Cách xác định kỳ kê khai thuế TNCN, GTGT, TNDN NĂM 2021 Update 11/2024

Cách xác định kỳ kê khai của từng loại tờ khai báo cáo thuế theo quy định quy định mới nhất năm 2021 tại nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế mới số: 38/2019/QH14

1. Cách xác định kỳ kê khai Thuế TNCN:
Đối tượng phải làm tờ khai thuế TNCN:Cách xác định kỳ kê khai thuế
– Trước đây: Theo quy định tại điểm a.1 khoản 1 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tháng, quý thì không phải khai thuế
– Nhưng theo công văn: Số: 5189/TCT-CS V/v giới thiệu các nội dung mới của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tháng, quý thì vẫn phải khai thuế.

* Thuế TNCN là loại thuế kê khai theo tháng. Trường hợp đáp ứng được điều kiện, tiêu chí kê khai theo quý thì được lựa chọn khai theo quý:
– Kê khai Thuế TNCN theo quý dành cho các doanh nghiệp: Đủ điều kiện khai thuế giá trị gia tăng theo quý
Theo điểm b, khoản 1 điều 9 của NĐ 125/2020/NĐ-CP
Trong đó: Điều kiện để thuộc diện kê khai thuế GTGT theo quý là:
+ DN có tổng doanh thu của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống
Doanh nghiệp mới thành lập
=> Việc khai thuế theo quý được xác định một lần kể từ quý đầu tiên phát sinh nghĩa vụ khai thuế và được áp dụng ổn định trong cả năm dương lịch.
– Kê khai Thuế TNCN theo tháng dành cho các doanh nghiệp: Không đủ điều kiện khai thuế giá trị gia tăng theo quý (Tức là kê khai theo tháng dành cho các doanh nghiệp có tổng doanh thu năm trước liền kề trên 50 tỷ)
Theo điểm a, khoản 1 điều 8 của NĐ 125/2020/NĐ-CP
* Theo Công văn số 5911/CTHN-TTHT ngày 26/2/2021 của Cục Thuế TP. Hà Nội về kê khai thuế TNCN thì: tổ chức chi trả thu nhập không thuộc đối tượng kê khai thuế giá trị gia tăng thì đơn vị thực hiện khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng 
=> Nói 1 cách ngắn gọn là: 
+ Nếu DN các bạn kê khai thuế GTGT theo tháng thì các bạn cũng kê khai thuế TNCN theo tháng
+ Nếu DN các bạn kê khai thuế GTGT theo quý thì các bạn cũng kê khai thuế TNCN theo quý
* Một vài lưu ý khi xác định kỳ kê khai thuế TNCN:
Doanh nghiệp có trách nhiệm tự xác định thuộc đối tượng khai thuế theo quý để thực hiện khai thuế theo quy định.
+ Nếu đáp ứng tiêu chí khai thuế theo quý được lựa chọn khai thuế theo tháng hoặc quý ổn định trọn năm dương lịch.
+ Trường hợp người nộp thuế đang thực hiện khai thuế theo tháng nếu đủ điều kiện khai thuế theo quý và lựa chọn chuyển sang khai thuế theo quý thì gửi Mẫu 01/ĐK-TĐKTT – văn bản đề nghị quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP đề nghị thay đổi kỳ tính thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là 31 tháng 01 của năm bắt đầu khai thuế theo quý, Nếu sau thời hạn này người nộp thuế không gửi văn bản đến cơ quan thuế thì người nộp thuế tiếp tục thực hiện khai thuế theo tháng ổn định trọn năm dương lịch.
+ Trường hợp người nộp thuế tự phát hiện không đủ điều kiện khai thuế theo quý thì người nộp thuế phải thực hiện khai thuế theo tháng kể từ tháng đầu của quý tiếp theo. Người nộp thuế không phải nộp lại hồ sơ khai thuế theo tháng của các quý trước đó nhưng phải nộp Mẫu 02/XĐ-PNTT – Bản xác định số tiền thuế phải nộp theo tháng tăng thêm so với số đã kê khai theo quý quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định Nghị định 125/2020/NĐ-CP và phải tính tiền chậm nộp theo quy định.
+ Trường hợp cơ quan thuế phát hiện người nộp thuế không đủ điều kiện khai thuế theo quý thì cơ quan thuế phải xác định lại số tiền thuế phải nộp theo tháng tăng thêm so với số người nộp thuế đã kê khai và phải tính tiền chậm nộp theo quy định. Người nộp thuế phải thực hiện khai thuế theo tháng kể từ thời điểm nhận được văn bản của cơ quan thuế.
Theo khoản 2, điều 9 của NĐ 125/2020/NĐ-CP

2. Cách xác định kỳ kê khai Thuế GTGT

* Đối tượng phải kê khai thuế GTGT:
– Doanh nghiệp có hoạt động, kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. (bao gồm cả doanh nghiệp mới thành lập hoặc các doanh nghiệp chưa hoặc không có phát sinh hoạt động mua vào bán ra)
– Doanh nghiệp không phải nộp hồ sơ khai thuế GTGT nếu:
+ Chỉ có hoạt động, kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế
+ Doanh nghiệp chế xuất chỉ có hoạt động xuất khẩu
(Theo khoản 3, điều 7 của NĐ 125/2020/NĐ-CP)
Các xác định kỳ kê khai thuế GTGT thực hiện theo điểm a, khoản 1, điều 9 của NĐ 125/2020/NĐ-CP như sau:
* Đối tượng kê khai thuế GTGT theo quý:
– Doanh nghiệp có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống thì được khai thuế giá trị gia tăng theo quý.
– Doan nghiệp mới thành lập
* Đối tượng kê khai thuế GTGT theo tháng: dành cho DN có tổng doanh thu năm trước liền kề trên 50 tỷ.
* Các xác định doanh thu: Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được xác định là tổng doanh thu trên các tờ khai thuế giá trị gia tăng của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch.
Trường hợp người nộp thuế thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính cho đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh thì doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm cả doanh thu của đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh.
* Đối với doanh nghiệp mới thành lập: thì được lựa chọn khai thuế giá trị gia tăng theo quý.
Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch liền kề tiếp theo năm đã đủ 12 tháng sẽ căn cứ theo mức doanh thu của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo kỳ tính thuế tháng hoặc quý.
* Một vài lưu ý khi xác định kỳ kê khai thuế GTGT:
Doanh nghiệp có trách nhiệm tự xác định thuộc đối tượng khai thuế theo quý để thực hiện khai thuế theo quy định.
+ Nếu đáp ứng tiêu chí khai thuế theo quý được lựa chọn khai thuế theo tháng hoặc quý ổn định trọn năm dương lịch.
+ Trường hợp người nộp thuế đang thực hiện khai thuế theo tháng nếu đủ điều kiện khai thuế theo quý và lựa chọn chuyển sang khai thuế theo quý thì gửi văn bản đề nghị (Mẫu 01/ĐK-TĐKTTquy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP đề nghị thay đổi kỳ tính thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là 31 tháng 01 của năm bắt đầu khai thuế theo quý, Nếu sau thời hạn này người nộp thuế không gửi văn bản đến cơ quan thuế thì người nộp thuế tiếp tục thực hiện khai thuế theo tháng ổn định trọn năm dương lịch.
+ Trường hợp người nộp thuế tự phát hiện không đủ điều kiện khai thuế theo quý thì người nộp thuế phải thực hiện khai thuế theo tháng kể từ tháng đầu của quý tiếp theo. Người nộp thuế không phải nộp lại hồ sơ khai thuế theo tháng của các quý trước đó nhưng phải nộp Bản xác định số tiền thuế phải nộp theo tháng tăng thêm so với số đã kê khai theo quý (Mẫu 02/XĐ-PNTT) quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định Nghị định 125/2020/NĐ-CP và phải tính tiền chậm nộp theo quy định.
+ Trường hợp cơ quan thuế phát hiện người nộp thuế không đủ điều kiện khai thuế theo quý thì cơ quan thuế phải xác định lại số tiền thuế phải nộp theo tháng tăng thêm so với số người nộp thuế đã kê khai và phải tính tiền chậm nộp theo quy định. Người nộp thuế phải thực hiện khai thuế theo tháng kể từ thời điểm nhận được văn bản của cơ quan thuế.
Theo khoản 2, điều 9 của NĐ 125/2020/NĐ-CP

3. Cách xác định kỳ kê khai Thuế TNDN:
– Thuế thu nhập doanh nghiệp không có kỳ theo tháng, chỉ có tạm tính theo quý và quyết toán theo năm
– Bắt đầu từ quý 4 năm 2014 doanh nghiệp không phải làm tờ khai thuế TNDN tạm tính quý nữa mà chỉ cần tính ra số tiền thuế và đi nộp
– Người nộp thuế thuộc diện lập báo cáo tài chính quý theo quy định của pháp luật về kế toán căn cứ vào báo cáo tài chính quý và các quy định của pháp luật về thuế để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý.
– Người nộp thuế không thuộc diện lập báo cáo tài chính quý theo quy định của pháp luật về kế toán căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh quý và các quy định của pháp luật về thuế để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý.

Ví dụ 1: Qúy 1 năm 2021: Công ty Thiên Ưng tạm tính thuế TNDN ra lỗi 1 triệu
=> Qúy 1 năm 2021: Không phải nộp tờ khai tạm tính thuế TNDN và cũng không phải nộp tiền thuế TNDN tạm tính
Ví dụ 2: Qúy 2 năm 2021: Công ty Thiên Ưng tạm tính thuế TNDN ra lãi 1 triệu
=> Qúy 2 năm 2021: Không phải nộp tờ khai tạm tính thuế TNDN và phải nộp tiền thuế TNDN tạm tính của quý 2 năm 2021 theo thời hạn là đến hết ngày 30/07/2021
Chú ý: Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 03 quý đầu năm tính thuế không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm. Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 03 quý đầu năm thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 03 đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.
Theo khoản 6, điều 8 của NĐ 125/2020/NĐ-CP

Xem thêm: Cách tính thuế TNDN tạm tính quý

4. Thuế – Lệ Phí Môn Bài:
* Đối với doanh nghiệp mới thành lập trong năm:
Doanh nghiệp mới thành lập (bao gồm cả doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh) hoặc có thành lập thêm đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh thực hiện nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.
(Theo điểm a, khoản 1, điều 10 của NĐ 125/2020/NĐ-CP)
Ví dụ:
Ngày 15/03/2021: Công ty được thành lập mới
+ Sẽ được miễn tiền lệ phí môn bà Năm 2021 (không phải đóng). Bắt đầu đóng tiền từ năm sau (năm 2022)
+ Nhưng vẫn phải làm tờ khai lệ phí môn bài 1 lần khi mới thành lập. Hạn nộp tờ khai: chậm nhất là ngày 30/01/2022
Ngày 20/07/2021: Công ty thành lập thêm 1 địa điểm kinh doanh
+ Vì địa điểm kinh doanh được thành lập trong khoảng thời gian công ty đang được miễn Lệ phí môn bài năm đầu thành lập (năm 2021) nên địa điểm kinh doanh cũng được miễn tiền lệ phí môn bài năm đầu thành lập (năm 2021). Bắt đầu đóng tiền từ năm sau (năm 2022)
+ Nhưng vẫn phải làm tờ khai lệ phí môn bài cho cơ sở mới thành lập. Hạn nộp tờ khai: chậm nhất là ngày 30/01/2022
Ngày 25/01/2022: Công ty thành lập thêm 1 chi nhánh:
+ Vì chí nhánh không được thành lập trong khoảng thời gian công ty được miễn Lệ phí môn bài năm đầu thành lập (năm 2021) nên chi nhánh không được miễn tiền lệ phí môn bài năm đầu thành lập (năm 2022). Chi nhánh Phải đóng tiền lệ phí môn bài từ năm 2022
+ Chi nhánh phải làm tờ khai lệ phí môn bài cho cơ sở mới thành lập. Hạn nộp tờ khai: chậm nhất là ngày 30/01/2023

* Đối với doanh nghiệp đã và đang hoạt động từ những năm trước đó:

– Không phải làm tờ khai thuế môn bài. Chỉ cần nộp tiền lệ phí môn bài (Thời hạn nộp là ngày 30/01 hàng năm)
* Đối với các doanh nghiệp có thay đổi về vốn:
– Trường hợp trong năm có thay đổi về vốn thì người nộp lệ phí môn bài nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm phát sinh thông tin thay đổi.
(Theo điểm a, khoản 1, điều 10 của NĐ 125/2020/NĐ-CP)
– Theo Công văn số 7090/CTHN-TTHT ngày 10/3/2021 của Cục Thuế TP. Hà Nội về việc khai lệ phí môn bài khi thay đổi vốn thì khi thay đổi vốn điều lệ (dù không làm thay đổi bậc thuế môn bài)  thì cũng phải nộp hồ sơ kê khai lại phí môn bài 

Chi tiêt về cách tính, kê khai, nộp lệ phí môn bài các bạn xem tại đây: Kê khai lệ phí môn bài
 

5. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

* Đối tượng không phải làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn: Chưa làm thông báo phát hành hóa đơn hoặc chưa mua hóa đơn bán hàng của CQT
* Đối tượng phải làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn: Đã làm thông báo phát hành hóa đơn hoặc đã mua hóa đơn bán hàng của CQT (kể cả trong kỳ không sử dụng hóa đơn)
– Đối tượng báo cáo theo tháng: doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in, doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế thuộc diện mua hóa đơn của cơ quan thuế (Theo Khoản 4 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC)
– Đối tượng báo cáo theo quý: Các doanh nghiệp còn lại (DN được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in, doanh nghiệp không thuộc loại rủi ro cao về thuế)