Mẫu bảng kê mua vào 01-2/GTGT trên Excel
1. Mẫu bảng kê mua vào 01-2/GTGT trên Excel mới nhất
2. Cách làm bảng kê hoá đơn – chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào:
2. 1. Căn cứ để lập bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào:
– Căn cứ để lập bảng kê hàng hoá dịch vụ mua vào:
+ Hóa đơn GTGT đủ điều kiện khấu trừ (Bao gồm cả hóa đơn bỏ sót của các kỳ trước vì DN được KK khấu trừ trước khi CQT công bố QĐ kiểm tra tại DN).
+ Chứng từ, biên lai nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu của HHDV mua vào trong kỳ tính thuế.
+ Chứng từ nộp thay thuế GTGT cho nhà thầu nước ngoài.
– Không kê khai lên bảng kê 01-2/GTGT các hoá đơn:
+ Hoá đơn bán hàng (HĐ mua của các công ty kê khai tính thuế theo PP trực tiếp)
+ Hoá đơn GTGT không đủ điều kiện khấu trừ theo quy định của thuế GTGT.
+ Hoá đơn không chịu thuế GTGT.
2.2. Cách kê khai chứng từ trên bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào:
Nhìn vào mẫu 01-2/GTGT chúng ta thấy có 2 dòng:
– Hàng hoá, dịch vụ dùng riêng cho SXKD chịu thuế GTGT và sử dụng cho các hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ không kê khai, nộp thuế GTGT đủ điều kiện khấu trừ thuế:
Mục này để kê các hoá đơn – chứng từ đủ điều kiện khấu trừ thuế. Trong kỳ có bao nhiêu hoá đơn – chứng từ đủ điều kiện khấu trừ thì các bạn đưa hết vào đây.
– Hàng hoá, dịch vụ dùng chung cho SXKD chịu thuế và không chịu thuế đủ điều kiện khấu trừ thuế:
Mục này để kê các hoá đơn – dịch vụ mua vào để dung chung cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế và không chịu thuế. Chỉ kê khai vào mục này khi công ty các bạn vừa kinh doanh các mặt hàng chịu thuế vừa kinh doanh các mặt hàng không chịu thuế.
Theo Khoản 9 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi khoản 2 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC thì:
Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế không hạch toán riêng được.
Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT hàng tháng/quý tạm phân bổ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định mua vào được khấu trừ trong tháng/quý, cuối năm cơ sở kinh doanh thực hiện tính phân bổ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của năm để kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào đã tạm phân bổ khấu trừ theo tháng/quý.
Công thức phân bổ:
Thuế GTGT Đầu vào
được khấu trừ
|
=
|
Thuế GTGT đầu vào dùng chung
—————————————————–
|
X
|
Doanh thu chịu thuế
|
Tổng doanh thu
(DT chịu thuế + DT không chịu thuế)
|
Sau đây, sẽ hướng dẫn các bạn cách làm cụ thể từng chỉ tiêu trên bảng kê:
+ Cột 2 “Số hóa đơn”: Ghi số hóa đơn trên hóa đơn GTGT đầu vào
+ Cột 3 ” Ngày, tháng, năm lập hóa đơn”: Ghi ngày tháng trên hóa đơn GTGT đầu vào
+ Cột 4 “Tên người bán”: Ghi tên công ty bán hàng trên hóa đơn đầu vào
+ Cột 5 “Mã số thuế người bán”: Ghi mã số thuế của công ty bán trên HĐ ĐV
+ Cột 6 “Giá trị HH-DV mua vào”: Ghi số tiền tại dòng cộng tiền hàng trên HĐ ĐV
+ Cột 7 “Tổng số tiền thuế GTGT đầu vào”: Ghi số tiền thuế GTGT trên HĐ ĐV
+ Cột 8 “Số thuế GTGT đủ điều kiện khấu trừ”: Ghi số tiền thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Chú ý:
– Thông thường cột 7 sẽ bằng cột 8. Nhưng nếu hóa đơn đó có phần thuế GTGT đầu vào không đủ điều kiện khấu trừ thì khi đó cột 8 sẽ nhỏ hơn cột 7
Ví dụ: Hóa đơn GTGT đầu vào có giá trị: 22 triệu.
Trong đó, thanh toán 50% bằng chuyển khoản (11 triệu), còn 50% còn lại thanh toán bằng tiền mặt (11 trệu) thì:
+ Cột 7 = 2 triệu
+ Cột 8 = 1 triệu
– Đối với hóa đơn mua vào là HĐ điều chỉnh giảm cho các hóa đơn đã mua vào trước đó thì ghi số giá trị âm bằng cách đặt dấu trừ đằng trước giá trị hàng hoá và tiền thuế.
Các bạn muốn tải mẫu bảng kê mua vào 01-2/GTGT trên Excel về tham khảo thì có thể để lại mail bằng comment phía cuối bài viết hoặc gửi mail về địa chỉ hoangtrungthat@gmail.com
sẽ gửi lại ngay cho các bạn tham khảo