Cách lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ theo thông tư 133 Update 11/2024

Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) Dùng để phản ánh số khấu hao TSCĐ phải trích và phân bổ số khấu hao đó cho các đối tượng sử dụng TSCĐ hàng tháng.

1. Mẫu bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ theo TT 133

Đơn vị: …………………
Bộ phận: ………………
Mẫu số 06 – TSCĐ
(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

Số:………….
 

BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ

Tháng….. năm…2017..
Số TT Chỉ tiêu Tỷ lệ khấu hao (%) hoặc thời gian sử dụng Nơi sử dụng
 
Toàn DN
TK 154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK 631 – Giá thành SX) TK 642 Chi phí quản lý kinh doanh TK 241 XDCB dở dang TK 242 Chi phí trả trước TK 335 Chi phí phải trả
Hoạt động …… Hoạt động …… Hoạt động …… Hoạt động ……
Nguyên giá TSCĐ Số khấu hao
A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
1 I. Số khấu hao trích tháng trước                        
2 II. Số KH TSCĐ tăng trong tháng
                       
3 III. Số KH TSCĐ giảm trong tháng
                       
4 IV. Số KH trích tháng này (I + II – III)                        
Cộng x                      

 

Người lập bảng
(Ký, họ tên)

 
Ngày…. tháng …. năm….
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

2. Cách lập bảng tính và p​hân bổ khấu hao TSCĐ

Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ có các cột dọc phản ánh số khấu hao phải tính cho từng đối tượng sử dụng TSCĐ và các hàng ngang phản ánh số khấu hao tính trong tháng trước, số khấu hao tăng, giảm và số khấu hao phải tính trong tháng này.

Cơ sở lập:
+ Dòng khấu hao đã tính tháng trước lấy từ bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng trước.
+ Các dòng sổ khấu hao TSCĐ tăng, giảm tháng này được phản ánh chi tiết cho từng TSCĐ có liên quan đến số tăng, giảm khấu hao TSCĐ theo chế độ quy định hiện hành về khấu hao TSCĐ.
Dòng số khấu hao phải tính tháng này được tính bằng (=) Số khấu hao tính tháng trước cộng (+) Với số khấu hao tăng, trừ (-) Số khấu hao giảm trong tháng.

Số khấu hao phải trích tháng này trên Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ được sử dụng để ghi vào các Bảng kê và sổ kế toán có liên quan (cột ghi Có TK 214), đồng thời được sử dụng để tính giá thành thực tế sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.

3. Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ bằng Excel

Bảng phân bổ và khấu hao tscđ


Các bạn muốn lấy mẫu bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ – Mẫu số 06 – TSCĐ trên để tham khảo thì có thể để lại mail ở cuối bài viết hoặc gửi mail vào địa chỉ mail: Hotroketoan68@gmail.com. Kế Toán Thiên Ưng sẽ gửi cho các bạn tham khảo Mẫu bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ dạng file word và Excel.
 

Xem thêm: Mẫu và cách lập biên bản thanh lý TSCĐ theo thông tư 133