Cách vệ sinh cục nóng, cục lạnh máy lạnh siêu sạch, siêu đơn giản Update 04/2024

Máy lạnh sau thời gian dài sử dụng sẽ hoạt động không tốt như ban đầu nữa, nguyên nhân có thể do 2 bộ phận chính là cục nóng và cục lạnh bị giảm hiệu năng dưới tác động của môi trường. Bài viết dưới đây tổng hợp các cách vệ sinh cục nóng, cục lạnh máy lạnh vô cùng đơn giản mà bạn có thể tham khảo để thực hiện tại nhà!

1. Cục nóng, cục lạnh máy lạnh là gì?

Cục nóng máy lạnh

Cục nóng máy lạnh là bộ phận được lắp đặt ngoài trời, có chức năng tản nhiệt ra môi trường. Cục nóng thường phải chịu nhiều tác động của môi trường bên ngoài trong thời gian sử dụng như: Mưa, gió, bụi bẩn, lá cây, các vật thể tự do,…

Cục nóng máy lạnh là bộ phận được lắp đặt ngoài trời

Cục nóng máy lạnh là bộ phận được lắp đặt ngoài trời

Cục lạnh máy lạnh

Cục lạnh (hay dàn lạnh điều hòa) là bộ phận được lắp đặt bên trong phòng, có chức năng làm mát luồng không khí đi qua nó, giữ cho nhiệt độ phòng luôn mát mẻ. Nhiệt trong không khí được hấp thu vào dàn lạnh. Sau đó, chúng được đào thải bằng cách chuyển đến dàn nóng để đưa ra bên ngoài. Vì cơ chế hấp thụ không khí trong phòng nên cục lạnh cũng sẽ tích tụ không ít bụi bẩn trong quá trình hoạt động.

Cục lạnh máy lạnh là bộ phận được lắp đặt bên trong phòng

Cục lạnh máy lạnh là bộ phận được lắp đặt bên trong phòng

2. Vì sao nên vệ sinh máy lạnh?

Sau thời gian dài sử dụng, bụi sẽ tích tụ bên trong dàn máy gây giảm hiệu suất làm lạnh, chảy nước ra ngoài, tốn điện và làm giảm tuổi thọ của máy.

Bên cạnh bụi bẩn ra thì nấm mốc cũng sẽ tích tụ và gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí của người sử dụng, nhất là trẻ em và người già.

Máy lạnh bẩn ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu năng

Máy lạnh bẩn ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu năng

3. Khi nào nên vệ sinh máy lạnh?

– Tùy thuộc vào điều kiện môi trường (khí hậu, độ ẩm) và tần suất sử dụng trong năm mà ta có thể xác định được thời gian nên tiến hành vệ sinh máy lạnh. Thông thường, khoảng 3 – 4 tháng bạn nên vệ sinh, bảo dưỡng toàn bộ thiết bị. Riêng đối với các bộ phận chi tiết bên trong hoặc bên ngoài máy lạnh, cần phải vệ sinh ít nhất nửa tháng 1 lần bằng khăn hoặc chổi lông mềm.

– Đối với máy lạnh nói riêng và các sản phẩm công nghệ nói chung thì việc vệ sinh thường xuyên có thể giúp đảm bảo được tuổi thọ và tăng hiệu quả hoạt động đáng kể.

Vệ sinh máy lại 3 - 4 tháng/ lần

Vệ sinh máy lại 3 – 4 tháng/ lần

4. Những thứ cần chuẩn bị trước khi vệ sinh máy lạnh

– Trước khi tiến hành vệ sinh máy lạnh cần phải chuẩn bị đồ dùng bảo hộ cho bản thân, đồng thời ngắt các nguồn điện để tránh các sự cố phát sinh.

– Ngoài ra, cũng cần chuẩn bị các dụng cụ để vệ sinh như: màng hứng nước, khăn lau khô và ướt, chất tẩy rửa,…

Lưu ý trước khi vệ sinh máy lạnh: Đảm bảo ngắt hết các nguồn điện liên quan đến máy lạnh để đảm bảo an toàn về điện cho bản thân và thiết bị.

Những thứ cần chuẩn bị trước khi vệ sinh máy lạnh

Những thứ cần chuẩn bị trước khi vệ sinh máy lạnh

5. Cách vệ sinh máy lạnh

Bước 1: Kiểm tra hoạt động của máy lạnh

Trước khi vệ sinh, bạn điều chỉnh nhiệt độ xuống mức thấp nhất để kiểm tra liệu máy có hoạt động bình thường hay không.

Sử dụng remote để kiểm tra khả năng làm lạnh

Sử dụng remote để kiểm tra khả năng làm lạnh

Sau đó dùng remote điều khiển cánh quạt tản gió xem có hoạt động bình thường hay không.

Kiểm tra cánh đảo gió

Kiểm tra cánh đảo gió

Nếu phát hiện có hư hỏng hoặc trục trặc thì bạn nên liên hệ trung tâm sửa chữa, bảo hành trước khi tiến hành vệ sinh.

Bước 2: Tháo lắp và vệ sinh bên ngoài cục lạnh

Lưu ý: Trước khi bắt đầu quá trình tháo lắp bạn nên ngắt các nguồn điện liên quan để đảm bảo toàn.

Tháo quạt đảo gió bằng cách tháo chốt giữ quạt (như hình bên dưới).

Tháo chốt giữ quạt

Tháo chốt giữ quạt

Bật nắp trước máy lạnh theo chiều hướng lên trên.

Bập nắp để thấy màng lọc phía sau

Bập nắp để thấy màng lọc phía sau

Tháo tấm lọc bụi ra khỏi thân máy > Đem đi xịt rửa vệ sinh sạch bụi bẩn.

Tháo tấm lọc bụi ra để dễ dàng xịt rửa

Tháo tấm lọc bụi ra để dễ dàng xịt rửa

Bước 3: Tháo lắp và vệ sinh bên trong cục lạnh

Dùng tua vít 4 cạnh để tháo ốc cố định vỏ máy trên dàn lạnh.

Tháo lớp vỏ áo của máy

Tháo lớp vỏ áo của máy

Tháo vỏ máy bên ngoài, chúng ta sẽ thấy được bộ phận cần vệ sinh bên trong (dàn trao đổi nhiệt).

Bộ phận bên trong của máy lạnh

Bộ phận bên trong của máy lạnh

Bọc cục lạnh lại bằng bọc chuyên dụng để tránh nước văng tung tóe trong khi vệ sinh.

Bọc chuyên dụng để nước không bị văng ra trong khi rửa

Bọc chuyên dụng để nước không bị văng ra trong khi rửa

Lưu ý dùng khăn khô hoặc bọc ni lông để bọc khu vực mạch điện lại để tránh nước văng vào làm chập điện, gây hư hỏng.

Bọc bo mạch điện tử lại phòng trường hợp nước bắn trúng

Bọc bo mạch điện tử lại phòng trường hợp nước bắn trúng

Dùng vòi xịt để xịt rửa vệ sinh bụi bẩn, nấm mốc bám trên cục lạnh.

Rửa bụi bẩn, nấm mốc bằng vòi xịt

Rửa bụi bẩn, nấm mốc bằng vòi xịt

Lưu ý: Khi xịt bạn không được xịt trực tiếp vào khu vực bo mạch điện tử.

Xịt rửa cánh quạt lồng sóc. Đây là bộ phận nằm bên trong chứa khá nhiều bụi bẩn cần vệ sinh.

Quạt lồng sóc cũng cần phải vệ sinh

Quạt lồng sóc cũng cần phải vệ sinh

Xịt rửa, vệ sinh bộ lọc không khí đã được tháo ra.

Xịt rửa màng lọc dễ dàng với vòi xịt

Xịt rửa màng lọc dễ dàng với vòi xịt

Bước 3: Vệ sinh dàn nóng

Tháo vỏ bảo vệ mặt trước bằng cách nạy các ngàm giữ.

Tháo vỏ bảo vệ

Tháo vỏ bảo vệ

Xịt rửa cánh quạt, các góc bên trong cục nóng để sạch bụi bám vào.

Xịt rửa bên trong dàn nóng

Xịt rửa bên trong dàn nóng

Xịt rửa bụi bẩn bám ở phía sau cục nóng.

Vệ sinh mặt sau

Vệ sinh mặt sau

Xịt rửa vỏ bảo vệ cục nóng đã tháo ra trước đó.

Vệ sinh vỏ bảo vệ

Vệ sinh vỏ bảo vệ

Lưu ý không xịt nước trực tiếp vào phần mạch điện.

Mạch điện cần đảm bảo khô ráo

Mạch điện cần đảm bảo khô ráo

Dùng khăn khô lau lại toàn bộ thân máy để làm sạch nước còn đọng lại.

Dùng khăn khô lau cục nóng

Dùng khăn khô lau cục nóng

Bước 4: Kiểm tra gas máy lạnh, nạp thêm nếu thiếu

Gas giúp hơi được làm lạnh trước khi thoát ra ngoài không khí. Vậy nên bạn cần kiểm tra liệu máy còn đủ gas hay không, nếu thiếu thì có thể bơm thêm vào theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất. Ngoài ra bạn cần kiểm tra xem gas có bị rò rỉ hay không.

Kiểm tra gas trước tiên bạn tháo ốp bảo vệ mạch điện bằng tua vít 4 chấu.

Tháo ốp bảo vệ mạch điện

Tháo ốp bảo vệ mạch điện

Kết nối đồng hồ đo gas với ống gas trên cục nóng để tiến hành đo.

Kết nối ống ga với đồng hồ đo ga

Kết nối ống ga với đồng hồ đo ga

Dùng Ampe kế để đo dòng điện trên máy.

Sử dụng Ampe kế để đo

Sử dụng Ampe kế để đo

Đối chiếu áp suất gas trên đồng hồ gas và dòng điện trên Ampe kế với các thông số từ nhà sản xuất. Từ đó tính ra máy lạnh của bạn có bị thiếu gas hay không?

Đối chiếu kết quả

Đối chiếu kết quả

Bước 5: Vệ sinh tổng thể và dọn dẹp khu vực xung quanh

Sau khi đã làm vệ sinh sạch sẽ cục nóng và cục lạnh, bạn lắp lại y hệt như lúc tháo ra > Dùng khăn sạch để lai lại tổng thể toàn bộ cục nóng và cục lạnh.

Lau lại dàn lạnh bằng khăn khô

Lau lại dàn lạnh bằng khăn khô

Bước 6: Kiểm tra máy lạnh lần cuối

Bạn sử dụng remote khởi động lại máy lạnh, hạ nhiệt độ xuống mức thấp nhất để kiểm tra máy có hoạt động bình thường hay không.

Kiểm tra lại liệu máy có hoạt động bình thường hay không

Kiểm tra lại liệu máy có hoạt động bình thường hay không

6. Dịch vụ vệ sinh máy lạnh tại Điện Máy XANH

Hiện nay, Điện Máy XANH đã có dịch vụ vệ sinh máy lạnh trực tiếp tại nhà, dành cho mọi máy lạnh, kể cả máy không mua tại Điện Máy XANH.

– Link đặt lịch: TẠI ĐÂY

– Hotline: 1800 1061.

Nếu bạn là người bận rộn chỉ cần click vào đường link đặt lịch bên trên hoặc gọi ngay đến số Hotline, sẽ có nhân viên tổng đài tư vấn cũng như sắp xếp thời gian vệ sinh phù hợp với thời gian rảnh của bạn.

Dịch vụ vệ sinh máy lạnh tại Điện Máy XANH

Dịch vụ vệ sinh máy lạnh tại Điện Máy XANH

Ngoài ra bạn nên kiểm tra lại xem máy lạnh của bạn thuộc loại bao nhiêu HP (hay còn gọi là ngựa) để thuận lợi cho việc vệ sinh và bảo dưỡng được nhanh hơn.

– Máy lạnh treo tường: Có công suất 1, 1.5, 2, 3 (HP).

– Máy lạnh âm trần, tủ đứng, áp tường: Có công suất từ 3-5 (HP).

Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các bước vệ sinh dàn nóng cũng như dàn lạnh của máy lạnh. Chúc các bạn thực hiện thành công!