Tính từ là gì trong tiếng Anh: Định nghĩa, phân loại, vị trí, bài tập Update 11/2024

Tính từ là 1 thành phần trong câu có vai trò bổ sung ý nghĩa cho danh từ và nhấn mạnh tính chất, tình trạng của danh từ được nhắc tới trong câu. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ một số kiến thức về tính từ trong tiếng Anh và hướng dẫn bạn cách dùng tính từ nhé. Cùng xem ngay thôi!

1. Tính từ là gì?

Tính từ hay còn gọi là adjective viết tắt là adj, là những từ có vai trò giúp bổ trợ cho danh từ hoặc đại từ, dùng để miêu tả các đặc tính của sự vật, hiện tượng mà danh từ đó đại diện. Tính từ giúp trả lời cho các câu hỏi “which” (cái nào), “what kind” (loại gì), “how many” (bao nhiêu).

Ví dụ:

– Tính từ miêu tả về con người: Beautiful (xinh đẹp), handsome (đẹp trai), kind (tử tế),…

– Tính từ miêu tả về sự vật: Small (nhỏ), big (lớn), expensive (đắt),…

Tính từ là những từ có vai trò giúp bổ trợ cho danh từ

Tính từ là những từ có vai trò giúp bổ trợ cho danh từ

2. Phân loại tính từ trong tiếng Anh

Tính từ riêng

Tính từ riêng là tên riêng để gọi của của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: My name is Lan. (Tôi tên là Lan).

→ Từ Lan là tên riêng hay được gọi là danh từ riêng chỉ tên của bạn Lan.

Tính từ miêu tả

Tính từ miêu tả giúp miêu tả tính chất của sự vật.

Ví dụ: Beautifull girl (cô gái đẹp), bad boy (cậu bé hư),…

Các tính từ miêu tả thường được sắp xếp như sau:

Sự miêu tả tổng quát – Kích thước – Hình dáng – Màu sắc – Nguồn gốc – Chất liệu – Mục đích.

Tính từ miêu tả giúp miêu tả tính chất của sự vật

Tính từ miêu tả giúp miêu tả tính chất của sự vật

Tính từ sở hữu

Tính từ sở hữu dùng để chỉ danh từ đó thuộc về ai.

Ví dụ: My Mother, our smartwatch,…

Với mỗi ngôi xưng sẽ có một dạng tính từ sở hữu riêng biệt như sau:

Ngôi

Số ít

Số nhiều

Ngôi thứ nhất

My: Của tôi

Our: Của chúng tôi

Ngôi thứ hai

Your: Của bạn

Your: Của các bạn

Ngôi thứ ba

His: Của ông / anh ta

Her: Của bà / chị ta

Its: Của nó

Their: Của họ

Lưu ý: Khi chủ sở hữu là một đại từ bất định như one, everyone hay những danh từ tập hợp thì tính từ sở hữu ở hình thức ngôi thứ ba số nhiều là “their”.

Tính từ số mục

Tính từ số mục là từ chỉ số đếm hoặc số thứ tự.

Ví dụ: One, two, three,…

Tính từ số mục là từ chỉ số đếm hoặc số thứ tự

Tính từ số mục là từ chỉ số đếm hoặc số thứ tự

Tính từ chung

Tính từ chung là những từ không chỉ rõ các vật.

Ví dụ: All, every, some, many, much, each,…

Tính từ chỉ thị

Tính từ chỉ thị là từ đi với danh từ để chỉ cái này, cái kia và là loại tính từ duy nhất thay đổi theo số của danh từ.

Ví dụ: This chair (cái ghế này), these laptops (những cái laptop này), that child (đứa trẻ đó), those children (những đứa trẻ đó),…

Tính từ chỉ thị là từ đi với danh từ

Tính từ chỉ thị là từ đi với danh từ

Tính từ liên hệ

Tính từ liên hệ là từ có hình thức như đại từ liên hệ.

Ví dụ: Whichever, whatever,…

Tính từ nghi vấn

Tính từ nghi vấn là từ dùng để hỏi.

Ví dụ:

– Which kind of products do you more believe in? (Bạn tin tưởng vào loại sản phẩm nào hơn).

– The one that comes to you by word-of-mouth or the one that you see through advertisements? (Cái mà đến với bạn bằng lời truyền miệng hai cái mà bạn thấy thông qua quảng cáo?).

Tính từ nghi vấn là từ dùng để hỏi

Tính từ nghi vấn là từ dùng để hỏi

Tính từ nghi vấn chỉ có hai hình thức:

What đi với danh từ chỉ người cũng như chỉ vật, ở số ít cũng như ở số nhiều, làm bổ túc từ cũng như chủ từ.

Ví dụ: What boy beats you? (Đứa trẻ nào đánh bạn?), what books have you read? (những cuốn sách nào bạn đã đọc?).

Which đi với danh từ chỉ người cũng như chỉ vật ở số ít cũng như ở số nhiều, làm bổ túc từ cũng như chủ từ.

Ví dụ: Which book do you like best? (cuốn sách nào bạn thích nhất?), which friend do you prefer? (người bạn nào bạn thích hơn?).

3. Vị trí của tính từ trong câu

Đứng trước danh từ

Trong câu, các tính từ đứng trước danh từ sẽ kết hợp thành cụm danh từ.

Ví dụ: A beautiful picture (một bức tranh đẹp), a sunny day (một ngày đầy nắng), a nice smartphone (một chiếc điện thoại tốt),…

Đứng sau động từ liên kết

Động từ liên kết

Ví dụ

Tobe: Thì, là, ở

He is so handsome. (Anh ấy rất đẹp trai.)

Seem: Có vẻ, dường như

You seem determined. (Anh có vẻ quyết tâm đấy.)

Appear: Trình diện, ra mắt

The streets appear deserted. (Phố xá trông vắng tanh.)

Feel: Cảm thấy

I feel hungry. (Tôi cảm thấy đói.)

Taste: Nếm trải, thưởng thức

Kisses taste sweet. (Những nụ hôn mới ngọt ngào làm sao.)

Look: Thấy, trông

The woman looked angry to us. (Người phụ nữ trông rất tức giận với chúng tôi.)

Sound : Nghe thấy

That sounds great ! (Nghe hay đấy !)

Smell: Ngửi, cảm thấy

Roses smell sweet. (Hoa hồng có mùi thật thơm.)

Đứng một mình

Trong tiếng Anh, có một số tính từ thường chỉ đứng một mình. Đó là các tính từ bắt đầu bằng “a” như aware, afraid, alone, ashamed,… và một số tính từ khác như exempt, unable,…

Ví dụ: A cat is afraid. (Con mèo đang sợ).

→ Nếu muốn chuyển loại tính từ này sang đứng trước danh từ, chúng ta cần chuyển sang dùng phân từ là a frightened cat.

Trong câu, các tính từ đứng trước danh từ sẽ kết hợp thành cụm danh từ

Trong câu, các tính từ đứng trước danh từ sẽ kết hợp thành cụm danh từ

4. Tính từ đuôi -ing và đuôi -ed

Tính từ đuôi -ing và đuôi -ed là hai loại tính từ miêu tả. Cụ thể như sau:

– Tính từ kết thúc bằng đuôi “-ed” diễn tả cảm xúc khi người nói muốn thể hiện cảm xúc của mình về một sự vật, hiện tượng nào đó.

Ví dụ: I was very bored in the maths lesson, I almost fell asleep. (Tôi rất chán trong tiết học Toán, tôi toàn cảm thấy buồn ngủ thôi.)

– Tính từ kết thúc bằng đuôi “-ing” để diễn tả thứ gì đó khiến cho bạn cảm thấy như thế nào.

Ví dụ: Have you seen that film? It’s absolutely terrifying. (Bạn xem phim đấy chưa? Nó thật sự kinh khủng.)

Một số cặp tính từ tận cùng bằng -ing và -ed thường gặp: Embarrassing – embarrassed, fascinating – fascinated, disgusting – disgusted, exciting – excited, amusing – amused, terrifying – terrified, worrying – worried,…

Tính từ đuôi -ing và đuôi -ed là hai loại tính từ miêu tả

Tính từ đuôi -ing và đuôi -ed là hai loại tính từ miêu tả

5. Tính từ ghép trong tiếng Anh

Từ hai từ đơn thành một tính từ ghép

Khi các từ được kết hợp với nhau để tạo thành tính từ kép, chúng có thể được viết thành một từ duy nhất.

Ví dụ:

– Life + long = lifelong. (Suốt đời)

– Car + sick = carsick. (Say xe)

Từ hai từ đơn thành tính từ có dấu nối ở giữa

Khi các từ được kết hợp với nhau để tạo thành tính từ kép, chúng có thể được viết thành hai từ có dấu nối (-) ở giữa.

Ví dụ:

– Snow + white = snow-white (trắng như tuyết).

– Pitch + dark = pitch-dark (tối đen như mực).

– World + wide = world-wide (khắp thế giới).

Các từ được kết hợp với nhau để tạo thành tính từ kép

Các từ được kết hợp với nhau để tạo thành tính từ kép

Cấu tạo của tính từ ghép

Trong tiếng Anh, cấu tạo của tính từ ghép bao gồm các dạng như sau:

Danh từ + tính từ: Snow-white (trắng như tuyết), carsick (say xe), world-wide (khắp thế giới),…

Danh từ + phân từ: Handmade (làm bằng tay), heartbroken (đau lòng), homegorwn (nhà trồng), heart-warming (vui vẻ),…

Phó từ + phân từ: Never-defeated (không bị đánh bại), outspoken (thẳng thắn), well-built (tráng kiện), everlasting (vĩnh cửu),…

Tính từ + tính từ: Blue-black (xanh đen), white-hot (cực nóng), dark-brown (nâu đậm), worldly-wise (từng trải),…

Tính từ kép bằng dấu gạch ngang (hyphenated adjectives):

+ A four-year-old girl = The girl is four years old. (Cô gái 4 tuổi).

+ A ten-storey building = The building has ten storeys. (Tòa nhà có 10 tầng).

Trong tiếng anh, cấu tạo của tính từ ghép gồm nhiều dạng

Trong tiếng anh, cấu tạo của tính từ ghép gồm nhiều dạng

6. Dấu hiệu nhận biết tính từ

Tính từ được nhận biết qua các đặc điểm sau:

– Trước danh từ: An expensive iPhone,…

– Sau động từ to be: She is beautiful,…

– Sau các động từ chỉ cảm xúc như feel, look, sound, get, smell, become, turn, seem, hear.

– Sau các từ như something, someone, anyone, anything,…

– Các từ tiếng Anh tận cùng bằng ful, ive, able, ous, cult, ish, ed, ent, al,…

Một số dấu hiệu nhận viết tính từ

Một số dấu hiệu nhận viết tính từ

7. Trật tự của tính từ trong câu

Nếu câu có nhiều tính từ cùng bổ nghĩa cho danh từ thì chúng ta cần sắp xếp trật tự các tính từ để có một cấu trúc hoàn chỉnh nhất.

Mức độ

1

2

3

4

5

6

7

8

Loại tính từ

General (opinion)

Specific (opinion)

Size

Age

Shape

Colour

Nationality/Origin

Material

Mô tả

Tính từ chỉ quan điểm, ý kiến một cách chung chung

Tính từ chỉ quan điểm, ý kiến một cách cụ thể

Tính từ chỉ kích cỡ

Tính từ chỉ tuổi tác

Tính từ chỉ hình dạng

Tính từ màu sắc

Tính từ chỉ quốc tịch, nguồn gốc

Tính từ chất liệu

Ví dụ:

– A nice handsome young man. (Một người đàn ông tốt bụng, đẹp trai và rất trẻ).

– A big black American car. (Một chiếc ô tô lớn màu đen của Mỹ.)

– A lovely small black cat. (Một chú mèo đen, nhỏ, đáng yêu.)

Câu có nhiều tính từ thì cần sắp xếp trật tự

Câu có nhiều tính từ thì cần sắp xếp trật tự

8. Bài tập về tính từ trong tiếng Anh (có đáp án)

Để áp dụng những kiến thức đã học ở trên, cung cấp tới bạn các loại bài tập luyện về tính từ từ cơ bản đến nâng cao giúp người học từng bước nâng cao trình độ. Đặc biệt, mỗi bài đều có đáp án và lời giải chi tiết giúp bạn dễ hiểu và nắm chắc kiến thức hơn.

Các loại bài tập luyện về tính từ từ cơ bản đến nâng cao

Các loại bài tập luyện về tính từ từ cơ bản đến nâng cao

Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này bạn đã có những kiến thức về tính từ trong tiếng Anh. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!