7 thủ đoạn lừa đảo mới qua mạng, điện thoại: Share ngay cho người thân Update 04/2024

Hiện nay, các chiêu thức lừa đảo online ngày càng tinh vi và khó phát hiện. Có rất nhiều hình thức lừa đảo mà bạn không biết để tránh nó và gây ảnh hưởng đến bạn. Bài viết này sẽ chỉ ra 7 thủ đoạn lừa đảo mới qua mạng, điện thoại để phòng thân và chia sẻ ngay cho người thân cùng biết nhé!

1. Giả dạng ngân hàng qua tin nhắn, cuộc gọi

Dấu hiệu để nhận biết thủ đoạn lừa đảo này là các cuộc gọi điện, nhắn tin để khai thác thông tin khách hàng từ thông tin cá nhân đến thông tin các thẻ tín dụng nhằm chiếm đoạt tài sản qua tài khoản điện tử.

Khi đã có các thông tin bảo mật từ khách hàng cung cấp, kẻ gian chiếm đoạt tài khoản và lập tức tẩu tán, rút hết tiền mà khách hàng có.

Giả dạng ngân hàng ACB qua tin nhắn

Giả dạng ngân hàng ACB qua tin nhắn

Cách phòng tránh:

– Bạn tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, thông tin quan trọng liên quan đến tài khoản như OTP, số thẻ, mật khẩu,… cho dù đối tượng có đọc đúng thông tin của mình đi chăng nữa.

– Kiểm tra lại với ngân hàng bạn đang sử dụng thông qua các kênh chính thức như gọi hotline, website chính thức hoặc ra trực tiếp ngân hàng đó để xác nhận.

– Bạn không nên thực hiện giao dịch trên các thiết bị công cộng, tiềm ẩn rủi ro cao như máy tính tại tiệm Net/sử dụng điện thoại của người lạ…

– Bạn không nên lưu thông tin đăng nhập Internet Banking tại bất kỳ đâu, đặc biệt không chọn chế độ tự động lưu mật khẩu trên trình duyệt web.

2. Gửi tin nhắn trúng thưởng, nhờ bình chọn

Hình thức gửi tin nhắn trúng thưởng, nhờ bình chọn qua các trang mạng xã hội, phổ biến nhất là Facebook hay tin nhắn điện thoại và vẫn có nhiều bạn bị mắc phải. Cách thức chúng thực hiện bằng cách gửi một đường link lạ, các ký tự vô nghĩa, tên miền hoàn toàn xa lạ và nhờ bạn bình chọn hay bấm vào nhận thưởng.

Khi bạn nhấn vào đường link đó và nhập các thông tin cá nhân thì ngay lập tức bạn sẽ bị mất tài khoản hay mất tiền trong các thẻ thanh toán của bạn.

Tin nhắn giả mạo nhờ bình chọn

Tin nhắn giả mạo nhờ bình chọn

Cách phòng tránh: Các chuyên gia khuyến cáo người dùng cần cảnh giác với tin nhắn đính kèm đường link gửi từ người lạ, thậm chí là banj bè, người thân. Tuyệt đối không mở đường link và khai thông tin cá nhân trước khi kiểm chứng, xác thực thông tin về các đường link đó.

3. Đưa tin giả về tai nạn của bạn bè, người thân

Vài thủ đoạn như bị lừa click vào một đường link giả mạo hay bị gắn thẻ vào một bài viết có chứa đường link độc hại đang xuất hiện khá nhiều trên các trang mạng xã hội. Với cách thức nhắn tin hay đăng các bài trạng thái về một tai nạn bất kỳ nào đó kèm theo các dòng chữ thương tiếc.

Khi nhấn xem bài viết, người dùng được dẫn tới một trang mới giống giao diện đăng nhập Facebook. Nếu điền thông tin tài khoản và mật khẩu đăng nhập Facebook của bạn vào thì ngay lập tức bị mất thông tin đăng nhập. Thậm chí, chỉ cần click vào xem nội dung bài viết, bạn cũng bị mất quyền đăng nhập tài khoản.

Mẩu tin giả về tai nạn của bạn bè, người thân

Mẩu tin giả về tai nạn của bạn bè, người thân

Cách phòng tránh: Quan trọng nhất là tinh thần đề cao cảnh giác của mọi người, tuyệt đối không nhấp vào các link, các trang tin không chính thống, không cài đặt các phần mềm, ứng dụng từ các nguồn không chính thống, xác nhận thông tin thông qua bạn bè khác.

4. Giả danh công an, viện kiểm sát

Bạn cũng thấy các video đăng tải trên mạng xã hội về giả danh công an, viện kiểm sát để kiếm tiền phi pháp. Các tội phạm này giả mạo cảnh sát, công an, đội phòng cháy chữa cháy,… để kêu đóng lệ phí cho các buổi tập huấn chữa cháy hay bảo rằng bạn bị vi phạm pháp luật nào đó, có thể bị ngồi tù và khuyên bạn nên đút lót tiền để được miễn tội.

Hậu quả là bạn sẽ bị mất tiền hay tài sản một cách đáng tiếc.

Giả danh công an để lừa đảo

Giả danh công an để lừa đảo

Cách phòng tránh: Bạn nên nâng cao cảnh giác, khi gặp trường hợp như vậy bạn nên yêu cầu công an xuất trình giấy tờ nghề nghiệp trước khi kết tội hay lập biên bản phạm tội giao của bạn. Nếu phát hiện các trường hợp giả mạo phải báo ngay cho công an nhà nước để họ giải quyết. Ngoài ra, bạn cần nâng cao thêm các kiến thức về luật pháp để tránh các trường hợp lừa đảo xảy ra với mình.

5. Giả danh cơ quan y tế

Việc người dân nhận được tin nhắn thông báo từ một đầu số lạ, tự xưng là nhân viên y tế, đưa thông báo với nội dung bạn đang nằm trong diện phải đi cách ly vì dịch COVID-19 và yêu cầu gọi lại theo số điện thoại đối tượng cung cấp bỗng dưng trở nên “thịnh” trong thời gian gần đây.

Đánh vào tâm lý lo sợ dịch bệnh của người dân, đối tượng lừa đảo dễ dàng “dụ” họ gọi lại theo số đã đưa. Và dĩ nhiên, tiền trong tài khoản sẽ “không cánh mà bay”.

Giả danh cơ quan y tế

Giả danh cơ quan y tế

Cách phòng tránh:

Đầu tiên, mọi người cần tự nâng cao cảnh giác cho bản thân. Bạn cần biết rằng, nếu phát hiện các trường hợp nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh thì lập tức các địa phương sẽ kích hoạt đội phản ứng nhanh, các ban ngành liên quan tại địa phương sẽ nhanh chóng đến nơi cư trú, nơi làm việc của trường hợp này để xử lý khẩn chứ không có trường hợp gọi điện như nêu trên.

Người dân ngoài thực hiện các biện pháp phòng dịch theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, thì cần thường xuyên đọc các thông tin về dịch bệnh tại địa phương để nắm rõ tình hình. Ngoài ra bạn cũng nên lưu số điện thoại của Trạm y tế, Trung tâm Y tế nơi mình sinh sống để dễ dàng cho việc khai báo, liên hệ khi cần thiết.

6. Giả danh nhân viên điện lực

Đã có hàng trăm trường hợp khách hàng phản ánh thông qua các kênh Chăm sóc khách hàng (CSKH) về việc có nhiều số điện thoại lạ tự xưng là nhân viên Điện lực, Tổng đài ngành Điện hay Điện lực Việt Nam để yêu cầu khách hàng nộp tiền điện, thậm chí dọa cắt điện nếu không nộp. Khi biết được thông tin khách hàng đã thanh toán tiền điện, thì các đối tượng lập tức ngắt máy.

Nếu cả tin và mất cảnh giác thì có thể bạn sẽ đóng tiền điện cho những kẻ giả mạo, còn số tiền bạn thực sự đóng vẫn chưa được thanh toán, hoặc có nguy cơ bị lộ thông tin cá nhân. Vì vậy bạn nên cảnh giác với trường hợp này.

Giả danh nhân viên điện lực

Giả danh nhân viên điện lực

Cách phòng tránh: Nếu phát hiện hoặc nghi ngờ các đối tượng giả danh nhân viên Điện lực hoặc lợi dụng thương hiệu EVN, hãy liên hệ với các Trung tâm Chăm sóc khách hàng của ngành Điện để xác minh hoặc báo ngay với Điện lực sở tại và chính quyền địa phương để được giải quyết kịp thời. Đặc biệt, khi thanh toán tiền điện bằng hình thức giao dịch qua ngân hàng, khách hàng cần lưu ý chỉ chuyển vào tài khoản chuyên thu của Điện lực, tuyệt đối không chuyển vào tài khoản cá nhân.

7. Giả danh nhân viên Bảo hiểm xã hội

Các số điện thoại từ các đầu số: 0555…, 8009… tự xưng là người của cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) và thông báo họ đã đi khám chữa bệnh bằng thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) nhưng chưa thanh toán tiền khám chữa bệnh hoặc thông báo họ đã trục lợi tiền khám chữa bệnh từ quỹ BHYT,… thường gọi điện đến các “con mồi” để trục lợi, lừa đảo. Và cơ quan BHXH đã thông báo không triển khai bất kỳ hình thức điện thoại trực tiếp nào cho người dân với nội dung trên.

Giả danh nhân viên Bảo hiểm xã hội

Giả danh nhân viên Bảo hiểm xã hội

Cách phòng tránh: Bạn nên đề cao cảnh giác các trường hợp đã nêu trên, bạn cần bình tĩnh và xác nhận thông tin xem có chính xác không khi nhận các cuộc gọi, tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân cho các cuộc gọi lạ hay các hiện tượng có dấu hiệu lừa đảo.

8. Giả shipper để giao đơn ảo

Hình thức mua hàng online qua mạng đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay, chính vì thế mà đây chính là miếng “mồi béo bở” cho các đối tượng lừa đảo. Theo nhiều phản ánh của người dùng mạng xã hội, gần đây họ thường gặp phải tình trạng có shipper báo giao hàng, có thể là đơn hàng họ chưa đặt hoặc thậm chí đúng là đơn hàng đã đặt, nhưng mở ra lại là bao rỗng.

Tình trạng này thường xảy ra với trường hợp đặt hàng theo kiểu ship COD, nên người dùng sẽ trả tiền mặt. Và hậu quả là khách hàng mất tiền mà chẳng thể khiếu nại được ai.

Giả shipper để giao đơn ảo

Giả shipper để giao đơn ảo

Cách phòng tránh:

– Thường cập nhật các trạng thái đơn hàng, giao hàng trên app và website của đơn vị vận chuyển.

– Khi lấy hàng, sản phẩm, bạn cần kiểm tra xem có đúng thông tin người nhận, số điện thoại, quan trọng nhất là đơn vị vận chuyển và mã vận đơn trùng khớp thì mới nhận hàng.

– Trước khi đặt đơn hàng, bạn cần hỏi người bán rằng có được yêu cầu cho kiểm hàng trước rồi mới trả tiền hay không (tùy quy định shop và trang thương mại điện tử) để chắc chắn rằng khi bạn nhận hàng không bị lừa đảo.

– Nên thanh toán online với mấy shop bạn tin tưởng và đã mua nhiều lần trước đó.

– Nên chọn địa chỉ mua hàng có uy tín để hạn chế rủi ro bị lừa đảo.

Nếu bạn có nhu cầu mua điện thoại, laptop, phụ kiện thì đừng quên đặt hàng ở để an toàn thông tin, cam kết giao nhanh trong 1h, giảm tới 50% (tùy vào từng sản phẩm).

Tìm hiểu thêm: TẠI ĐÂY.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn biết được 7 thủ đoạn lừa đảo mới qua mạng, điện thoại: Share ngay cho người thân. Cảm ơn các bạn đã đón đọc, hẹn gặp lại ở những bài viết sau.