Các cách chia sẻ file giữa máy Mac và Windows đơn giản, nhanh chóng Update 04/2024

Khi sử dụng máy tính, chuyển dữ liệu qua lại là việc bạn cần làm rất thường xuyên. Vậy làm cách nào để chia sẻ file giữa máy Mac và laptop Windows? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Các hướng dẫn dưới đây được thực hiện dựa trên giao thức SMB (Server Message Block) – giao thức cho phép chia sẻ file giữa các máy tính chạy Windows và macOS (iMac, Mac Mini, MacBook) trong cùng một mạng cục bộ.

*Lưu ý: Để có thể chia sẻ file bằng cách này, 2 máy tính phải dùng chung một mạng WiFi hoặc có kết nối chung nguồn LAN.

1. Chia sẻ file từ Mac sang Windows

– Thiết lập để chia sẻ trên máy Mac

Bước 1: Chọn biểu tượng Apple góc trái trên màn hình > System Preferences.

Vào System Preferences

Vào System Preferences

Bước 2: Chọn Sharing.

Chọn Sharing

Chọn Sharing

Bước 3: Tick vào ô File Sharing > Bấm Options…

Chọn Options trong File Sharing

Chọn Options trong File Sharing

Bước 4: Chọn Share files and folders using SMB (Windows) > Chọn tên máy Windows được hiện trong ô Account > Nhập mật khẩu nếu được yêu cầu > Done.

(*) Nếu chuyển cho máy Mac khác, bạn có thể chọn Share files and folders using AFP.

Share file cho máy tính khác

Share file cho máy tính khác

Bước 5: Sau khi thực hiện bước trên, bạn sẽ được về giao diện chia sẻ. Tại đây có 2 ô tùy chọn là Shared Folders (tài liệu đã chia sẻ) và Users (máy bạn đã chia sẻ).

Dưới mỗi ô sẽ có 2 dấu +dấu –, bạn có thể thêm hoặc gỡ dữ liệu và người đã chia sẻ bằng các nút này.

Giao diện Sharing

Giao diện Sharing

Bước 6: Ghi lại địa chỉ IP được ghi dưới phần Windows Sharing: On.

Ví dụ địa chỉ IP như trong hình ở bước 5 là 192.168.1.68.

– Truy cập file được chia sẻ từ Mac trên Windows

Bước 1: Bạn tìm kiếm và mở File Explorer > Gõ \ số địa chỉ IP của máy Mac đã chép lên thanh địa chỉ.

Gõ địa chỉ IP của máy Mac đã chép lên thanh địa chỉ

Gõ địa chỉ IP của máy Mac đã chép lên thanh địa chỉ

Bước 2: Nhập tên người dùng và mật khẩu trên máy Mac để truy cập > Bấm OK để kết nối.

Nhập tên người dùng và mật khẩu trên máy Mac

Nhập tên người dùng và mật khẩu trên máy Mac

Bước 3: Bạn sẽ thấy các file được chia sẻ > Kéo thả chúng về ổ cứng của máy Windows để lưu lại.

2. Chia sẻ file từ Windows sang Mac

-Thiết lập chia sẻ trên máy tính Windows

Bước 1: Vào Control Panel > Network and Internet > Network and Sharing Center.

Hoặc bạn có thể bấm Windows + S > Gõ “sharing” > Chọn Manage Advanced Sharing Settings.

Mở Network and Sharing Center trong Control Panel

Mở Network and Sharing Center trong Control Panel

Bước 2:Chọn mục Private Network hoặc Public Network > Chọn vào ô Turn on network discovery > Chọn ô Turn on and printer sharing > Save changes.

Bật tính năng chia sẻ file trên Windows

Bật tính năng chia sẻ file trên Windows

*Lưu ý:

– Nếu các ô đã được tick chọn sẵn thì bạn không cần phải tick chọn lại.

– Khi bạn sử dụng WiFi công cộng (Public Network) thì nên tắt tính năng này để tránh các rủi ro về bảo mật dữ liệu.

Tìm hiểu thêm về Private Network hoặc Public Network tại: WiFi riêng tư, công khai trên Windows là gì? Hướng dẫn cách chuyển đổi

Bước 3: Vào Settings > Network & internet > Wi-Fi > Hardware Properties > Tìm và ghi lại địa chỉ IPv4.

Xem hướng dẫn chi tiết cách xem địa chỉ IPv4 tại: Cách xem địa chỉ IP riêng, kiểm tra IP công cộng trên máy tính Windows

Bước 4: Chọn tệp (file) cần được chia sẻ > Nhấp chuột phải tại tệp đó > Properties > Sharing > Advanced Sharing.

Tùy chọn Advanced Sharing

Tùy chọn Advanced Sharing

Bước 5: Tick chọn Share this folder > OK.

Tick chọn Share this folder

Tick chọn Share this folder

– Truy cập file được chia sẻ từ Windows và macOS

Bước 1: Nhấn vào Go trên thanh menu ở góc trên cùng màn hình > Chọn Connect to Server.

Chọn Connect to Server

Chọn Connect to Server

Bước 2: Nhập địa chỉ IP của máy tính Windows sau dấu “\” (ví dụ 192.168.1.68) > Connect.

Nhập địa chỉ IP của máy tính Windows để kết nối

Nhập địa chỉ IP của máy tính Windows để kết nối

Bước 3: Nhập tên và mật khẩu nếu có > Chọn Connect > Đợi máy tính hiện lên mục đã chia sẻ > Sao chép qua ổ cứng máy Mac nếu muốn lưu offline.

Nhập tên và mật khẩu để xem file

Nhập tên và mật khẩu để xem file

3. Một số phương pháp khác để chuyển file qua lại giữa các máy tính

– Dùng các dịch vụ lưu trữ đám mây

Ngoài cách làm bên trên thì bạn cũng có thể dùng các dịch vụ lưu trữ đám mây như Google Drive, OneDrive,… để chia sẻ tệp. Cách làm như sau:

Bạn dùng máy tính macOS tải file lên dịch vụ đám mây > Chia sẻ file đó thông qua một đường link > Người dùng máy tính Windows đăng nhập tài khoản dịch vụ đám mây để tải file.

– Sử dụng USB, ổ cứng di động

Một phương pháp bạn có thể cân nhắc là sử dụng USB (nếu chia sẻ file nhẹ) hoặc ổ cứng di động (nếu chia sẻ file nặng, nhiều dung lượng). Điểm cộng của phương pháp chia sẻ dữ liệu này là không cần có mạng Internet và khá linh hoạt.

*Lưu ý: Bạn nên cân nhắc lựa chọn USB hỗ trợ cổng Type-C hoặc mua đầu chuyển Type-C nếu bạn sử dụng các dòng máy Mac đời mới chỉ có cổng USB-C.

Sử dụng USB để truyền dữ liệu

Sử dụng USB để truyền dữ liệu

– Sử dụng email

Nếu bạn chỉ cần chia sẻ các tập tin nhẹ, dưới 25MB thì bạn có thể sử dụng email để gửi qua lại giữa hai thiết bị khác hệ điều hành.

– Sử dụng các nền tảng nhắn tin hỗ trợ gửi file nặng

Các nền tảng như Telegram, Zalo hiện nay hỗ trợ gửi file nặng lên đến hơn 25MB một cách nhanh chóng. Telegram cho phép gửi tối đa file 2GB, Zalo tối đa 1GB (cập nhật ngày 14/09/2021). Bạn có thể hoàn toàn gửi các dữ liệu công việc giữa mọi nền tảng thông qua các dịch vụ này.

4. Trả lời một số thắc mắc liên quan

– Tính năng chia sẻ file qua SMB có thể dùng khi không có mạng được không?

KHÔNG, do chúng yêu cầu mạng làm môi trường truyền file và quan trọng hơn hết là cùng một mạng cục bộ (cùng một địa chỉ WiFi, mạng LAN) để sử dụng.

– Phương pháp nào là tối ưu nhất để truyền file giữa hai máy Windows và Mac ở cách xa?

Nên dùng phương pháp tải file lên kho lưu trữ đám mây như Google Drive, OneDrive và chia sẻ để truyền file giữa hai máy cách xa nhau một cách hiệu quả.

Vừa rồi là cách chia sẻ file giữa máy Mac và laptop Windows. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn, chúc bạn thực hiện thành công!