Nếu bạn muốn đơn giản hóa việc tạo môi trường khi thực hiện các dự án bằng Python, đặc biệt liên quan đến các lĩnh vực Data Science (khoa học dữ liệu), AI, Data,… thì phần mềm Anaconda sẽ là lựa chọn bạn nên cân nhắc. Vậy Anaconda là gì? Cách cài đặt Anaconda trên Windows, Linux, macOS? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Anaconda là gì?
Anaconda là nền tảng (platform) mã nguồn mở về Khoa học dữ liệu (Data Science) trên Python thông dụng nhất hiện nay. Nó bao gồm các bản phân phối Python, R và trình quản lý gói được gọi là conda.
Anaconda là nền tảng mã nguồn mở trên Python
Anaconda quản lý và thiết lập các môi trường ảo (virtual environment) khác nhau trên cùng một máy tính.
Anaconda thiết lập các môi trường ảo
Khi bạn cài đặt Anaconda, ở giao diện tương tác sẽ có các IDE, ví dụ như Spyder, PyCharm hay là RStudio.
Bên cạnh Anaconda, có một phiên bản khác gọi là Miniconda, chỉ chứa mỗi conda và Python để bạn có thể cài đặt gói (package) bạn cần ngay từ đầu.
Miniconda chỉ chứa mỗi conda và Python
2. Tính năng của Anaconda
– Xây dựng mô hình học máy (Machine Learning)
Với Anaconda, bạn dễ dàng phát triển mô hình Machine Learning và Deep Learning với scikit-learn, TensorFlow, Keras.
Hơn 250 gói khoa học dữ liệu mã nguồn mở và mô hình học máy được sử dụng phổ biến nhất được tự động cài đặt khi bạn tải xuống Anaconda Individual Edition.
Có thể dễ dàng phát triển mô hình Machine Learning với Anaconda
– Cộng đồng mã nguồn mở rộng rãi
Với Anaconda Individual Edition, thế giới mã nguồn mở là của bạn. Từ kỹ thuật Robotics đến Trực quan hóa dữ liệu (Data Visualization), bạn có thể truy cập phần mềm mã nguồn mở mà bạn cần cho các dự án trong bất kỳ lĩnh vực nào.
Truy cập phần mềm mã nguồn mở
– Giao diện dễ sử dụng
Anaconda Navigator là GUI dành cho máy tính để bàn đi kèm với Anaconda Individual Edition. Nó cung cấp cho người dùng một giao diện đồ họa để quản lý các environment (môi trường) và package, giúp bạn dễ dàng khởi chạy các ứng dụng và quản lý các package và môi trường mà không cần sử dụng các lệnh dòng lệnh.
Anaconda Navigator giúp bạn truy cập dễ dàng vào tài liệu và các tài nguyên cộng đồng.
Giao diện Anaconda Navigator
– Bổ sung thêm môi trường ảo
Anaconda không chỉ cung cấp giao diện lập trình dễ sử dụng mà còn bổ sung thêm môi trường ảo. Môi trường này giúp người dùng có thể cài đặt package lên, nếu có xung đột thì không ảnh hưởng đến máy, bạn có thể tùy biến bật/tắt môi trường ảo.
Anaconda bổ sung thêm môi trường ảo
3. Cách cài đặt Anaconda trên máy tính
Để có thể khởi chạy được phần mềm, bạn cần chọn phiên bản phù hợp với máy tính của mình để tải xuống.
Link tải phần mềm Anaconda: TẠI ĐÂY
– Trên Windows
Yêu cầu hệ thống:
– Hệ điều hành: Windows 8/8.1, Windows 10.
– Ram tối thiểu 4GB.
– Phiên bản: 64-bit x86, 32-bit x86.
– Ổ cứng trống tối thiểu 3GB để tải và cài đặt.
Đối với phiên bản phần mềm trên Windows, bạn có thể sử dụng kiểu IDE, tức là dùng các ứng dụng dạng GUI (Graphical User Interface) hoặc dùng Anaconda Prompt.
Các phiên bản Anaconda trên Windows
– Trên macOS
Yêu cầu hệ thống:
– Hệ điều hành: macOS 10.13+ 64-bit
– Phiên bản hệ thống: macOS – 64-bit x86.
– Tối thiếu 3GB trống trên đĩa cứng để tải và cài đặt.
Đối với phiên bản phần mềm trên macOS, bạn có thể sử dụng kiểu IDE, tức là dùng các ứng dụng dạng GUI (Graphical User Interface) hoặc dùng Terminal (hỗ trợ sẵn trên macOS).
Các phiên bản Anaconda trên macOS
– Trên Linux (Ubuntu)
Yêu cầu hệ thống:
– Hệ điều hành: Ubuntu, RedHat, CentOS 6+ và các biến thể khác.
– Phiên bản hệ thống: Linux- 64-bit x86, 64-bit aarch64 (AWS Graviton2/arm64), 64-bit Power8/Power9, s390x (Linux trên IBM Z & LinuxONE).
– Tối thiếu 3GB trống trên đĩa cứng để tải và cài đặt.
Đối với phiên bản phần mềm trên Linux, bạn có thể sử dụng kiểu IDE, tức là dùng các ứng dụng dạng GUI (Graphical User Interface) hoặc dùng Terminal (hỗ trợ sẵn trên Linux hoặc Ubuntu).
Các phiên bản Anaconda trên Linux
4. Cách sử dụng cơ bản bằng lệnh
Khi sử dụng Anaconda các bạn chỉ cần nhớ những lệnh cơ bản sau:
– Tạo môi trường mới
conda create –name ten_moi_truong python==X.X
Với X.X là phiên bản Python bạn muốn cài lên môi trường.
Ví dụ để tạo môi trường tên “tvy Python 3.7” thì mình sử dụng:
conda create –name tvy python=3.7
Tạo môi trường tên tvy
– Khởi chạy và thoát môi trường
+ Khởi chạy môi trường:
Câu lệnh: conda activate ten_moi_truong
+ Thoát môi trường đang chạy:
Câu lệnh: conda deactivate
– Kiểm tra phiên bản Python trong môi trường ảo
Câu lệnh: python –version
Kiểm tra phiên bản Python
– Cài đặt package
Để cài đặt thư viện các bạn có 2 cách :
+ Cách 1: Thông qua Python có trong môi trường
Câu lệnh: pip install ten_thu_vien
+ Cách 2: Thông qua conda
Câu lệnh: conda install ten_thu_vien
Xem thêm:
Trên đây là các thông tin về phần mềm Anaconda mà có thể bạn chưa biết. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại trong những bài viết khác nhé!