Addon domain là gì? Có gì đặc biệt? Cách tạo addon domain đơn giản Update 10/2024

Bạn lướt điện thoại, laptop hay mạng xã hội và nhìn thấy những thuật ngữ addon domain và tò mò về nó. Vậy thì cùng tìm hiểu xem addon domain là gì, có gì đặc biệt và cách tạo addon domain ở bài viết này nhé. Cùng theo dõi nhé!

1. Addon domain là gì?

Khái niệm:

Addon domain là thuật ngữ được cấu thành từ addon và domain. Trong đó, addon là có nghĩa là thêm vào, domain được biết đến là tên miền. Chính vì vậy, addon domain có nghĩa là một tên miền được thêm vào, cho phép nhiều website chạy trên nhiều tên miền khác nhau nhưng cùng một tài khoản hosting. Addon domain hoạt động như một domain chính.

Addon domain là một tên miền được thêm vào trong cùng một hosting

Addon domain là một tên miền được thêm vào trong cùng một hosting

Cấu trúc của một addon domain:

Giống với một domain thông thường, tuy nhiên cách thức để tạo ra addon domain là từ domain chính.

Ví dụ: addondomain.com.

2. Cách hoạt động của addon domain

Sau khi thêm addon domain, hệ thống sẽ tự động tạo một thư mục mới cho tên miền mới. Sau đó, hệ thống tự động thêm vào 3 đường dẫn URL, bạn có thể vào thư mục vừa mới được tự động tạo để sử dụng, thêm, tạo các tập tin mà không sợ ảnh hưởng để tên miền chính vì chúng hoạt động riêng lẻ và độc lập.

3. Tại sao nên sử dụng addon domain?

Chi phí nhỏ: Chi phí sử dụng addon domain rẻ, doanh nghiệp chỉ cần chi tiền đổ mua một tài khoản được phép toàn quyền sở hữu, toàn quyền quản lý và quản lý.

Dễ quản lý: Người sử dụng có thể tạo và quản lý nhiều thư mục, nhiều website khác nhau sau khi mua tài khoản addon domain. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng quản lý tài liệu trên website.

4. Ưu, nhược điểm của addon domain

Ưu điểm:

Quyền sở hữu domain: Như đã chia sẻ ở trên, doanh nghiệp hoàn toàn nhận được quyền sở hữu domain một cách độc lập.

Nơi lưu trữ lý tưởng: Không gian lưu trữ của addon domain với dung lượng lớn không phải lo không đủ nơi lưu trữ dữ liệu.

Addon domain là không gian lưu trữ với dung lượng vô cùng lớn

Addon domain là không gian lưu trữ với dung lượng vô cùng lớn

Giao diện thân thiện: Nếu là lần đầu sử dụng thì bạn cũng sẽ nhận ra giao diện của addon domain rất dễ nhìn, dễ dùng và dễ thao tác, tạo cảm giác thân thiện với người dùng.

Dễ dàng quản lý: Addon domain cho phép người dùng quản lý các tài liệu, dữ liệu, thông tin trong một bảng điều khiển. Và bạn hoàn toàn có thể tự điều chỉnh chúng thông qua việc sử dụng bảng điều khiển.

Nhược điểm:

Dễ nhiễm mã độc chéo giữa các website với nhau: Đối với những website đang sử dụng WordPress thì không nên sử dụng quá nhiều addon domain, mục đích là để giảm rủi ro nhiễm mã độc giữa các web.

5. Cách tạo (cấu hình) một addon domain

Để tạo một addon domain bạn có thể sử dụng phần mềm hosting cPanel.

Bước 1: Đăng nhập cPanel > Chọn Addon Domain.

Mở Addon Domain sau khi truy cập cPanel

Mở Addon Domain sau khi truy cập cPanel

Bước 2: Đặt tên addon domain > Dán domain vừa nhâp vào ô Subdomain > Chọn thư mục chứa > Chọn Add Domain.

Điền thông tin cần thiến và nhấn Add Domain

Điền thông tin cần thiến và nhấn Add Domain

6. Một số dạng domain khác

Domain:

Domain là tên miền, là tên của một trang web được lập ra. Giúp người xem và Google có thể phân biệt các tên miền với nhau, mỗi domain là một trang website.

Subdomain:

Subdomain là phần mở dụng của một domain. Subdomain hoàn toàn miễn phí, giúp bạn tạo nhiều website trực thuộc domain chính.

Parked domain:

Parked domain là domain khác nhưng lại có cùng cấu trúc thư mục với domain chính. Parked domain cho phép người dùng chạy một website trên nhiều domain khác nhau.

Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này bạn có thêm kiến thức về addon domain. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!