Khi cài đặt Windows 11 trên laptop nhiều người dùng không khỏi thắc mắc khi gặp lỗi “TPM 2.0 not supported by the system” (TPM 2.0 không được hệ thống hỗ trợ), vậy TPM 2.0 là gì, nó quan trọng như thế nào trên hệ điều hành của Microsoft hãy cùng thegioididong.com tìm hiểu nhé!
1. TPM là gì?
Trusted Platform Module (TPM) được phát minh bởi tập đoàn công nghệ máy tính Trusted Computing Group (TCG) và được tiêu chuẩn hóa bởi Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO – International Organization for Standardization) đây là một bộ vi xử lý nằm trên bo mạch chủ của máy tính, nó riêng biệt với CPU được thiết kế để bảo mật phần cứng thông qua các khóa mật mã tích hợp, đồng thời giao tiếp với các bộ phận còn lại của máy tính thông qua bus phần cứng.
TPM là gì?
TPM được tích hợp sẵn trên laptop hay máy tính để bàn được dùng để nhận dạng thiết bị, xác thực thông tin, bảo vệ mật khẩu nhờ các hàm băm. Thay vì lưu mật khẩu vào ổ cứng như trước, khi có bộ vi xử lý này mật khẩu sẽ được lưu trên đó (kể cả khóa vân tay và khuôn mặt).
Cho đến thời điểm hiện tại (tháng 6 năm 2021), TPM đang có hai phiên bản phát hành đó là TPM 1.2 được phát hành năm 2011 và TPM 2.0 được phát hành năm 2019.
2. TPM 2.0 là gì?
TPM 2.0 thực ra là một phiên bản của TPM (phát hành năm 2019), mặc dù đã có mặt trên PC, laptop trong nhiều năm, nhưng đây là một công nghệ mà có thể nhiều người chưa biết đến.
TPM 2.0 là gì?
Bằng cách sử dụng hàm băm RSA và ECC bộ vi xử lý này đã mã hóa thông tin nhằm giúp khách hàng bảo vệ danh tính và dữ liệu một cách an toàn.
3. Vì sao TPM 2.0 cần thiết cho Windows 11?
Vấn đề bảo mật luôn luôn được người dùng quan tâm đến, do đó Microsoft muốn chắc chắn rằng hệ thống của họ được tăng cường bảo mật, tránh khỏi các cuộc tấn công của tội phạm không gian mạng, điều đó rất cần thiết cho sự xuất hiện của TPM 2.0. Đây là yêu cầu tối thiểu khi người dùng muốn cài đặt được Windows 11.
Vì sao TPM 2.0 cần thiết cho window 11?
Xem thêm:
Máy tính của bạn có được trang bị TPM không? Hãy để lại thắc mắc bên dưới nhé!