APN là gì? Dùng để làm gì? Cách chuyển đổi APN trên điện thoại Update 01/2025

Để có thể kết nối tới được dịch vụ Internet của các nhà mạng, điện thoại sẽ phải thông qua APN. Vậy APN là gì, có chức năng ra sao và làm sao để thay đổi nó trên điện thoại di động? Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết hôm nay nhé!

1. APN là gì?

APN, viết đầy đủ là Access Point Name tạm dịch ra tiếng Việt là tên điểm truy cập. Hiểu theo một cách đơn giản đây là tên gọi của các cài đặt mà điện thoại sử dụng để kết nối với mạng từ các công ty viễn thông hoặc Internet công cộng.

Khái niệm APN

Khái niệm APN

APN được sử dụng như một cánh cổng giúp kết nối điện thoại của bạn với Internet từ nhà cung cấp. Nhờ vào nó các nhà mạng có thể xác định chính xác địa chỉ IP, xem thử cổng kết nối nào là an toàn và liệu rằng điện thoại bạn có cần tới dịch vụ kết nối riêng tư VPN hay không.

APN giúp kết nối mạng với điện thoại

APN giúp kết nối mạng với điện thoại

2. Cấu trúc của một APN

Số nhận dạng mạng: Đây là một loại mã bắt buộc của APN, giúp xác định mạng bên ngoài mà nút hỗ trợ Gateway GPRS (GGSN) đã kết nối. Tùy thuộc vào nhu cầu mà đôi lúc phần này sẽ được bổ sung các dịch vụ được yêu cầu bởi khách hàng.

Cấu trúc chung của một APN

Cấu trúc chung của một APN

Mã định danh nhà khai thác: Trong cấu trúc của APN, phần này thường là phần tùy chọn. Nó cung cấp thông tin về mạng lưới miền mà GGSN được đặt. Để có thể xác định được mạng di động của nhà cung cấp, mã định danh nhà khai thác sẽ phải thông qua hai loại mã nhỏ sau:

+ MCC hay còn gọi là mã di động quốc gia.

+ MNC hoặc mã di động.

Cấu trúc của một mã định dạng nhà khai thác

Cấu trúc của một mã định dạng nhà khai thác

Để hiểu thêm về cấu trúc của một APN, hãy cùng mình phân tích ví dụ sau đây nhé! Chẳng hạn chúng ta có một APN tên là threehouse.mnc012.mcc345.gprs. Vậy số nhận dạng mạng sẽ là threehousevà phần còn lại là mã định danh nhà khai thác.

Lưu ý: Định dạng APN sẽ khác nhau giữa các mạng LTE, 2G/3G/4G. Thông thường LTE sẽ sử dụng định dạng APN-FQDN. Với định dạng này, phần “apn.epc” sẽ được đặt được “mnc” và phần đuôi “.gprs” sẽ được chuyển đổi thành “.3gppnetwork.org”. Sau đây là ví dụ:

+ Định dạng APN ở mạng LTE: internet.apn.epc.mnc012.mcc345.3gppnetwork.org.

+ Định dạng APN ở mạng 2G/3G/4G: internet.mnc012.mcc345.gprs.

4. 4 loại APN

APN công khai: Cho phép các thiết bị truy cập vào Internet công cộng thông qua việc sử dụng một hệ thống địa chỉ có sẵn. Các địa chỉ này sẽ được cung cấp cho người dùng khi họ sử dụng APN và tự động quay trở lại hệ thống khi người dùng ngắt kết nối mạng. Với mỗi lần truy cập mạng, bạn sẽ được cung cấp một địa chỉ IP giống hoặc khác so với lần kế trước đó.

APN công khai dùng cho mạng công cộng

APN công khai dùng cho mạng công cộng

APN công khai với IP tĩnh công khai: Cũng giống như APN công khai, loại APN cũng sẽ sử dụng các nhóm địa chỉ IP có sẵn. Tuy nhiên, địa chỉ được chỉ định sẽ không bao giờ thay đổi. Dù bạn có kết nối vào mạng nhiều lần đi chăng nữa thì địa chỉ IP cũng sẽ được giữ nguyên.

APN công khai với IP tĩnh sẽ không đổi địa chỉ IP

APN công khai với IP tĩnh sẽ không đổi địa chỉ IP

APN riêng: Thông thường, APN riêng sẽ được áp dụng cho các thiết bị trong cùng một công ty. Mục đích của việc này là nhằm bảo vệ cũng như tăng cường tính bảo mật. Và khi sử dụng loại APN này, người dùng có thể sẽ bị yêu cầu mật khẩu hoặc lọc một số trang web cụ thể.

Mô hình APN riêng

Mô hình APN riêng

APN riêng với IP tĩnh riêng: Với loại APN này, người dùng sẽ sử dụng địa chỉ IP công cộng và kèm theo đó là một IP riêng để có thể kết nối với một mạng riêng khác từ xa. Để có thể thực hiện được việc này, mạng riêng của bạn phải được thiết lập một mạng lưới ảo.

APN riêng với IP tĩnh riêng bảo mật cao hơn

APN riêng với IP tĩnh riêng bảo mật cao hơn

5. APN riêng tư khác gì với VPN?

APN riêng: Đây là một cổng định dạng của nhà mạng di động và thường có chính sách cho phép hoặc không cho phép kết nối Internet công cộng.

VPN: Khác với APN riêng, VPN chỉ đơn giản là một hệ thống mạng riêng ảo. Nó sử dụng các kết nối mạng công cộng để tạo lập nên các kết nối riêng tư giữa hai nhà mạng riêng biệt. Các kết nối ảo này sẽ mã hóa tất cả dữ liệu được gửi qua hệ thống mạng đang sử dụng. Nhờ đó kết nối của nó thường an toàn hơn so với Internet công cộng.

So sánh APN với VPN

So sánh APN với VPN

5. Cách thay đổi APN trên điện thoại

Bạn vào Cài đặt > Mạng di động > APN. Tại đây bạn nhấn vào thêm APN và thiết lập những thông số như sau:

Chung

+ Name – Ultra

+ APN – Wholesale

+ Proxy – (để trống)

+ Port – 8080

+ Username & Password – (để trống)

+ Server – (để trống)

+ MMSC – http://wholesale.mmsmvno.com/mms/wapenc

+ MMS Proxy – (để trống)

+ MMS Port – (để trống)

+ MNC – 260

+ Authentication Type – (để trống)

+ APN Type – default,supl,mms

+ MCC – 310

Cụ thể từng nhà mạng

+ Cách cài đặt APN Viettel:

  • APN: v-internet
  • Username: (trống)
  • Password: (để trống)

+ Cách cài đặt APN Mobifone:

  • APN: m-wap
  • Username: mms
  • Password: mms

Hình minh họa đổi APN trên điện thoại

Hình minh họa đổi APN trên điện thoại

+ Cách cài đặt APN VinaPhone:

  • APN: m3-world
  • Username: mms
  • Password: mms

+ Cách cài đặt APN Vietnamobile:

  • APN: Internet
  • Username: (trống)
  • Password: (trống)

Bài viết trên cung cấp thông tin về khái niệm cũng như chức năng của APN. Bên cạnh đó hướng dẫn bạn cách chuyển đổi APN trên điện thoại di động. Hy vọng có thể giúp ích được cho bạn!