Động từ là gì trong tiếng Anh: Chức năng, phân loại, vị trí, bài tập Update 11/2024

Động từ là nhân tố quan trọng tạo thành câu trong tiếng Anh. Trên smartphone hay laptop hiện nay có khá nhiều ứng dụng giúp các bạn học thêm nhiều động từ mới thông qua game hay video. Tuy nhiên, để tìm hiểu về cách phân loại động từ, vị trí trong câu và cách sử dụng chính xác hãy xem qua bài viết dưới đây nhé!

1. Động từ là gì?

Trong tiếng Anh, cụm từ hoặc từ chỉ hoạt động của một chủ thể được gọi là động từ. Động từ là một thành phần vô cùng quan trọng cấu thành nên câu, dùng để biểu thị hoạt động (chạy, đi, đọc), trạng thái (tồn tại, ngồi).

Định nghĩa động từ trong tiếng Anh

Định nghĩa động từ trong tiếng Anh

2. Phân loại động từ trong tiếng Anh

Tuy nhiên ngoài các động từ thường, tiếng Anh cũng có một số loại động từ đặc biệt không dùng với mục đích diễn đạt hành động của chủ thể. Vì thế chúng ta có thể chia động từ thành 6 loại bên dưới:

Động từ to be

Động từ to be dùng để chỉ trạng thái, đặc điểm, sự tồn tại của một sự vật hay hiện tượng thay vì diễn đạt hành động như thông thường. Động từ to be có 3 dạng: Am, Is, Are.

Ví dụ:

– I am a teacher. (Tôi là một giáo viên).

– The desk is tall. (Cái bàn này cao).

– They are my friends. (Họ là bạn của tôi).

Động từ to be trong tiếng Anh

Động từ to be trong tiếng Anh

Động từ thường

Động từ thường có chức năng diễn đạt hành động thông thường của chủ thể.

Ví dụ:

– I go to school by bus everyday. (Mỗi ngày tôi đi đến trường bằng xe buýt).

– She watches TV in her free time. (Cô ấy xem tivi trong thời gian rảnh).

Động từ thường trong tiếng Anh

Động từ thường trong tiếng Anh

Động từ khiếm khuyết

Động từ khiếm khuyết thường đi kèm với động từ chính nhằm mô tả khả năng, sự chắc chắn, lời khuyên, sự cho phép hoặc cấm đoán,… Một số động từ khiếm khuyết thông dụng là: Can (có thể), May (có thể), Should (nên), Must (phải), Will (sẽ),…

Ví dụ:

– I will go to bed early. (Tôi sẽ đi ngủ sớm).

– He must take care of his mom. (Anh ấy phải chăm sóc mẹ của anh ấy).

Động từ khiếm khuyết trong tiếng Anh

Động từ khiếm khuyết trong tiếng Anh

Động từ nối

Động từ nối hoặc động từ liên kết (hoặc linking verb) được đặc biệt dùng để diễn tả hành động thiên về cảm xúc của con người, sự vật, sự việc,… Một số động từ liên kết thường gặp là: Become (trở nên), Get (dần), Seem (có vẻ như), Prove (tỏ ra), Look (trông có vẻ), Smell (mùi có vẻ),…

Ví dụ:

– She looks beautiful. (Cô ấy trông thật xinh đẹp).

– He seemed to be looking for someone. (Anh ấy dường như đang tim kiếm ai đó).

Động từ nối trong tiếng Anh

Động từ nối trong tiếng Anh

Nội động từ

Nội động từ chỉ hành động được thực hiện một cách trực tiếp từ chủ thể và không tác động lên đối tượng nào khác.

Ví dụ:

– I am happy. (Tôi đang hạnh phúc).

– He grew up in the countryside. (Anh ấy lớn lên ở một miền quê).

Nội động từ trong tiếng Anh

Nội động từ trong tiếng Anh

Ngoại động từ

Ngoại động từ có nhiều tân ngữ theo sau chỉ đối tượng bị chủ thể của hành động tác động.

Ví dụ:

– My mom makes breakfast for me everyday. (Mẹ tôi làm bữa sáng cho tôi mỗi ngày).

– My brother bought a new laptop yesterday. (Hôm qua anh trai tôi mua một chiếc laptop mới).

Ngoại động từ trong tiếng Anh

Ngoại động từ trong tiếng Anh

3. Các loại động từ trong tiếng Anh

Ngoài cách phân loại theo mục đích sử dụng, các loại động từ trong tiếng Anh còn được phân loại theo ý nghĩa như sau:

Động từ thể chất (Physical verbs)

Trong tiếng Anh, động từ chỉ thể chất dùng để diễn đạt hành động của chủ thể, cơ thể khi sử dụng một vật nào đó để tạo ra hành động.

Ví dụ:

– The dog is lying by the door. (Con chó đang nằm cạnh cửa sổ).

– My sister threw the ball at me.(Chị gái tôi ném quả bóng về phía tôi).

Động từ thể chất trong tiếng Anh

Động từ thể chất trong tiếng Anh

Động từ chỉ trạng thái (Stative verbs)

Động từ chỉ trạng thái dùng để mô tả sự tồn tại của sự việc hay tình huống nào đó, không dành để chỉ hành động.

Ví dụ: The coach appreciated his swimming ability. (Huấn luyện viên đánh giá cao khả năng bơi của anh ta).

Động từ chỉ trạng thái trong tiếng Anh

Động từ chỉ trạng thái trong tiếng Anh

Động từ chỉ hoạt động nhận thức (Mental verbs)

Những động từ mang ý nghĩa chỉ nhận thức như hiểu, biết, suy nghĩ,… về một vấn đề hoặc sự việc được xem là động từ chỉ hoạt động nhận thức.

Ví dụ:

– I understand the lesson you are teaching. (Tôi hiểu bài học bạn đang giảng).

– I like her jacket. (Tôi thích chiếc áo khoác của cô ấy).

Động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Anh

Động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Anh

Các loại động từ khác

Ngoài các loại động từ phổ biến được chia theo cách trên còn có một số loại động từ khác như động từ bất quy tắc, động từ thêm -ing hoặc động từ thêm -ed.

4. Vị trí của động từ trong tiếng Anh

Khác với danh từ, động từ trong tiếng Anh không có vị trí linh hoạt mà chỉ có một vài vị trí nhất định sau:

Đứng sau chủ ngữ

Động từ đứng sau chủ ngữ nhằm mục đích mô tả hành động của chủ thể.

Ví dụ:

– She walks in the park every morning. (Cô ấy đi dạo ở công viên mỗi buổi sáng).

– I ride the bicycle to school every day. (Tôi đạp xe đến trường mỗi ngày).

Động từ sau chủ ngữ diễn đạt hành động của chủ thể

Động từ sau chủ ngữ diễn đạt hành động của chủ thể

Đứng sau trạng từ chỉ tần suất

Động từ không trực tiếp đứng sau chủ ngữ mà đứng sau trạng từ chỉ tần suất trong câu để mô tả thói quen.

Ví dụ:

– He often goes to bed late at night. (Anh ấy thường ngủ muộn vào buổi tối).

– I usually have breakfast early at 6 am. (Tôi luôn dùng bữa sáng sớm lúc 6 giờ).

Động từ sau trạng từ tần suất chỉ thói quen

Động từ sau trạng từ tần suất chỉ thói quen

Đứng trước tân ngữ

Ngoài cách xác định động từ bằng vị trí đứng sau chủ ngữ thì trong tiếng Anh, động từ còn đứng trước tân ngữ.

Ví dụ:

– Listen to me and I will tell you a story. (Lắng nghe tôi và tôi sẽ kể bạn câu chuyện).

– Open the books, we will learn new lessons! (Mở sách ra, chúng ta sẽ học bài học mới).

Vị trí của động từ trước tân ngữ

Vị trí của động từ trước tân ngữ

Đứng trước tính từ

Trong tiếng Anh chỉ có duy nhất động từ tobe là đứng trước tính từ.

Ví dụ:

– He is handsome. (Anh ấy thật bảnh trai).

– Her hair is long. (Mái tóc của cô ấy dài).

Động từ Tobe đứng trước tính từ

Động từ Tobe đứng trước tính từ

5. Cách dùng động từ trong tiếng Anh

Thêm đuôi -ed cho động từ

Để thành lập động từ cho thì Quá khứ đơn (Simple Past) và Quá khứ phân từ (Past Participle) ta thường phải thêm đuôi -ed cho động từ theo các cách thông dụng dưới đây:

– Thêm -ed vào động từ nguyên mẫu.

Ví dụ: to kick => Tom kicked the ball. (Tom đá quả bóng).

– Nếu tận cùng động từ là -e thì chỉ cần thêm đuôi -d.

Ví dụ: to live --> He lived in Ho Chi Minh city for 2 years. (Anh ấy sống ở thành phố Hồ Chí Minh đã 2 năm).

– Nếu tận cùng động từ tận cùng là phụ âm + Y thì đổi -Y thành -i rồi thêm đuôi -ed.

Ví dụ: to study => She studied hard everyday. (Cô ấy học hành chăm chỉ mỗi ngày).

Động từ thêm đuôi -ed

Động từ thêm đuôi -ed

– Nếu tận cùng động từ là 1 nguyên âm + 1 phụ âm và âm nhấn ở âm tiết cuối thì gấp đôi phụ âm cuối rồi thêm đuôi -ed.

Ví dụ: to stop => I stopped eating before having the ring tone. (Tôi ngừng ăn trước khi có tiếng chuông).

– Một số động từ 2 âm tiết, được nhấn mạnh ở âm tiết thứ nhất và có âm cuối cùng là -L thì gấp đôi phụ âm cuối rồi thêm đuôi -ed.

Ví dụ: to travel => I travelled to Ha Long bay in summer vacation. (Tôi đã đến Vịnh Hạ Long vào kỳ nghỉ hè).

Cách phát âm V-ed

Để phát âm đúng động từ thêm -ed, có thể thực hiện theo 3 cách sau:

– Động từ thêm -ed sau các âm /t/ và /d/.

=> -ed phát âm /id/.

Ví dụ: to want => wanted, to decide => decided.

– Động từ thêm -ed sau các các phụ âm câm (Voiceless Consonant Sounds).

=> -ed phát âm /t/.

Ví dụ: to ask => asked, to finish => finished.

– Động từ thêm -ed sau các nguyên âm (Vowel Sounds) và phụ âm tỏ (Voiced Consonant Sounds).

=> -ed phát âm /d/.

Ví dụ: to answer => answered, to open => opened.

Cách phát âm động từ đuôi -ed

Cách phát âm động từ đuôi -ed

Thêm đuôi -ing cho động từ

Để thành lập động từ cho Hiện tại phân từ (Present Participle), Thì tiếp diễn (Continuous Tenses) và Danh động từ (Gerund) ta thường thêm đuôi -ing cho động từ theo các trường hợp sau:

– Thêm -ing vào động từ nguyên mẫu.

Ví dụ: to walk => walking, to go => doing.

– Nếu tận cùng động từ là -e thì bỏ -e trước khi thêm -ing.

Ví dụ: to live => living, to love => loving.

– Nếu tận cùng động từ là -ie thì đổi -i thành -y rồi thêm đuôi -ing.

Ví dụ: to die => dying, to lie => lying.

Động từ thêm đuôi -ing

Động từ thêm đuôi -ing

– Động từ có âm tiết cuối được nhấn mạnh hoặc động từ một âm tiết có dạng tận cùng bằng 1 nguyên âm + 1 phụ âm thì gấp đôi phụ âm rồi thêm -ing.

Ví dụ: to run => running, to cut => cutting.

– Nếu tận cùng động từ 2 âm tiết là -L và âm tiết thứ nhất được nhấn mạnh thì gấp đôi phụ âm -L rồi thêm -ing.

Ví dụ: to travel => travelling.

– Một số trường hợp được thêm -ing đặc biệt cần lưu ý tránh nhầm lẫn.

+ to dye => dyeing (nhuộm) khác với to die => dying (chết).

+ to singe => singeing (cháy xém) khác với to sing => singing (hát).

6. Cách chia động từ trong tiếng Anh

– Quy tắc căn bản của chi động từ: Nếu có chủ ngữ thì động từ chia thì, nếu không có chủ ngữ thì động từ chia theo dạng.

Ví dụ:

When he saw me he asked me to go out. (Khi anh ấy nhìn thấy tôi, anh ấy đã rủ tôi đi chơi).

=> Động từ “ask” chia thì quá khứ “asked” vì đứng sau chủ ngữ, phía trước có động từ “saw”.

=> Động từ “go” chia dạng “to go” vì phía trước nó không có chủ ngữ mà là tân ngữ “me”.

Chia động từ theo thì

Chia động từ theo thì

– Nếu xét về dạng thì động từ trong tiếng Anh có 4 dạng sau:

+ Bare infinitive (động từ nguyên mẫu).

+ To-infinitive (động từ nguyên mẫu có “to”).

+ V-ing (động từ thêm ing).

+ Past Participle (động từ ở dạng quá khứ phân từ).

Chia động từ theo dạng

Chia động từ theo dạng

7. Một vài động từ phổ biến hay gặp

Dưới đây là bảng 50 động từ thông dụng nhất trong tiếng Anh mà có thể bạn sẽ hay gặp:

STT

Động từ tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

STT

Động từ tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

1

Be

Là, thì, ở

26

Play

Chơi

2

Have

27

Write

Viết

3

Do

Làm

28

Read

Đọc

4

Say

Nói

29

Stop

Dừng lại

5

Get

Lấy

30

Let

Cho phép

6

Make

Làm

31

Agree

Đồng ý

7

Know

Biết

32

Walk

Đi bộ

8

Go

Đi

33

Sing

Hát

9

See

Thấy

34

Wait

Đợi

10

Think

Nghĩ

35

Buy

Mua

11

Look

Nhìn

36

Pay

Trả, thanh toán

12

Use

Dùng

37

Win

Chiến thắng

13

Watch

Xem

38

Send

Gửi

14

Eat

Ăn

39

Build

Xây dựng

15

Drink

Uống

40

Spend

Dành

16

Run

Chạy

41

Live

Sống

17

Dance

Nhảy múa

42

Help

Giúp đỡ

18

Put

Đặt

43

Sleep

Ngủ

19

Try

Thử

44

Need

Cần

20

Keep

Giữ

45

Become

Trở thành

21

Call

Gọi

46

Bring

Mang lại, đem lại

22

Open

Mở

47

Begin

Bắt đầu

23

Close

Đóng

48

Join

Tham gia

24

Sit

Ngồi

49

Learn

Học

25

Listen

Nghe

50

Swim

Bơi

8. Bài tập về động từ trong tiếng Anh (có đáp án)

Để vận dụng được những kiến thức tổng hợp về động từ trong tiếng Anh đòi hỏi bạn phải có quá trình rèn luyện và sử dụng thường xuyên. Vì vậy, bài viết cung cấp thêm phần bài tập về động từ trong tiếng Anh kèm đáp án chi tiết giúp các bạn thực hành tốt phần kiến thức này.

Bài tập về động từ trong tiếng Anh (có đáp án)​​

Bài tập về động từ trong tiếng Anh (có đáp án)

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp đến cho các bạn các kiến thức cơ bản về động từ trong tiếng Anh bao gồm khái niệm, chức năng, phân loại và các lưu ý đặc biệt kèm bài tập vận dụng. Chúc các bạn học tập thành công!