[Video] Cách kết hợp hàm IF với hàm ISNA trong Google Sheet chi tiết Update 12/2024

Chắc có lẽ bạn đã biết hoặc nghe đến về cách sử dụng hàm IF. Hàm IF có thể kết hợp được với nhiều hàm khác nhau. Vậy bạn đã biết cách kết hợp hàm IF với ISNA trong Google Sheet chưa? Hãy cùng mình tìm hiểu ngay để biết cách sử dụng 2 hàm này trong Google Sheet thực hiện trên máy tính nhé!

1. Cách sử dụng hàm IF trong Google Sheet

Hàm IF là gì?

Hàm IF trong Google Sheet là một hàm được sử dụng khá nhiều trong thống kê phân tích số liệu. Hàm IF cho phép so sánh các giá trị với nhau và đưa ra một trong hai kết quả, kết quả đầu tiên sẽ là nếu biểu thức đúng, còn kết quả thứ hai sẽ là nếu biểu thức sai.

Cách sử dụng hàm IF

Công thức:

=IF(biểu_thức_logic; giá_trị_nếu_đúng; giá_trị_nếu_sai)

Trong đó:

+ biểu_thức_logic: Là biểu thức so sánh, điều kiện nếu biểu thức đó xảy ra.

+ giá_trị_nếu_đúng: Trả về giá trị nếu biểu_thức_logic đúng.

+ giá_trị_nếu_sai: Trả về giá trị nếu biểu_thức_logic sai.

Ví dụ minh họa:

Cho bảng dữ liệu sau đây gồm các trường MÃ SP, TÊN SP, SỐ LƯỢNG, GIÁ BÁN, NGÀY BÁN, GIẢM GIÁ. Bảng dữ liệu này sẽ được sử dụng cho các ví dụ bên dưới nhé:

Bảng dữ liệu thông tin sản phẩm

Bảng dữ liệu thông tin sản phẩm

Tính tổng tiền bán sản phẩm ngày 22/06/2021.

Công thức:

=IF(E2=$G$1;C2*D2*(1-F2);””)

Giải thích: Nếu E2 bằng với G2 (ngày 22/06/2021) thì tổng tiền bán sản phẩm ngày 22/06/2021 bằng C2*D2*(1-F2). Ngược lại trả về rỗng.

Ví dụ minh họa hàm IF

Ví dụ minh họa hàm IF

Để biết cách sử dụng hàm chi tiết bạn nên tham khảo bài viết: Hàm IF trong Google Sheet.

2. Cách sử dụng hàm ISNA trong Google Sheet

Hàm ISNA là gì?

Hàm ISNA là hàm dùng để kiểm tra xem liệu rằng trong ô đó có phải lỗi #N/A không. Nếu có lỗi kết quả trả về sẽ là TRUE, ngược lại là FALSE.

Cách sử dụng hàm ISNA

Công thức:

=ISNA(giá_trị)

Trong đó:

Giá_trị: Giá trị để so sánh với giá trị lỗi #N/A.

Ví dụ minh họa:

Truy vấn lỗi ở các ô trong dải ô G2:G11.

Công thức:

=ISNA(G6)

Giải thích: Nếu trong ô G6 có lỗi #N/A thì kết quả trả về là TRUE, ngược lại là FALSE.

Ví dụ minh họa hàm ISNA

Ví dụ minh họa hàm ISNA

3. Cách kết hợp hàm IF và hàm ISNA trong Google Sheet

Video hướng dẫn cách kết hợp hàm IF và hàm ISNA trong Google Sheet.

Công thức:

=IF(ISNA(giá_trị); giá_trị_nếu_đúng; giá_trị_nếu_sai)

Trong đó:

+ ISNA(giá_trị): Là hàm so sánh giá_trị với lỗi #N/A.

+ giá_trị_nếu_đúng: Trả về giá trị nếu ISNA(giá_trị) là TRUE.

+ giá_trị_nếu_sai: Trả về giá trị nếu ISNA(giá_trị) là FALSE.

Ví dụ minh họa:

Tính thành tiền của sản phẩm. Thành tiền bằng số lượng nhân giá bán trừ cho lượng tiền được giảm.

Công thức:

=IF(ISNA(F2);C2*D2;C2*D2*(1-F2))

Giải thích:

+ ISNA(F2): Là hàm so sánh F2 với lỗi #N/A.

+ C2*D2: Nếu F2 có lỗi #N/A thì chỉ lấy số lượng nhân giá bán.

+ C2*D2*(1-F2): Nếu F2 không phải lỗi #N/A thì lấy số lượng nhân giá bán trừ cho lượng tiền được giảm.

Hàm IF kết hợp ISNA

Hàm IF kết hợp ISNA

4. Các lỗi thường gặp khi kết hợp hàm IF và hàm ISNA

Lỗi #N/A

Lý do trả kết quả lỗi: Nhập thừa hoặc thiếu đối số của hàm IF hoặc hàm ISNA.

Cách khắc phục: Kiểm tra lại các đối số của hàm IF và ISNA đã nhập đủ và đúng chưa. Hàm IF có tối đa 3 đối số và hàm ISNA chỉ có tối đa 1 đối số.

Lỗi #N/A

Lỗi #N/A

Lỗi #REF

Lý do trả kết quả lỗi: Lỗi #REF thường xảy ra khi bạn sao chép cột hay hàng càng gần về vị trí cột A hay hàng 1 dẫn đến dải ô cũng di chuyển ngược ra khỏi bảng tính. Hoặc do ô trả về kết quả đè lên dải ô tham chiếu dẫn đến lỗi quay vòng.

Cách khắc phục: Hạn chế sao chép cột di chuyển ngược hoặc bạn có thể cố định dải ô trước khi sao chép. Kiểm tra lại dải ô tham chiếu đã đúng chưa hoặc di chuyển ô trả về kết quả ra khỏi dải ô đã tham chiếu.

Lỗi #REF

Lỗi #REF

Lỗi #ERROR

Lý do trả kết quả lỗi: Do nhập sai cú pháp hàm.

Cách khắc phục: Kiểm tra các đối số và dấu ngăn cách các đối số đã nhập đúng quy cách không.

Lỗi #ERROR

Lỗi #ERROR

Lỗi #VALUE

Lý do trả kết quả lỗi: Do nhập sai biểu thức so sánh trong hàm IF hoặc các ô đã tham chiếu sai kiểu dữ liệu.

Cách khắc phục: Kiểm tra lại các ô tham chiếu đã đúng kiểu dữ liệu chưa, kiểm tra lại biểu thức so sánh đã nhập đúng cú pháp chưa.

Lỗi #VALUE

Lỗi #VALUE

5. Một số lưu ý khi kết hợp hàm IF và hàm ISNA

– Trong hàm IF nếu bạn không cho đối số thứ 3 trả về bất kỳ kết quả nào thì khi biểu thức điều kiện sai hàm sẽ trả về giá trị FALSE.

Ví dụ:

+ IF(2>1; “Đúng”): Hàm IF sẽ kiểm tra liệu rằng 1 có nhỏ hơn 2 không, sau đó trả về giá trị “Đúng”.

+ IF(1>2; “Đúng”): Hàm IF sẽ kiểm tra liệu rằng 1 có lớn hơn 2 không, sau đó trả về giá trị FALSE. Do biểu thức điều kiện trả về giá trị sai nhưng hàm không khai báo đối số thứ 3 là giá_trị_nếu_sai.

– ​Hàm IF và ISNA không phân biệt chữ hoa hay chữ thường khi bạn nhập. Nên bạn ghi if thì hàm vẫn chạy.

– Hàm ISNA chỉ có tối đa một đối số.

– Khi nhập hàm kết hợp cần lưu ý các dấu “”, ;, () để tránh xảy ra lỗi trong hàm.

– Truy vấn dữ liệu phải đúng giá trị cần tìm không thì hàm sẽ lỗi.

Một số lưu ý khi kết hợp hàm IF và hàm ISNA

Một số lưu ý khi kết hợp hàm IF và hàm ISNA

6. Một số bài tập ví dụ về kết hợp hàm IF và hàm ISNA

Video hướng dẫn một số bài tập ví dụ về kết hợp hàm IF và hàm ISNA.

Cho bảng dữ liệu thông tin sản phẩm sau đây:

Bảng dữ liệu thông tin sản phẩm

Bảng dữ liệu thông tin sản phẩm

Bài tập 1: Tính thành tiền của sản phẩm. Thành tiền bằng số lượng nhân giá bán trừ cho lượng tiền được giảm.

Công thức:

=IF(ISNA(E2);C2*D2;C2*D2*(1-E2))

Giải thích:

+ ISNA(E2): Là hàm so sánh E2 với lỗi #N/A.

+ C2*D2: Nếu E2 có lỗi #N/A thì chỉ lấy số lượng nhân giá bán.

+ C2*D2*(1-E2): Nếu E2 không phải lỗi #N/A thì lấy số lượng nhân giá bán trừ cho lượng tiền được giảm.

Tính thành tiền của sản phẩm

Tính thành tiền của sản phẩm

Bài tập 2: Truy vấn lỗi #N/A.

Công thức:

=IF(ISNA(E3);”Lỗi”;E3)

Giải thích:

+ ISNA(E3): Là hàm so sánh E3 với lỗi #N/A.

+ “Lỗi”: Nếu E3 có lỗi #N/A thì trả về từ Lỗi.

+ E3: Nếu E2 không phải lỗi #N/A thì trả về giá trị tại ô E3.

Truy vấn lỗi #N/A

Truy vấn lỗi #N/A

7. Những câu hỏi thường gặp khi kết hợp hàm IF và hàm ISNA

Hàm IF có thể kết hợp được với hàm nào nữa không?

Ngoài việc kết hợp với hàm ISNA thì hàm IF còn có thể kết hợp với nhiều hàm khác như hàm LEFT, RIGHT, MID, COUNTIF, SUM, INDEX, MATCH, VLOOKUP, IMPORTRANGE, QUERY và nhiều hơn nữa.

Lợi ích của việc kết hợp hàm IF với hàm ISNA là gì?

Việc kết hợp hàm IF với hàm ISNA sẽ giúp bạn truy vấn được lỗi để trả về kết quả là định dạng mà bạn mong muốn. Bạn có thể hạn chế được các lỗi xảy ra tiếp theo khi tính toán các hàm khác có liên quan đến ô lỗi.

Câu hỏi thường gặp khi kết hợp hàm IF và hàm ISNA

Câu hỏi thường gặp khi kết hợp hàm IF và hàm ISNA

Trên đây là cách kết hợp hàm IF với ISNA trong Google Sheet trong Google Sheet. Mong rằng bài viết này sẽ mang lại những thông tin bạn cần. Cảm ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn thành công nhé!