Blockchain là gì? Tất cả các kiến thức về công nghệ Blockchain Update 12/2024

Nếu bạn đã theo dõi ngân hàng điện tử, đầu tư vào lĩnh vực tiền điện từ trong nhiều năm qua, chắc chắn bạn đã bắt gặp đâu đó về Blockchain, một công nghệ lưu giữ thông tin đằng sau Bitcoin. Khi cố gắng tìm hiểu Blockchain là gì, bạn có thể sẽ bắt gặp được định nghĩa Blockchain là một các công khai, phi tập trung. Nghe có vẻ mơ hồ, tuy nhiên chúng thật sự rất dễ hiểu so với định nghĩa của nó. Vậy bạn có biết định nghĩa về Blockchain hay chưa?

>> Xem thêm: Kol là gì?

Blockchain được ví như một cuốn sổ cái nơi chưa hệ thống cơ sở dữ liệu cho phép người dùng lưu trữ, truyền tải các khối thông tin đã được mã hóa để liên kết với nhau. Thông qua bài viết dưới đây Tip.com.vn không chỉ chia sẻ về định nghĩa mà còn giới thiệu đến bạn tất tần tật những thông tin kiến thức về công nghệ này, hãy dành ra ít phút để tìm hiểu nhé.

Blockchain là gì? Những thông tin kiến thức về Blockchain
Blockchain là gì? Những thông tin kiến thức về Blockchain

Blockchain là gì?

Blockchain theo định nghĩa là một chuỗi có chứa các thông tin, cũng chính cái tên của nó đã thể hiện được định nghĩa block (khối) và chain (chuỗi). Các thông tin này được thu thập thông qua một hệ thống nằm trên Internet và được liên kết với nhau bằng mật mã (với thuật toán rất phức tạp). Các dữ liệu thông tin trên Blockchain chỉ có thể được thêm vào, không thể thay đổi, chỉnh sửa. Không có bất kỳ cơ quan trung ương nào phụ trách tệp Blcokchain hoặc dữ liệu mà nó chứa. Chúng hoạt động bằng cách mỗi máy tính giữ bản sao riêng của tệp và bất kỳ bản cập nhật nào cũng cần có sự chấp thuận của phần lớn các máy bên trong hệ thống. Các dữ liệu trong Blockchain được tạo thành từ các Khối – Block, mỗi khối chứa một phần dữ liệu. Dữ liệu mới nhất được thêm vào ở đầu chuỗi. Còn những dữ liệu lâu đời nhất sẽ đặt ở phần đáy bên trong cái được gọi là Khối nguyên thủy – Gebesis Block.

Cấu trúc của Blockchain được chia thành 3 phần
Cấu trúc của Blockchain được chia thành 3 phần

Cấu trúc của Blockchain

Mỗi khối (block) sẽ được lưu trữ gồm 3 phần:

  • Dữ liệu.
  • Hash của khối hiện tại.
  • Hash khối trước.

Phần dữ liệu

Dữ liệu sẽ tùy thuộc vào từng loại Blockchain. Dữ liệu giao dịch gồm: Thông tin người gửi, nhận và số lượng coin được gửi.

Phần Hash của khối hiện tại

Hash của khối hiện tại như một đặt điểm để nhận dạng. Nó là duy nhất và không trùng nhau.

Phần Hash của khối trường

Nhờ hash này mà các khối (block) liên kết tạo ra một chuỗi (chain). Tuy nhiên khối đầu tiên sẽ không được liên kết với bất cứ khối nào. Vì nó được tạo ra đầu tiên, và khối đầu tiên nay chính là Khối nguyên thủy đã được nói bên trên.

Những đặc điểm chính của Blockchain

  • Phi tập trung: Blockchain không thuộc sở hữu của một thực thể duy nhất, do đó nó mang tính phi tập trung.
  • Tính minh bạch: Blockchain minh bạch để mỗi người có thể theo dõi dữ liệu nếu họ muốn.
  • Bất biến: Không ai có thể can thiệp vào dữ liệu bên trong Blockchain.
  • Bảo mật: Nó mang tính bảo mật cao bởi dữ liệu được lưu trữ bên trong bằng mật mã.
  • Hợp đồng Thông minh:  Là một dạng hợp đồng kỹ thuật số được nhúng vào đoạn code if-this-then-that (IFTTT) và có khả năng tự động thực hiện các điều khoản, thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng một cách minh bạch. Chúng có thể dễ dàng truy xuất nhưng không thể can thiệp từ bên ngoài hay bên thứ ba. Các điều khoản bên trong hợp đồng thông minh tương đương với các hợp đồng có tính pháp lý khác và được lưu lại dưới dạng ngôn ngữ lập trình.

>> Xem thêm: Mã ASCII là gì?

Sử dụng Blockchain để làm gì?

Hệ thống Blockchain được dùng để lưu trữ thông tin trong các khối. Nó được quản lý bởi tất cả mọi người tham gia hệ thống. Blockchain cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn bằng một hệ thống mã hóa phức tạp, và được mở rộng theo thời gian. Blockchain có một tính năng rất đặc biệt đó là việc truyền tải dữ liệu không đòi hỏi một trung gian nào để xác nhận thông tin. Bởi hệ thống tồn tại nhiều nút hoạt động độc lập có thể xác thực các thông tin mà không đòi hỏi “dấu hiệu của niềm tin”. Blockchain là một hệ thống đảm bảo sự an toàn rất cao cho các dữ liệu trước các nguy cơ bị đánh cắp, đặc biệt là đối với các dữ liệu quan trọng như tài khoản ngân hàng online, tài khoản thẻ thanh toán… Thậm chí, khi một phần của hệ thống bị tấn công thì các phần khác vẫn có thể tiếp tục hoạt động bình thường mà không hề bị ảnh hưởng.

Blockchain được phân thành 3 loại chính
Blockchain được phân thành 3 loại chính

Cách để phân loại Blockchain

Trong hệ thống Blockchain chia thành 3 loại chính gồm: Public, Private và Permissioned:

Public

Đây là hệ thống mà bất kỳ ai cũng có quyền đọc và ghi dữ liệu trên Blockchain được. Quá trình xác thực giao dịch trên Blockchain này đòi hỏi phải có hàng nghìn hay thậm chí là hàng vạn nút tham gia. Do đó để tấn công vào hệ thống Blockchain này là điều bất khả thi vì chi phí rất cao.

Private

Đây là hệ thống Blockchain cho phép người dùng chỉ được quyền đọc dữ liệu, không có quyền ghi vì điều này thuộc về một bên thứ ba tuyệt đối tin cậy. Bên thứ ba này có thể cho phép hoặc không cho phép người dùng đọc dữ liệu trong một số trường hợp. Bên thứ ba là nơi toàn quyền quyết định mọi thay đổi trên Blockchain. Vì đây là một Private Blockchain, cho nên thời gian xác nhận giao dịch khá nhanh vì chỉ cần một lượng nhỏ thiết bị tham gia xác thực giao dịch.

Permissioned

Đây là một dạng của Private Blockchain nhưng bổ sung thêm một số tính năng nhất định. Nó kết hợp giữa “niềm tin” khi tham gia vào Public và “niềm tin tuyệt đối” khi tham gia vào Private. Các phiên bản của công nghệ Blockchain hiện nay

Tính đến thời điểm hiện tại Blockchain đã có 4 phiên bản chính bao gồm

Blockchain 1.0 – Tiền tệ và Thanh toán

Là phiên bản sơ khai và đầu tiên của blockchain. Ứng dụng chính của phiên bản này là các công việc liên quan đến tiền mã hoá và điển hình là Bitcoin. Blockchain 1.0 hỗ trợ mọi giao dịch liên quan đến chuyển đổi tiền tệ, kiều hối và thanh toán kỹ thuật số trong phạm vi tiền điện tử.

Blockchain 2.0 – Tài chính và Thị trường

Đây là phiên bản đánh dấu sự ra đời của Hợp đồng thông minh, giúp cắt giảm trung gian, tăng mức độ tin tưởng vào thế giới kỹ thuật số hiện đại. Ứng dụng và xử lý các tài sản của ngành Tài chính, ngân hàng như cổ phiếu, nợ, chi phiếu, quyền sở hữu hay giải quyết các hợp đồng, thỏa thuận một cách minh bạch, rõ ràng nhất.

Blockchain 3.0 – Thiết kế và Giám sát hoạt động

Đưa Blockchain ra khỏi ngành tài chính, hội nhập vào đa lĩnh vực trong đời sống như y tế, giáo dục, chính phủ hay nghệ thuật. Phiên bản 3.0 kết hợp giữa 2 phiên bản trước và thêm các tính năng vượt trội như hệ thống Data, hợp đồng thông minh, nền tảng điện toán đám mây, blocklet hoạt động không cần máy chủ,… và đặc biệt nhất chính là ứng dụng phân tán –  Decentralized Application.

Blockchain 4.0 – Doanh nghiệp và ứng dụng giao dịch

Công nghệ mới nhất hướng đến các doanh nghiệp và tập trung vào chạy các ứng dụng giao dịch nhanh chóng, hiệu quả hơn. Blockchain phiên bản 4.0 ở hữu tất cả những ưu điểm của các đời công nghệ trước. Ngoài ra còn khắc phục những khuyết điểm về tốc độ xử lý chậm, thiếu nguồn nhân lực chất lượng để vận hành. Trên đây là chi tiết Blockchain là gì và những thông tin kiến thức về Blockchain, hy vọng sẽ mang đến cho bạn cái nhìn bao quát nhất. Bạn cần lưu ý rằng những thông tin này chỉ mang tính tham khảo, bạn không nên áp dụng chúng vào bất kỳ cơ sở đầu tư nào bởi chúng đều có liên quan đến rủi ro. Hãy tìm hiểu thêm những rủi ro bạn có thể gặp khi đầu tư để hiểu rõ hơn trước khi thực hiện giao dịch.