Các khoản chi có tính chất phúc lợi Update 11/2024

Khoản có tính chất phúc lợi là khoản lợi ích vật chất NLĐ nhận được ngoài những khoản lương thưởng đã thỏa thuận nhằm cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Theo Khoản 4 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC Sửa đổi Điều 6 của Thông tư số 78/2014/TT-BTC và Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC) thì các khoản chi có tính chất phúc lợi gồm có:  

+ Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động.
+ Chi nghỉ mátCác khoản chi có tính chất phúc lợi
+ Chi hỗ trợ Điều trị.
+ Chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo.
+ Chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau.
+ Chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập.
+ Chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động.
+ Chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ Khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động)
+ Và những Khoản chi có tính chất phúc lợi khác.  
Ngoài raCác khoản quà tặng các dịp lễ tết đều thuộc nhóm các khoản chi có tính phúc lợi như:
+ Quà trung thu, quà tết cho cán bộ, công nhân (Theo công văn số Số: 4003/TCT-CS 17 tháng 10 năm 2018 của Tổng Cục Thuế V/v Chính sách thuế đối với mua hàng hóa làm quà cho cán bộ, nhân viên)
+ Các khoản chi lễ 8/3, 1/6, sinh nhật, sinh con, trung thu (Theo Công văn số 5435/TCT-CS ngày 27/11/2017 của Tổng cục Thuế về chính sách thuế TNDN)
+ Chi phí tổ chức liên hoan tiệc tất niên, giáng sinh cho người lao động cũng là khoản chi có tính chất phúc lợi (Theo 
Công văn số 109325/CTHN-TTHT ngày 23/12/2020 của Cục Thuế TP. Hà Nội về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN)

1. Về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Các khoản chi có tính chất phức lợi nêu trên được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN nhưng BỊ KHỐNG CHẾ
 

Theo Khoản 4 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC thì: 

Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp
Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định như sau:
– Theo điều 4 của Thông tư 96/2015/TT-BTC: 
+ Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì: Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm.
+ Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).
+ Các khoản chi khác mang tính chất đặc thù, phù hợp theo từng ngành nghề, lĩnh vực theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
– Theo Công văn số 21071/CT-HTr ngày 19/4/2016 của Cục Thuế TP. Hà Nội về chính sách thuế: 
Quỹ tiền lương thực tế thực hiện bao gồm toàn bộ lương, thưởng, phụ cấp, trợ cấp, thuế TNCN, bảo hiểm bắt buộc Công ty đã khấu trừ nộp Ngân sách Nhà nước.

Ví dụ: như năm 2021: Cty Thiên Ưng phát sinh 1,2 tỷ tiền lương. => Mức được trừ của các khoản phúc lợi tối đa là 1,2 tỷ : 12 = 100 triệu.
– Nếu tổng các khoản chi phúc lợi vượt trên 100 loại sẽ loại phần vượt (Ví dụ: Chi 110 triệu thì 100 triệu được tính vào Chi phí được trừ còn loại 10 triệu vượt)
– Nếu tổng các khoản chi phúc lợi dưới 100tr được trừ tất.
–          Lưu ý:
+ Về H/S chứng từ: phải được Q/Đ trong Q/C tài chính hoặc Q/C nội bộ của DN, phải có giấy đề nghị, và có sự phê duyệt của GĐ, Có HĐ – Ctừ đầy đủ. Đối với các khoản chi có HĐ mà tổng TT trên HĐ từ 20tr (VD như nghỉ mát) thì phải Chuyển khoản.

2Về thuế GTGT: được khấu trừ thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần CP được trừ khi tính TNDN
– Theo Công văn số 3531/CT-TTHT ngày 7/4/2020 của Cục Thuế TP. HCM: trường hợp Công ty có phát sinh khoản chi có tính chất phúc lợi cho người lao động (mua thức ăn, tiệc cuối năm, tiệc giáng sinh) nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC, Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC và tổng các khoản chi có tính chất phúc lợi không vượt quá một tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm của Công ty thì được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
– Theo CV 4005/TCT-CS, ngày 29/9/2015 thì: doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT đối với những khoản chi phúc lợi tương ứng với khoản tiền được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế nêu trên nếu đáp ứng được các điều kiện về khấu trừ theo quy định: Có hóa đơn GTGT đầu vào, và thanh toán không dùng tiền mặt đối với các hóa đơn từ 20 triệu trở lên.
Ví dụ: Các bạn có Tổng các khoản phúc lợi 100 triệu, thuế GTGT ĐV là 8 triệu, Quy lương thực tế trung bình 1 tháng là 70 triệu => các khoản chi phúc lợi đc trừ là 70 triệu => Thuế GTGT được KT là 7 triệu.

3. Về thuế TNCN:
– Miễn thuế với: khoản chi đám hiếu hỷ cho bản thân và GĐ NLĐ (Theo điều 11 TT 92/2015/TT-BTC)
– Phải tính vào thu nhập chịu thuế: các khoản còn lại nếu chi đích danh người được hưởng.

Xem thêm: Các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN