Card màn hình bị lỗi là một vấn đề thường gặp đối với những người sử dụng máy tính hiện nay. Khi bị lỗi card màn hình sẽ làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng hình ảnh hiển thị, gây khó chịu cho người dùng. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ một số kiến thức về lỗi card màn hình thường gặp và hướng dẫn cách khắc phục. Cùng xem ngay thôi!
Card màn hình (Graphics card) hay card đồ họa rời là loại thiết bị giúp máy tính xử lý các vấn đề màu sắc của màn hình, độ phân giải và độ tương phản chi tiết của hình ảnh.
1. Những lỗi về card màn hình hay gặp
Sau khi cài đặt driver, card không lên hình
Đây là một lỗi thường gặp khi chúng ta gắn hoặc thay card màn hình vào cho laptop. Để khắc phục lỗi này, bạn có thể tháo card ra, khởi động lại máy tính, tháo driver và quay lại quá trình lắp ráp và cài driver.
Card đã được lắp, nhưng chơi game bị giật lag
Nguyên nhân của lỗi này là do máy chưa được cài driver đúng cho card màn hình. Trong trường hợp này, người dùng chỉ cần kiểm tra xem card màn hình của mình đang dùng là gì sau đó cài lại driver là có thể sử dụng được bình thường.
Để kiểm tra xem card màn hình máy tính, bạn có thể tham khảo bài viết sau: [Video] Cách kiểm tra card màn hình máy tính Windows cực đơn giản.
Card không nhận đúng độ phân giải màn hình
Lỗi card không nhận đúng độ phân giải màn hình cũng khiến chất lượng hình ảnh kém. Để khắc phục lỗi này, bạn hãy thử kiểm tra xem phiên bản hiện tại của driver đã được cài đặt đúng hay chưa hoặc bạn có thể thử cài lại driver.
Card đã lắp đúng, khởi động máy chạy nhưng không lên hình
Lỗi card màn hình này là do chưa tắt card màn hình onboard và bật sang card màn hình rời trên BIOS. Để khắc phục lỗi này, bạn hãy tắt card on board sau đó có thể sử dụng lại bình thường, hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Để tìm hiểu cách tắt card on board trên laptop, bạn có thể tham khảo bài viết sau: Tắt card onboard và sử dụng card rời NVIDIA cho laptop.
Lỗi card màn hình làm màn hình bị tối đen hoặc xanh
Do bộ nhớ của card bị lỗi hoặc bị quá nóng gây ra hiện tượng màn hình laptop bị tối đen hoặc xanh. Để khắc phục lỗi này, bạn hãy sử dụng quạt tản nhiệt để có thể khắc phục lỗi card màn hình do nguyên nhân này gây nên nhé!
Card đồ họa hoạt động không bình thường trong khi khởi động
Nếu card đồ họa không hoạt động ngay khi bạn khởi động hoặc đang bật nguồn PC mà không có tín hiệu trên màn hình thì có thể card của bạn bị lỗi. Để khắc phục lỗi này, bạn hãy tháo card ra và đem đến trung tâm sửa chữa để kiểm tra nhé.
Card màn hình bị cháy chip, tụ bị phù, bị nổ…
Một trong những nguyên nhân khiến card màn hình bị hỏng là do bị cháy chip, tụ bị phù, bị nổ,… Nếu gặp phải vấn đề này, bạn có thể kiểm tra card đồ họa của mình trong một PC khác và xem nó có hoạt động tốt hay không. Nếu nó không hoạt động được trên các PC khác thì bạn có thể sửa chữa hoặc đổi mới.
Màn hình xuất hiện thông báo ra khỏi phạm vi quét.
Nguyên nhân của lỗi này là do màn hình không được kết nối đến cửa ra của card màn hình. Để khắc phục lỗi này, bạn hãy thử kết nối lại rồi bật máy để kiểm tra xem nhé.
GPU không được phát hiện trong Windows
Khi BIOS hoặc GPU bị hỏng khiến card màn hình không nhận đúng trong Windows. Để khắc phục lỗi này, bạn có thể flash BIOS card đồ họa hoặc BIOS GPU bằng các công cụ flash GPU.
2. Những lưu ý khi lắp đặt card màn hình
Cách lắp card màn hình đúng cách
Một trong những nguyên nhân khiến card màn hình bị lỗi là do người dùng lắp đặt không đúng cách dẫn đến hư hỏng. Hãy kiểm tra và đảm bảo rằng card đồ họa được cài đặt đúng vào khe cắm card đồ họa.
Để có thể lắp card màn hình đúng cách, bạn có thể tham khảo bài viết sau: Cách lắp đặp card màn hình cho máy tính đơn giản, nhanh chóng.
Lưu ý khi lắp card màn hình
Gắn đúng và khít cổng giao tiếp trên main
Khi thay thế hoặc bổ sung card màn hình, bạn cần lựa chọn và mua các loại card có dắt kết nối phù hợp với máy tính của bạn, khi lắp đặt cần lắp đúng cổng và khít để có thể sử dụng được card đồ họa cho màn hình.
Cài đặt đúng driver cho card màn hình
Driver là phần quan trọng trong quá trình lắp đặt một card màn hình cho laptop. Sau khi lắp đặt xong, bạn phải kiểm tra và tải bản driver mới nhất cho card đồ họa của mình.
3. Cách xử lý khi card màn hình bị lỗi
Kiểm tra cài đặt card đồ họa, card không đặt đúng vị trí khe cắm
Để xử lý card màn hình bị lỗi, điều đầu tiên và quan trọng nhất phải làm là kiểm tra cài đặt card đồ họa của bạn.
Để kiểm tra cài đặt card đồ họa, bạn có thể thực hiện các bước sau:
Bước 1: Tắt hoàn toàn máy tính của bạn bằng cách nhấn vào nút biểu tượng Start trên thanh Taskbar > Chọn Power > Chọn Shut down.
Bước 2: Tháo các vít để tháo nắp bên hông của máy tính và bảng điều khiển bên cạnh khe cắm cạc đồ họa.
Bước 3: Tìm card màn hình > Tháo các vít giữ mặt sau của card đồ họa.
Nếu bạn chưa nối dây, hãy ngắt kết nối cáp video chạy tới màn hình. Sau đó, tháo tấm mặt sau đang giữ card màn hình xuống.
Bước 4: Card màn hình được giữ bằng một cái kẹp ở cuối khe cắm thẻ PCI Express. Bạn đè xuống hoặc kéo ngang tùy theo dòng mainboard để mở khóa ra.
Bước 5: Tháo card màn hình ra khỏi khe cắm > Kết nối một hoặc hai đầu nối nguồn PCI Express với card màn hình > Khởi động lại máy.
Kiểm tra nguồn điện/PSU
Nếu PSU của bạn không được cấp nguồn cho card đồ họa thì thiết bị này sẽ không thể cung cấp đủ nguồn điện cho card đồ họa. Do đó, card đồ họa của bạn có thể không được nhận bởi PC hoặc trong Windows. Ngoài ra, nếu card đồ họa của bạn yêu cầu các đầu nối nguồn PCI-E 6 chân hoặc 8 chân thì hãy đảm bảo kết nối chúng với PSU của bạn nhằm cung cấp đủ nguồn điện cho card hoạt động.
Để kiểm tra nguồn điện/PSU, bạn có thể thực hiện các bước sau:
Bước 1: Hãy đảm bảo các công tắc nguồn ở đằng sau PSU không để chế độ tắt.
Bước 2: Kiểm tra cáp nguồn đã gắn chặt vào ổ điện và nguồn chưa > Thử dây cáp khác và kiểm tra ổ điện để đảm bảo chúng không hư.
Bước 3: Kiểm tra các kết nối trong thùng máy, đặc biệt là dây cắm các phần cứng > Tháo tất cả linh kiện và phần cứng trong máy ngoại trừ ổ cứng boot hệ điều hành và card đồ họa rời (nếu bạn không có card đồ họa onboard – card tích hợp). Nếu CPU bạn có card đồ họa tích hợp, tháo luôn card đồ họa rời ra.
Cài đặt drivers thích hợp
Để khắc phục lỗi card màn hình, bạn phải cài đặt drivers phù hợp cho card đồ họa của mình để card có thể hoạt động bình thường. Bạn nên tải xuống drivers từ các trang web chính thức của nhà sản xuất card đồ họa hoặc GPU.
Bạn có thể tham khảo một số link tải driver cho card màn hình sau:
– Driver AMD: Bạn tải TẠI ĐÂY.
– Driver Nvidia: Bạn tải TẠI ĐÂY.
– Driver MSI: Bạn tải TẠI ĐÂY.
– Driver Asuz: Bạn tải TẠI ĐÂY.
Cập nhật Windows
Việc cập nhật hệ điều hành Windows có thể dẫn đến vấn đề này khi mà card đồ họa không được nhận dạng trong Windows. Nếu card đồ họa của bạn không được phát hiện sau bản cập nhật Windows gần đây, thì hãy gỡ bỏ hoặc gỡ cài đặt lại bản cập nhật Windows đó.
Để cập nhập Windows, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Nhấn vào nút biểu tượng Start trên thanh Taskbar > Chọn Settings.
Bước 2: Chọn Update & Security.
Bước 3: Chọn Windows Update > Chọn Install now để cập nhập Windows.
Kiểm tra cáp hiển thị (HDMI, DVI)
Do cáp hiển thị như HDMI, DVI bị lỗi khiến card đồ họa không nhận màn hình. Bạn nên kiểm tra cáp hiển thị của card đồ họa và xem nó có hoạt động tốt hay không.
Để kiểm tra cáp hiển thị, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tắt màn hình máy tính bằng cách nhấn vào nút biểu tượng Start trên thanh Taskbar > Chọn Power > Chọn Shut down.
Bước 2: Ngắt kết nối cáp video HDMI từ cả hai đầu > Ngắt kết nối cáp nguồn của màn hình từ phía sau / dưới cùng của màn hình.
Bước 3: Kết nối lại cáp điện với màn hình > Kết nối lại cáp video HDMI.
Lưu ý: Đầu kia của cáp phải được cắm trực tiếp vào ổ cắm điện. Không có UPS hoặc thiết bị chống sét.
Vấn đề tương thích bo mạch chủ
Lỗi card màn hình có thể xảy ra là do card đồ họa không tương thích với bo mạch chủ cũ của bạn. Bạn có thể thử cập nhật BIOS giúp hỗ trợ card đồ họa mới. Bạn nên tải xuống phiên bản BIOS mới nhất từ trang web của nhà sản xuất.
Bạn có thể truy cập TẠI ĐÂY để tải BIOS miễn phí dành cho Windows.
BIOS GPU bị hỏng (BIOS)
Nếu BIOS hoặc GPU của card đồ họa bị hỏng khiến card đồ họa của bạn không nhận đúng trong Windows. Bạn nên để card đồ họa có thể hoạt động ở độ phân giải VGA thông thường bằng drivers VGA mặc định của windows sau đó flash BIOS card đồ họa hoặc BIOS GPU bằng các công cụ flash GPU.
Khi Card đồ họa bị lỗi
Nếu card đồ họa bị lỗi hoặc bị hỏng thì bạn có thể kiểm tra card đồ họa của mình trong một PC khác và xem nó có hoạt động tốt hay không. Nếu nó không hoạt động trên các PC khác thì bạn có thể sửa chữa hoặc đổi mới, nếu vẫn còn trong thời hạn bảo hành.
-
Lenovo Legion 5 15IMH05 i7 10750H/120Hz (82AU0051VN)
Chỉ bán online
25.990.000₫
28.990.000₫
-10%Quà 1.850.000₫
-
Lenovo Ideapad Gaming 3 15IMH05 i7 10750H (81Y4013UVN)
Online giá rẻ
22.940.000₫
26.990.000₫
-15% -
Lenovo IdeaPad Gaming 3 15IMH05 i5 10300H (81Y4013VVN)
Online giá rẻ
19.540.000₫
22.990.000₫
-15% -
Acer Nitro 5 AN515 45 R3SM R5 5600H/144Hz (NH.QBMSV.005)
Online giá rẻ
22.310.000₫
23.490.000₫
-5%Quà 1.880.000₫
-
Lenovo IdeaPad 3 15ITL6 i5 1135G7 (82H80042VN)
Online giá rẻ
17.090.000₫
17.990.000₫
-5% -
HP 340s G7 i3 1005G1 (224L1PA)
Online giá rẻ
12.910.000₫
13.590.000₫
-5% -
Acer Aspire 7 A715 42G R4ST R5 5500U(NH.QAYSV.004)
Online giá rẻ
18.990.000₫
19.990.000₫
-5%Quà 1.880.000₫
-
Lenovo Ideapad 3 15ITL6 i3 1115G4 (82H8004HVN)
14.990.000₫Quà 300.000₫
-
Lenovo IdeaPad 3 15IIL05 i3 1005G1 (81WE0132VN)
Online giá rẻ
12.340.000₫
12.990.000₫
-5%Quà 200.000₫
Xem thêm:
Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này bạn đã có những kiến thức về lỗi card màn hình hay gặp và cách xử lý khi card màn hình bị lỗi. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!