Workstation là gì? So sánh Workstation và Server giống và khác nhau như thế nào? Update 12/2024

Bước vào thế giới công nghệ thông tin, có hàng loạt các khái niệm mà bạn cần phải tìm hiểu. Trong đó Workstation là gì? Sự khác nhau và giống nhau giữa Worstation và Server chính là thắc mắc của những ai đang bắt đầu tìm hiểu về lĩnh vực này. Thoạt vừa nghe qua khái niệm của Workstation và Server chắc hẳn bạn sẽ nghĩ rằng đây là 2 khái niệm tương tự nhau và có vai trò hỗ trợ khá giống nhau.

>>> Có thể bạn cần biết: RAM là gì? 

Thế nhưng, với nội dung mà tip.com.vn gửi đến bên dưới sẽ giúp bạn nhìn nhận thật rõ ràng về Workstation là gì? Server là gì? So sánh Workstation và Sever giống và khác nhau như thế nào? Còn chờ gì nữa, cùng chúng tôi khám phá ngay nhé.

Workstation là gì? So sánh Workstation và Server giống và khác nhau như thế nào?
Phân biệt giữa Workstation và Server

Khái niệm Workstation là gì?

Hiểu đơn giản, Workstation hay còn được gọi là máy trạm, đây là một chiếc máy tính  được thiết kế đầy đủ các bộ phận phần cứng và phần mềm nhưng cấu hình của nó luôn mạnh hơn rất nhiều lần so với chiếc máy tính thông thường.

Máy trạm thường được sử dụng phục vụ cho mục đích lập trình,thiết kế đồ họa, thiết kế trò chơi, làm phim, các nhà khoa học, xử lý âm thanh, hình ảnh, cơ khí, kiến trúc v.v… Để sử dụng máy trạm thành thạo đòi hỏi người dùng phải có khả năng tính toán cao cấp.

Trong một vài trường hợp đặc biệt, máy trạm có thể hoạt động như một Server (máy chủ). Chẳng hạn, ở bộ phận thiết kế đồ họa của công ty máy trạm thường được lắp đặt với cấu hình là máy chủ in cho cả bộ phận.

Một số nhà cung cấp PC Workstation nổi tiếng trên thị trường như Dell, Lenovo, HP v.v…

Khái niệm Server là gì? 

Không mang cấu hình quá mạnh như máy trạm, Server còn được gọi với cái tên “thuần Việt” là máy chủ, đây là một máy tính có chức năng cung cấp thông tin hoặc lưu trữ thông tin cho các máy khách (client) gửi lên hoặc tải xuống.

Ứng dụng thực tế vào việc phát triển phần mềm, bạn có 2 máy laptop A và B bạn có thể chọn bất kỳ 1 chiếc laptop nào để biến chúng thành máy chủ. Ở đây, ví dụ tip.com.vn sẽ sử dụng máy A là máy chủ. Thì trên máy tính A, chúng tôi sẽ cài đặt các phần mềm cần thiết cho công việc như Web Server, Database với mục đích cung cấp thông tin dữ liệu cho máy tính B khi truy cập vào.

Trên thực tế, bạn cũng đang sử dụng nhiều máy chủ mà bạn không hề hay biết. Ví dụ:

  • Khi sử dụng Facebook để tìm kiếm thông tin cá nhân của một ai đó, tức bạn đang truy vấn đến máy chủ của Facebook hãy cung cấp ngay trang cá nhân của người mà bạn đang cần tìm kiếm.
  • Khi bạn thực hiện cuộc gọi đến số điện thoại bất kỳ, lúc đó máy chủ của các nhà mạng viễn thông như Viettel, mobifone, Vinaphone sẽ rà soát thông tin xác định đó là số của nhà mạng nào và tiến hành kết nối đến số thuê bao mà bạn đang liên lạc.

Và tất nhiên, tốc độ truy xuất xử lý dữ liệu của máy chủ để trả về thông tin cho máy khách phải thật nhanh.

>>> Tìm hiểu thêm: GPU là gì? Công dụng của GPU là gì? 

So sánh Workstation và Server giống và khác nhau như thế nào?

Vậy PC Workstation và Server có gì điểm gì giống và khác nhau? Bảng so sánh bên dưới sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 2 khái niệm này trong lĩnh vực công nghệ thông tin

Server (Máy chủ) Workstation (Máy trạm)
Đây là chiếc máy tính có nhiệm vụ truy xuất hay đọc ghi dữ liệu từ máy khác, chủ yếu phục vụ theo yêu cầu của máy tính khác gửi đến. Mặc dù được gọi là máy tính nhưng thông thường các chiếc máy Server sẽ có màn hình, bàn phím và chuột. Máy trạm là những chiếc máy tính được thiết kế với cấu hình cao cấp, bao gồm đầy đủ phần cứng và phần mềm. Thường được dùng trong  thiết kế, lập trình, thuật toán. Máy trạm giống như một chiếc máy tình thông thường, có màn hình, có bàn phím và có chuột.
Máy chủ là trung tâm của một hệ thống mạng, nó ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu cũng như dịch vụ của hệ thống (cụ thể ở đây là đáp ứng yêu cầu từ máy khách- Client) Workstation – máy trạm hoạt động với nhiệm vụ như một chiếc máy tính cá nhân thông thường, có thể kết nối mạng cùng một hệ thống hoặc kết nối mạng độc lập đều không ảnh hưởng gì đến quá trình làm việc.
Với các loại máy chủ (Server) thì thiết bị IO có nhân sẽ không bắt buộc. Kết nào đầu ra và cả đầu vào của thiết bị sẽ được thực hiện qua công tác KMV có trong giá đỡ. Với những loại máy trạm, bạn có thể nhập hoặc xuất dữ liệu như chiếc máy tính thông thường thông qua thông qua thao tác trên chuột, hoặc thao tác trên bàn phím của máy tính.
Các máy chủ không bắt buộc phải có GUI (là viết tắt của Graphical User Interface) tức là giao diện đồ họa của người dùng. Máy trạm bắt buộc có GUI. Hoặc có thể sử dụng CLI (Command line interface) để thay thế.

Trên đây là nội dung giải đáp về Workstation là gì? So sánh Workstation và Server giống và khác nhau như thế nào? Mong rằng đây sẽ là thông tin cần thiết mà bạn đang tìm kiếm, cũng như giúp ích trong việc nhận biết 2 khái niệm này phục vụ tốt cho công việc của mình hơn nhé. Và đừng quên theo dõi chúng tôi trong những bài viết tiếp theo để cập nhật thêm những kiến thức bổ ích!