể nhận ra và tương tác với nhau khi sử dụng công nghệ Bluetooth.

2. Sơ lược quá trình phát triển của Bluetooth

Đầu tiên, về tên gọi của công nghệ không dây này thì nó được đặt theo tên của một vị vua Đan Mạch có tên là Harald Bluetooth – là vị vua nổi tiếng về khả năng thương lượng và giao tiếp với mọi người. Bluetooth được phát triển đầu tiên bởi một kỹ sư điện tử của Ericsson vào năm 1994.

Công nghệ Bluetooth ngày càng phát triển

Công nghệ Bluetooth ngày càng phát triển

Sau đó, nó được chuẩn hóa bởi Bluetooth Special Interest Group (SIG) – là một tổ chức được thành lập bởi các hãng sản xuất điện tử nổi tiếng Ericcson, IBM, Intel, Nokia, Toshiba và sau này có sự tham gia của Microsoft, Lenovo và Apple. Chức năng của tổ chức là giám sát việc phát triển các tiêu chuẩn Bluetooth và cấp phép cho các nhà sản xuất công nghê không dây này. Công nghệ Bluetooth chính thức được chuẩn hóa rồi được công bố rộng rãi vào ngày 20/5/1999 và nhanh chóng trở nên phổ biến chỉ sau vài năm.

3. Các chuẩn kết nối Bluetooth

Bluetooth 1.0: Phiên bản Bluetooth đầu tiên với tốc độ 1Mpbs, nhưng khả năng tương thích chưa cao.

Bluetooth 1.1: Phiên bản cải thiện lỗi của 1.0 nhưng không cải thiện tốc độ.

Bluetooth 1.2: Bản nâng cấp của Bluetooth 1.0 với sự cải tiến về tốc độ kết nối, truyền tải.

Bluetooth 2.0 + ERD: Ra mắt vào tháng 7/2007 với sự ổng định và tốc độ chia sẻ nhanh hơn, tiết kiệm năng lượng hơn các phiên bản trước.

Các thế hệ Bluetooth đời đầu còn khá chậm

Các thế hệ Bluetooth đời đầu còn khá chậm

Bluetooth 2.1 + ERD: Bản nâng cấp của Bluetooth 2.0 với cơ chế kết nối phạm vi nhỏ.

Bluetooth 3.0 + HS: Ra mắt vào năm 2009 với tốc độ lý thuyết lên đến 24 Mbps. Bluetooth 3.0 rất phổ biến trên các mẫu điện thoại lúc bấy giờ, phù hợp với việc truyền dữ liệu nhỏ như hình ảnh, file nhạc,…

Bluetooth 4.0: Bluetooth 4.0 được ra đời vào ngày 30/6/2010 là một phiên bản tối ưu hóa các chuẩn Bluetooth trước đó (Classic Bluetooth) cho phép truyền tải tốc độ cao nhờ vào Bluetooth High Speedtiêu tốn năng lượng thấp hơn nhờ vào Bluetooth Low Energy.

Bluetooth 4.0 là sự cải tiến về tốc độ

Bluetooth 4.0 là sự cải tiến về tốc độ

Bluetooth 5.0: Là thế hệ mới nhất hiện tại được SIG trình làng vào ngày 16/6/2016 với nhiều cải tiến vượt bật như tầm phủ sóng rộng gấp 4 lần, tốc độ nhanh hơn gấp đôi tiết kiệm điện hơn gấp 2.5 lần so với 4.0.

Bluetooth 5.0 cải thiện tầm phủ sóng, tốc độ

Bluetooth 5.0 cải thiện tầm phủ sóng, tốc độ

Bluetooth 5.1: Nâng cấp thêm khả năng tìm hướng AoA (Angle of Arrival) và AoD (Angle of Departure) giúp xác định vị trí chính xác của thiết bị. Ngoài ra Bluetooth 5.1 còn trang bị khả năng kết nối không cần gói dữ liệu giúp kết nối, đồng bộ đơn giản và ít điện năng hơn.

Bluetooth 5.1 tăng cường thêm công nghệ

Bluetooth 5.1 tăng cường thêm công nghệ

Bluetooth 5.2: Được ra mắt năm 2020 với tính năng giao thức thuộc tính nâng cao (EATT) giúp giảm độ trễ và tăng mã hóa trong kết nối, tính năng kiểm soát LEPC để kiểm soát nguồn và ổn định chất lượng tín hiệu, giảm tỉ lệ lỗi nhận tín hiệu và tính năng ISOC cho phép truyền dữ liệu hai chiều với cùng lúc nhiều thiết bị.

Bluetooth 5.2 giúp ổn định tín hiệu

Bluetooth 5.2 giúp ổn định tín hiệu

4. Các tính năng của Bluetooth

Với công nghệ không dây tiên tiến này, Bluetooth đã đem lại nhiều hữu ích mà mọi người vẫn thường biết tới về nó, một số tính năng của Bluetooth có thể kể đến như:

– Cho phép các thiết bị kết nối được với nhau để trao đổi thông tin giữa chúng. Ví dụ như điện thoai di động với nhau, máy tính bảng, máy tính xách tay, máy in, các thiết bị dùng định vị GPS,…

Kết nối các thiết bị ngoại vi

Kết nối các thiết bị ngoại vi

– Giao tiếp và điều khiển giữa một thiết bị di dộng với tai nghe không dây như tai nghe bluetooth.

Kết nối giữa thiết bị di động và tai nghe không dây

Kết nối giữa thiết bị di động và tai nghe không dây

– Trở thành đường truyền kết nối không dây giữa các thiết bị vào – ra của máy tính như: chuột, bàn phím không dây.

Đường truyền kết nối không dây giữa các thiệt bị vào ra

Đường truyền kết nối không dây giữa các thiệt bị vào ra

Ứng dụng trong các thiết bị điều khiển từ xa như bộ điều khiển đồ chơi, điều khiển tivi, điều hòa,…

Ứng dụng trong các thiết bị điều khiển từ xa

Ứng dụng trong các thiết bị điều khiển từ xa

Kết nối internet cho máy tính bằng cách biến smartphone làm modem.

Biến smartphone thành moderm

Biến smartphone thành moderm

5. Một số cấu hình thông tin mà Bluetooth hỗ trợ

Sau đây là một số cấu hình thông tin, hay còn gọi là Bluetooth Profiles, đóng vai trò như bộ giải mã (codec) giữa bluetooth và thiết bị đầu cuối:

HSP: Headset Profile, dùng để nhận diện và truyền tín hiệu từ micrô và âm thanh đơn 64 kps.

HFP: Handsfree Profile, tương tự như HSP nhưng hỗ trợ âm thanh stereo (âm thanh hai kênh)

A2DP: Advanced Audio Distribution Profiles: Truyền tải tín hiệu stereo với chất lượng và độ trễ thấp, tương đương tại nghe có dây.

AVRCP: Audio/Video Remote Control, dùng để truyền tải các lệnh điều khiển như dừng, phát nhạc, tăng giảm âm lượng từ thiết bị điều khiển.

Ngoài ra, còn có các tiêu chuẩn âm thanh không dây khác để cải thiện chất lượng bluetooth như aptX, LDAC,…

Bluetooth đóng vai trò như một bộ giãi mã

Bluetooth đóng vai trò như một bộ giãi mã

Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn phần nào về các chuẩn kết nối Bluetooth, phần nào giúp các bạn hình dung được quá trình phát triển của công nghệ này. Hi vọng bài viết trên sẽ đem đến thông tin bổ ích cho bạn.