Tính chất hóa học của muối và một số dấu hiệu nhận biết muối Update 12/2024

Hóa học là đề tài luôn mang đến cho mọi người những nguồn cảm hứng bất tận. Khi chất hóa học này kết hợp cùng chất hóa học kia xuất hiện những phản ứng cho bạn nhiều kết quả mà mắt thường nhìn rất thú vị. Và muối cũng là một trong số các chất hóa học khiến bạn cảm thấy hứng thú khi tìm hiểu bởi nhiều muối có kết tủa với nhiều màu sắc vô cùng bắt mắt. Tìm hiểu rõ hơn về muối, trong bài viết dưới đây tip.com.vn xin chia sẻ đến bạn tính chất hóa học của muối và một số dấu hiệu nhận biết muối.

Nếu bạn là một người có đam mê về hóa học, chắc chắn những thông tin hữu ích dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hóa học về muối về tính chất hóa học của muối và dấu hiệu nhận biết. Mời bạn cùng tip.com.vn để bổ sung kiến thức hữu ích cho chính mình.

Dấu hiệu nhận biết muối:

Như bạn đã biết muối được tạo thành trong các phản ứng giữa axit và bazo, oxit axit với bazo hoặc oxit bazo với axit. Nhắc đến muối, người ta thường nghĩ đến muối ăn NaCl nhiều hơn. Tuy nhiên trong hóa học, muối ăn chỉ là một trong số rất nhiều các loại muối.

Muối được tạo ra từ một hoặc nhiều nguyên tử kim loại hoặc gốc NH4+ liên kết với một hoặc nhiều gốc axit khác nhau. Ví dụ như: NaCl, MgSO4, CaCO3, NaHCO3, KI, NaBr, FeCl2

Bạn có thể nhận biết gốc của một số loại muối qua một số phương pháp như quan sát, đốt.

*Quan sát:

Muối có chứa gốc kim loại, axit khác nhau sẽ có màu sắc khác nhau như:

  • Cu2+: Màu xanh lam.
  • Mn2+: Màu vàng nhạt.
  • Zn2+: Màu trắng.
  • Al3+: Màu trắng keo.
  • Cu2+: Màu đỏ gạch.
  • Fe3+: Màu đỏ nâu.
  • Fe2+: Màu trắng xanh.
  • Ni2+: Màu lục nhạt.
  • Cr3+: Màu lục.
  • Cl: Màu trắng.
  • PO43−: Màu vàng.
  • MnO4: Màu tím.
  • CrO42−: Màu vàng.

*Đốt:

Hoặc khi đem đi đốt muối của một số kim loại sẽ có những ngọn lửa màu khác nhau:

  • Muối Ca2+ khi cháy có ngọn lửa màu cam
  • Muối Ba2+ khi cháy có màu lục vàng
  • Muối của Li+ khi cháy có ngọn lửa màu đỏ tía
  • Muối Na+ khi cháy có  ngọn lửa màu vàng
  • Muối Kkhi cháy có  ngọn lửa màu tím

>> Tìm hiểu thêm:

Tính chất hóa học của muối:

Làm đổi màu chất chỉ thị:

Muối có khả năng làm thay đổi màu của quỳ tìm hoặc không đổi màu tùy thuộc vào tính chất của muối.

– Muối có tính axit mạnh hơn sẽ làm quỳ tím hóa đỏ (Ví dụ Ag2SO4…).

– Muối có tính bazo mạnh hơn làm quỳ tím hóa xanh (Ví dụ Na2CO3, KBr, K2CO3…).

– Muối trung tính quỳ tím sẽ không đổi màu (Ví dụ KNO3, NaCl, CuSO3…).

Phản ứng trao đổi:

Phản ứng trao đổi của muối là phản ứng hóa học mà trong đó 2 hợp chất tham gia trao đổi với nhau để tạo ra những hợp chất mới.

Phản ứng trao đổi không làm thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố tham gia.

Một số ví dụ và phản ứng trao đổi của muối:

  • NH4NO3 + BaCl2 → NH4Cl + Ba(NO3)2
  • Na2CO3+CaCl2 →CaCO3 +NaCl

Tác dụng với kim loại:

Muối tác dụng với kim loại sẽ đẩy kim loại ra khỏi muối. Với điều kiện kim loại tác dụng phải mạnh hơn kim loại trong muối dựa vào độ hoạt động của kim loại đó:

K > Na > Ca > Mg > Al > Zn > Fe > Ni > Sn > Pb > H > Cu > Hg > Ag > Pt > Au

Ví dụ phản ứng tác dụng với kim loại:

  • 3Li + AlCl3 → 3LiCl + Al
  • 2Zn + Ni(NO3)2 → Ni + 2ZnNO3

Tác dụng với axit:

Muối tác dụng với axit tạo thành muối mới và axit mới

  • CaSO3 + 2HCl → CaCl2 + SO2 + H2O
  • BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl

Tác dụng với dung dịch muối:

Muối cũng có thể với dung dịch muối để tạo thành 2 nhóm muối mới:

  • NaCl + AgNO3 → AgCl ↓+ NaNO3
  • Na2SO4 + BaCl2→ BaSO4↓ + 2NaCl

Tác dụng với dung dịch Bazo:

Muối có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới

  • Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3
  • NaOH + FeSO4 → Fe(OH)2 + Na2SO4

Phản ứng phân hủy muối:

Một số loại muối có thể bị nhiệt phân hủy thành nhiều chất khác nhau:

  • 2KClO3 → 2KCl + 3O2
  •  CaSO→ CaO + SO2

Hy vọng rằng với những thông tin về tính chất hóa học của muối và các dấu hiệu nhận biết muối có thể giúp cho những bạn đang có đam mê về hóa học và tìm hiểu về muối có thêm nhiều thông tin hữu ích. Đừng quên truy cập tip.com.vn để cập nhật nhiều thông tin hữu ích cho mình nhé.