Bạn đang băn khoăn vì không biết một tài khoản Google có thể dùng trên hai thiết bị được hay không. Vậy thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc liệu hai máy dùng chung tài khoản Google được không đấy! Hãy xem ngay để biết nhé!
1. Hai máy dùng chung tài khoản Google có sao không?
Câu trả lời không sao cả. Dù là 2 hay thậm chí 3,4,… điện thoại Android dùng chung một tài khoản Google đều không sao hết. Có thể dễ hiểu khi các hãng điện thoại Android đều cho phép điều này. Vì vậy nên bạn không cần phải lo lắng nếu như đang cùng đăng nhập một tài khoản Google của mình trên nhiều thiết bị.
Hai hay nhiều máy dùng chung một tài khoản Google thì không sao cả
2. Lợi ích của việc hai máy dùng chung tài khoản Google
– Dễ dàng đồng bộ hóa dữ liệu
Ta có thể thấy rằng nếu sử dụng chung một tài khoản Google cho hai thiết bị thì khi thực hiện một tác vụ có liên quan đến tài khoản Google bên máy A thì máy B cũng sẽ thực hiện theo. Điều này sẽ giúp bạn trong việc đồng bộ dữ liệu trên cả 2 máy.
Ví dụ:
+ Các thông báo hệ thống đến máy A thì cũng sẽ tương tự xuất hiện trên máy B,…
+ Ảnh chụp trên máy A sẽ xuất hiện trên máy B.
Đồng bộ hóa dễ dàng giữa các thiết bị
– Tiết kiệm chi phí mua ứng dụng
Việc dùng chung tài khoản Google còn có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí đáng kể khi mua một ứng dụng nào đó. Ví dụ như khi bạn đã mua một game trên Google Play bằng tài khoản Google trên máy A thì đối với máy B, bạn chỉ cần tải về thôi mà không cần phải mua lại nữa.
Tiết kiệm chi phí mua ứng dụng trên điện thoại
– Dễ dàng tìm lại điện thoại bị mất
Vì tài khoản Google có chức năng định vị nên đôi khi nó cũng sẽ giúp bạn tìm lại điện thoại bị mất. Chẳng hạn như nếu 1 trong 2 máy mà bạn cùng kết nối với một tài khoản Google bị mất thì bạn có thể dùng máy còn lại để tìm.
Xem thêm cách định vị điện thoại Android qua bài viết dưới đây:
Tìm lại điện thoại bị mất nhờ định vị của Google
3. Nhược điểm của việc hai máy dùng chung tài khoản Google
– Như đã nói, khi dùng chung tài khoản Google cho 2 máy thì sẽ có sự đồng bộ dữ liệu giữa chúng. Tuy nhiên, với những thiết lập không liên quan đến tài khoản Google trên máy A thì máy B sẽ không thể thực hiện theo được.
Ví dụ như máy A tạo 5 cái báo thức thì máy B sẽ không tạo theo, máy A mở chế độ máy bay thì máy B sẽ không mở theo, máy A đăng xuất Facebook thì máy B không đăng xuất theo,…
– Bạn sẽ phải nhận các thông báo từ Google nhiều hơn gấp 2, gấp 3,… lần tương ứng với số lượng thiết bị bạn đăng nhập cùng một tài khoản. Đôi khi điều này hẳn sẽ làm phiền và gây khó chịu cho bạn một chút nhỉ?
Bạn phải nhận nhiều thông báo hơn từ các thiết bị
4. Một số câu hỏi liên quan
– Xóa tài khoản trên máy B thì máy A có bị xóa không?
Trả lời: Không. Nếu như xóa trên máy B thì chỉ có tài khoản Google trên máy B bị đăng xuất. Trong khi đó, tài khoản ở máy A vẫn hoạt động bình thường mà không bị ảnh hưởng gì cả.
– Đặt lại cài đặt gốc trên máy A thì máy B có ảnh hưởng không?
Trả lời: Nếu bạn đặt lại cài đặt gốc trên máy A thì chỉ làm xóa các dữ liệu trên máy A nên máy B không bị ảnh hưởng gì.
Nếu lo sẽ mất dữ liệu thì tốt hơn bạn nên sao lưu trước khi reset máy.
Có thể tham khảo cách sao lưu dữ liệu trên điện thoại Android qua bài viết sau:
Khôi phục cài đặt gốc chỉ làm mất dữ liệu trên máy đó
– 1 Gmail trên 2 máy thì máy kia có đổi mật khẩu được không?
Trả lời: Được. Vì Gmail là ứng dụng các thể đăng nhập trên nhiều thiết bị như máy tính, điện thoại Android, iPhone nên người dùng có thể đổi mật khẩu trên một thiết khác và khi đó, các máy còn lại sẽ tự động bị đăng xuất ra.
Đổi mật khẩu Google trên một thiết bị thì các máy còn lại sẽ tự đăng xuất
Xem thêm:
Bài viết trên vừa giúp bạn giải đáp thắc mắc 2 máy có dùng chung một tài khoản Google được hay không rồi đấy! Hy vọng đây có thể là một nguồn thông tin hữu ích cho bạn. Hẹn gặp lại bạn trong bài viết tiếp theo!