Theo Điều 112 Bộ Luật Lao động mới 45/2019/QH14 của Quốc hội (có hiệu lực vào ngày 01/01/2021) thì trong năm 2021 người lao động sẽ được hưởng nguyên lương vào những nghỉ sau:
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
STT | Dịp lễ tết | Số ngày được nghỉ |
01 |
Tết Dương lịch (ngày 01 tháng 01 dương lịch) |
01 ngày |
02 | Tết Âm lịch | 05 ngày |
03 |
Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch) |
01 ngày |
04 |
Ngày Quốc tế lao động (ngày 01 tháng 5 dương lịch) |
01 ngày |
05 | Ngày Quốc khánh |
02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau) |
06 |
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10 tháng 3 âm lịch). |
01 ngày |
Tổng số ngày được nghỉ hưởng nguyên lương | 11 ngày |
Theo Điều 115 của Bộ Luật Lao Động số 45/2019/QH14
Lưu ý:
– Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
– Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ của Tết âm lịch và Quốc khánh
Xem thêm: Cách tính tiền lương ngày nghỉ lễ tết
Theo Công văn số 9895/VPCP-KGVX ngày 26/11/2020 của Văn phòng Chính phủ về việc nghỉ Tết Âm lịch và Quốc khánh năm 2021 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động)
Theo công văn này, lịch nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 được ấn định từ ngày 10 – 16/2/2021 (7 ngày).
Dịp nghỉ Lễ 2/9 của năm 2021 cũng được ấn định sẵn là từ 2 – 5/9/2021 (liên tục 4 ngày, bao gồm hai ngày cuối tuần)
Do quy định mới tại Khoản 3 Điều 112 Bộ Luật Lao động mới 45/2019/QH14 yêu cầu Chính phủ công bố hằng năm lịch nghỉ cho hai dịp Lễ (gồm Tết Âm lịch và 2/9) nên lịch nghỉ này sẽ áp dụng chung cho tất cả người lao động trên toàn quốc.
Tuy nhiên, riêng đối với các doanh nghiệp “không thực hiện nghỉ cố định thứ Bảy và Chủ nhật hằng tuần” được phép sắp xếp lịch nghỉ phù hợp.
Bộ Lao động TB & XH sẽ có thông báo cụ thể về hai lịch nghỉ nêu tại văn bản này
2. Các ngày nghỉ việc riêng vẫn được hưởng nguyên lương:
Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
– Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
– Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
Chú ý:
– Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
– Ngoài ra, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
– Ngoài ra, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Theo Điều 115 của Bộ Luật Lao Động số 45/2019/QH14
3. Nghỉ hằng năm:
– Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
+12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
– Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
– Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
– Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
– Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
(Theo điều 113 của Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14)
4. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
(Theo điều 114 của Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14)
5. Tiền lương ngừng việc
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
– Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
– Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
– Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
+ Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
+ Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
(Theo điều 99 của Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14)
Còn nếu người lao động có đi làm vào những ngày nghỉ lễ tết hưởng nguyên lương nêu trên thì các bạn xem cách tính cụ thể tại đây: Cách tính lương làm thêm vào ngày lễ tết