Câu điều kiện hỗn hợp trong tiếng Anh: Cấu trúc, cách dùng và bài tập Update 01/2025

Trong tiếng Anh, câu điều kiện gồm loại 0, loại 1, loại 2 và loại 3. Tuy nhiên, còn có câu điều kiện hỗn hợp. Đây là dạng đặc biệt của câu điều kiện với sự kết hợp của 2 loại câu điều kiện với nhau. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ một số kiến thức về câu điều kiện hỗn hợp trong tiếng Anh nhé. Cùng xem ngay thôi!

1. Câu điều kiện hỗn hợp là gì?

Câu điều kiện hỗn hợp hay Mixed conditional là sự kết hợp của các câu điều kiện với nhau trong cùng một câu và được dùng trong một số trường hợp đặc biệt. Loại câu điều kiện này có nhiệm vụ chính là đề cập đến các sự việc, hoạt động, tình huống trong quá khứ mà không có thật với kết quả xảy ra ở thời điểm hiện tại.

Câu điều kiện hỗn hợp diễn tả một tình huống trái ngược với thực tế cả ở quá khứ lẫn hiện tại, nếu có dùng thêm động từ khuyết thiếu thì diễn ra sự cho phép, chắc chắn hoặc đề xuất về kết quả.

Sự kết hợp của các câu điều kiện với nhau gọi là câu điều kiện hỗn hợp

Sự kết hợp của các câu điều kiện với nhau gọi là câu điều kiện hỗn hợp

2. Câu điều kiện hỗn hợp loại 1

Định nghĩa

Câu điều kiện hỗn hợp loại 1 là sự kết hợp của câu điều kiện loại 3 ở mệnh đề If và câu điều kiện loại 2 ở mệnh đề chính. Trong đó, mệnh đề giả thiết chia thì quá khứ hoàn thành còn mệnh đề chính dùng would.

Ý nghĩa của câu điều kiện kết hợp loại 1 là giả thiết không có thật ở quá khứ và kết quả thì không có thật cho đến cả ở hiện tại (khác với câu điều kiện loại 3 thuần túy là kết quả không có thật ở quá khứ).

Câu điều kiện hỗn hợp loại 1 có mệnh đề If sử dụng vế đầu if 3, vế sau là if 2

Câu điều kiện hỗn hợp loại 1 có mệnh đề If sử dụng vế đầu if 3, vế sau là if 2

Cấu trúc

Mệnh đề điều kiện

Mệnh đề chính

If + S + had + Vpp/V-ed

S + would + V nguyên mẫu

If + Câu điều kiện loại 3

Câu điều kiện loại 2

Lưu ý: Câu điều kiện hỗn hợp loại 1 có mệnh đề If sử dụng vế đầu câu điều kiện loại 3, vế sau là câu điều kiện loại 2.

Ví dụ:

If you had looked at the map in your smartphone, you wouldn’t be lost. (Nếu bạn nhìn bản đồ trên điện thoại của bạn, bạn đã không bị lạc.)

If she had taken my advice, she would buy that house now. (Nếu cô ấy làm theo lời khuyên của tôi thì giờ đây cô ấy đã có thể mua ngôi nhà ấy rồi.)

Cách dùng

Câu điều kiện hỗn hợp loại 1 dùng đưa ra các giả thiết trái với quá khứ, dẫn đến kết quả trái ngược với sự thật trong hiện tại.

Cụ thể, mệnh đề chính là điều không có thật ở hiện tại, mệnh đề điều kiện là điều không có thật ở quá khứ.

Ví dụ: If I had gone to the party last night, I would be very tired now. (Nếu tối hôm qua tôi đến dự bữa tiệc thì bây giờ tôi mệt lắm rồi.)

Giả thiết không có thật ở quá khứ và kết quả không có thật ở hiện tại

Giả thiết không có thật ở quá khứ và kết quả không có thật ở hiện tại

3. Câu điều kiện hỗn hợp loại 2

Định nghĩa

Câu điều kiện kết hợp loại 2 là sự kết hợp của câu điều kiện loại 2 ở mệnh đề If và câu điều kiện loại 3 ở mệnh đề chính.

Loại câu này dùng để diễn tả giả thiết trái ngược với thực tại, còn kết quả thì không có thật trong quá khứ.

If mix 2 dùng để diễn tả giả thiết trái ngược với thực tại

If mix 2 dùng để diễn tả giả thiết trái ngược với thực tại

Cấu trúc

Mệnh đề điều kiện

Mệnh đề chính

If + S + V-ed

S + would / could / might + have + Vpp/V-ed

If + Câu điều kiện loại 2

Câu điều kiện loại 3

Lưu ý: Câu điều kiện hỗn hợp loại 2 có mệnh đề If sử dụng vế đầu câu điều kiện loại 2, vế sau là câu điều kiện loại 3.

Ví dụ:

If I were you, I would have learned swimming earlier. (Nếu tôi là bạn thì tôi đã học bơi sớm hơn.)

If she didn’t love him, she wouldn’t have married him. (Nếu cô ấy không yêu anh ấy thì cô ấy đã không lấy anh ấy làm vợ.)

Cách dùng

Câu điều kiện hỗn hợp loại 2 sử dụng khi muốn đưa ra giả thiết không có thật ở hiện tại và kết quả sẽ trái ngược với quá khứ. Cụ thể, mệnh đề chính là điều không có thật trong quá khứ, mệnh đề điều kiện là điều không có thật ở hiện tại.

Ví dụ: If I were you, I woudn’t have eaten at that restaurant. (Nếu tôi là bạn thì tôi đã không ăn ở cái nhà hàng đó.)

If mix 2 sử dụng khi muốn đưa ra giả thiết không có thật ở hiện tại

If mix 2 sử dụng khi muốn đưa ra giả thiết không có thật ở hiện tại

4. Đảo ngữ của câu điều kiện hỗn hợp

Khái niệm

Đảo ngữ câu điều kiện là hình thức đảo ngược vị trí thông thường của chủ ngữ và động từ để nhấn mạnh một thành phần hay ý nghĩa nào đó trong câu.

Đảo ngữ được áp dụng cho mệnh đề If với “should” trong câu loại 1, “were” trong câu loại 2 và “had” trong câu loại 3. Các từ này được đảo lên trước chủ ngữ để thay thế cho If và thường gặp ở câu điều kiện loại 2 và 3 hơn là câu loại 1.

Đảo ngữ trong câu điều kiện được áp dụng cho mệnh đề If

Đảo ngữ trong câu điều kiện được áp dụng cho mệnh đề If

Đảo ngữ câu điều kiện loại 1

Khi đảo ngữ câu điều kiện loại 1, câu sẽ mang trạng thái lịch sự, trang nhã hơn và thường đưa ra lời yêu cầu, nhờ vả.

Cấu trúc

Câu điều kiện

Đảo ngữ

Cấu trúc

If + S1 + V (hiện tại), S2 + will/ may/ might/ should/ can + V-inf

Should + S1 + (not)+ V (hiện tại), S2 + will/ may/ might/ should/ can + V-inf

Ví dụ

If you meet him, please ask him to call me at once. (Nếu bạn gặp anh ấy, hãy nói anh ấy gọi cho tôi ngay lập tức.)

Should you meet him, please ask him to call me at once. (Nếu bạn gặp anh ấy, hãy nói anh ấy gọi cho tôi ngay lập tức.)

Lưu ý: Nếu trong câu có should ở mệnh đề IF thì đảo ngữ câu điều kiện theo cấu trúc thông thường, nhưng nếu trong câu không có should thì phải mượn should.

Đảo ngữ câu điều kiện loại 2

Đảo ngữ câu điều kiện loại 2 có tác dụng làm giả thiết đặt ra trong câu nhẹ nhàng hơn, rất hữu ích để dùng khi người nói muốn đưa ra lời khuyên một cách lịch sự, tế nhị và làm giảm tính áp đặt.

Cấu trúc

Câu điều kiện

Đảo ngữ

Cấu trúc

If + S1 + V (quá khứ), S2 + would / might / could + V-inf

Were + S1 + (not) + O, S2 + would / might / could + V-inf

Ví dụ

If I were him, I would not do such a rude thing. (Nếu tôi là anh ấy, tôi sẽ không làm những điều thô lỗ.)

=> Were I him, I would not do such a rude thing. (Nếu tôi là anh ấy, tôi sẽ không làm những điều thô lỗ.)

Lưu ý: Với đảo ngữ câu điều kiện loại 2 chỉ sử dụng “were” dù ngôi đại từ là gì. Nếu trong câu có động từ “were” thì đảo ngữ theo cấu trúc thông thường, còn nếu không có thì sẽ mượn were và dùng to V.

Đảo ngữ câu điều kiện loại 3

Đảo ngữ câu điều kiện loại 3 giúp nhấn mạnh ý ở mệnh đề giả thiết hơn bình thường.

Cấu trúc

Câu điều kiện

Đảo ngữ

Cấu trúc

If + S1 + had + past participle, S2 + would / might / could + have + past participle

Had + S1 + (not) + past participle, S2 + would / might / could + have + past participle

Ví dụ

If it hadn’t been for his help, I wouldn’t have succeeded. (Nếu không có sự giúp đỡ của anh ấy, tôi sẽ không thành công.)

Had it not been for his help, I wouldn’t have succeeded. (Nếu không có sự giúp đỡ của anh ấy, tôi sẽ không thành công.)

Lưu ý: Đảo ngữ câu điều kiện ở dạng phủ định chỉ cần thêm “not” sau chủ ngữ.

Đảo ngữ câu điều kiện hỗn hợp

Đảo ngữ câu điều kiện hỗn hợp diễn tả sự tiếc nuối về một hành động trong quá khứ nhưng kết quả còn ảnh hưởng đến hiện tại.

Cấu trúc

Câu điều kiện

Đảo ngữ

Cấu trúc

If + S1 + had + past participle, S2 + would/ might/ could + V-inf

Had + S1 + (not) + past participle + O, S2 + would/ might/ could + V-inf

Ví dụ

If I had studied harder for this test, I wouldn’t be disappointed now. (Nếu tôi học hàng chăm chỉ hơn cho kỳ thi, tôi sẽ không thất vọng như bây giờ.)

Had I studied harder for this test, I wouldn’t be disappointed now. (Nếu tôi học hàng chăm chỉ hơn cho kỳ thi, tôi sẽ không thất vọng như bây giờ.)

5. Phân biệt câu điều kiện hỗn hợp và câu điều kiện loại 3

Câu điều kiện loại 3

Câu điều kiện hỗn hợp

– Câu điều kiện loại 3 dùng để nói về một hành động đã không xảy ra trong quá khứ và một kết quả cũng đã không xảy ra trong quá khứ.

– Mệnh đề If của câu điều kiện loại 3 dùng thì quá khứ hoàn thành (Had + Ved/V3), mệnh đề chính dùng cấu trúc “would have + V-ed/V3“.

– Câu loại 3 nói về những sự việc không xảy ra hoàn toàn trong quá khứ.

– Câu điều kiện hỗn hợp dùng để nói về một hành động đã không xảy ra trong quá khứ, và một kết quả đã không xảy ra ở hiện tại.

– Mệnh đề If của câu điều kiện hỗn hợp dùng thì quá khứ hoàn thành (Had + Ved/V3) nhưng mệnh đề chính của nó dùng cấu trúc “would + động từ nguyên mẫu” (như mệnh đề chính của câu điều kiện loại 2).

– Câu điều kiện hỗn hợp nói về một hành động trong quá khứ đã có thể ảnh hưởng đến hiện tại.

6. Những trường hợp khác của câu điều kiện

Unless = If…not

– Công thức:

Unless + S1 + V + O, S2 + will / may / might / should / can + O

– Unless = If…not có nghĩa là: Trừ phi, nếu không…thì.

– In case (trong trường hợp), Suppose/ Supposing (giả sử như), even if (ngay cả khi, cho dù), so long as, as long as, provided (that), on condition that (miễn là, với điều kiện là) có thể thay cho IF trong câu điều kiện.

Ví dụ:

– Unless you learn to think when you are young , you may never learn. (Trừ phi bạn học cách suy nghĩ từ lúc nhỏ, bạn có thể không bao giờ học.)

– Unless it rains, the grass doesn’t get wet. (Trừ phi trời mưa, bãi cỏ sẽ không ướt.)

– Even if someone breaks your heart, there is always someone willing to mend it. (Ngay cả khi ai đó làm tan vỡ trái tim bạn, vẫn luôn có người sẵn sàng hàn gắn nó.)

Trường hợp Unless của câu điều kiện

Trường hợp Unless của câu điều kiện

Without

– Có nghĩa là: Không, không có, mà không.

Ví dụ:

– You can’t make an omelette without breaking eggs. (Bạn không thể làm món trứng tráng mà không làm vỡ trứng.)

→ If you don’t break eggs, you can’t make an omelette. (Nếu bạn không làm vỡ quả trứng thì bạn không thể làm món trứng tráng.)

A body without knowledge is like a house without a foundation. (Một cơ thể không có kiến thức giống như một ngôi nhà không có nền tảng.)

→ If a body don’t have knowledge, it is like a house without a foundation. (Nếu một ngôi nhà không có kiến thức, thì nó là một ngôi nhà không có nền tảng.)

Trường hợp Without của câu điều kiện

Trường hợp Without của câu điều kiện

7. Bài tập về câu điều kiện hỗn hợp (có đáp án)

Để áp dụng những kiến thức đã học ở trên, cung cấp tới bạn các loại bài tập luyện về câu điều kiện hỗn hợp từ cơ bản đến nâng cao giúp người học từng bước nâng cao trình độ. Đặc biệt, mỗi bài đều có đáp án và lời giải chi tiết giúp bạn dễ hiểu và nắm chắc kiến thức hơn.

Các loại bài tập luyện về câu điều kiện hỗn hợp

Các loại bài tập luyện về câu điều kiện hỗn hợp

Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này bạn đã có những kiến thức về câu điều kiện hỗn hợp trong tiếng Anh​. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!