Hiện nay, Podcast là một trong những phương tiện nghe nhìn khá phổ biến. Vậy nếu bạn muốn xây dựng và phát triển một kênh Podcast của chính bản thân với những màu sắc khác biệt của mình thì phải bắt đầu từ đâu? Bài viết này sẽ thông tin đến bạn những bước xây dựng kênh Podcast cho người mới bắt đầu.
1. Tìm hiểu về Podcast
Podcast có thể hiểu là một chương trình phát sóng âm thanh gồm nhiều tập khác nhau, có chủ đề cụ thể và phát sóng thường xuyên. Bạn có thể nghe Podcast trên ứng dụng trên điện thoại, máy tính bảng, laptop,… và có thể tải về máy.
Để biết thêm thông tin chi tiết về Podcast, bạn có thể tham khảo bài viết:
Podcast là chương trình âm thanh gồm nhiều tập đang khá thịnh hành hiện nay
2. Xu hướng phát triển của Podcast trong tương lai
Podcast là một xu thế phát triển nội dung mà bất kỳ cá nhân hay nhà sáng tạo nội dung cũng nên chú trọng phát triển ngay từ bây giờ để có được thành công trong tương lai.
Tại Việt Nam, giới trẻ ngày càng có xu hướng nghe các kênh Podcast với nội dung phát triển bản thân, về các bài học cuộc sống hay giải trí. Thêm vào đó, Podcast là một phương tiện sáng tạo nội dung khá lý tưởng khi nó cho phép người nghe có thể vừa nghe vừa thực hiện các công việc khác như làm việc nhà, lái xe, tập thể dục,…
Podcast ngày càng trở thành một xu thế trong cộng đồng
3. Những yếu tố cần thiết để xây dựng một kênh podcast
– Giọng nói
Vì Podcast là phương tiện sáng tạo nội dung thông qua âm thanh, việc bạn sở hữu cho mình một giọng nói thu hút, truyền cảm là điều tiên quyết nếu muốn níu giữ người nghe ở lại.
Đối với các chủ đề khác nhau mà kênh của bạn cần sở hữu người dẫn dắt có chất giọng khác nhau. Ví dụ như chất giọng trầm ấm, sâu lắng nếu kênh Podcast của bạn làm về nội dung tâm sự, nhắn gửi hay chất giọng vui vẻ, hoạt bát nếu kênh của bạn nghiêng về mảng giải trí
Người dẫn dắt cần một giọng nói phù hợp với chủ đề của kênh Podcast
– Thiết bị ghi âm
Ngoài ra, bạn cũng nên sở hữu thiết bị ghi âm tốt, hiện đại để có thể truyền tải được âm thanh chân thực, sống động hết mức.
Ban đầu, bạn có thể thu âm bằng những gì mình có như máy ghi âm, điện thoại, máy tính bảng, laptop… Sau đó, bạn có thể đầu tư những thiết bị ghi âm tốt và tân tiến hơn hoặc thu âm ở một phòng thu âm chuyên dụng.
Bạn có thể bắt đầu thu âm với những thiết bị mình có như điện thoại
Để biết thêm một số cách ghi âm trên máy tính, bạn có thể tham khảo các bài viết sau:
– Kỹ thuật phần mềm
Sau khi thu âm nội dung, bạn cần cho mình một phần mềm chỉnh sửa âm thanh để cắt ghép lại nội dung cũng như lọc bỏ các tạp âm gây nhiễu.
Bạn cần sử dụng phần mềm chỉnh sửa âm thanh để cắt ghép, loại bỏ tạp âm
Bạn có thể tải về những ứng dụng chỉnh sửa âm thanh miễn phí trên điện thoại như Voloco, Tune Me,… Nếu sử dụng máy tính, bạn có thể tải về các phần mềm chỉnh sửa âm thanh chuyên nghiệp như Adobe Audition, Audacity, Autotune,…
4. Hướng dẫn chi tiết cách xây dựng kênh Podcast cho người mới
– Bước 1: Xác định chủ đề
Bước đầu tiên nếu bạn muốn xây dựng một kênh Podcast chất lượng, thu hút là phải chọn đúng chủ đề. Một số chủ đề khá tiêu biểu mà bạn có thể cân nhắc như: Kỹ năng sống, du lịch, ẩm thực, dạy tiếng nước ngoài, radio tâm sự,…
Chủ đề ở đây có thể là mọi vấn đề, khía cạnh trong cuộc sống mà bạn am hiểu. Có như thế, người nghe mới có thể bị thu hút và ở lại với kênh của bạn. Ngoài ra, nếu bạn lựa chọn một chủ đề mà bản thân không thích, bạn rất dễ nản lòng và bỏ cuộc giữa chừng.
Bạn cần chọn đúng chủ đề cho kênh của mình dựa theo sở trường và đam mê của bản thân
– Bước 2: Xây dựng nội dung
Sau khi xác định xong chủ đề cho kênh Podcast của mình, bạn tiếp tục bắt tay vào xác định nội dung cho từng tập Podcast của mình, mỗi tập sẽ nói về vấn đề gì và thời lượng trong bao lâu, đối tượng mà bạn nhắm đến là ai, tần suất ra tập mới trong bao lâu,…
Bạn cần hoạch định rõ nội dung mình muốn hướng tới để có hướng đi chính xác, khoa học và dễ dàng theo dõi.
Để quản lý kênh dễ dàng, bạn cần hoạch định sẵn những nội dung mà kênh đang muốn đạt được
– Bước 3: Viết kịch bản
Để người nghe thực sự cảm nhận được những gì bạn muốn truyền tải thông qua một Podcast, bạn cần thực hiện viết kịch bản và liệt kê các ý chính, phụ để đảm bảo bạn không bỏ sót bất cứ ý nào.
Trong lúc thu âm, bạn có thể bắt đầu triển khai các ý ra và kết hợp cùng cảm xúc của mình để nội dung của bạn được chân thật nhất có thể, làm người nghe cảm nhận được như đang trực tiếp nghe bạn nói chuyện bên tai.
Để đảm bảo không bỏ sót ý nào, bạn nên viết kịch bản và liệt kê các ý cần trình bày
– Bước 4: Thu âm
Để có thể có được một file thu âm tốt, bạn nên thực hiện ở nơi yên tĩnh, tránh tiếng ồn, tạp âm để tập trung hết mức vào nội dung mà mình muốn truyền tải.
Thêm vào đó, bạn cần có cho mình tâm trạng thoải mái, thư giãn khi thực hiện và nếu được hãy sử dụng tai nghe để có thể thu được giọng của bản thân một cách rõ ràng nhất có thể.
Bạn nên chọn nơi yên tĩnh và giữ tâm trạng thoải mái khi thu âm
– Bước 5: Chỉnh sửa âm thanh
Sau khi hoàn tất quá trình thu âm nội dung Podcast, bạn tiến đến phần chỉnh sửa file âm thanh.
Đa phần sau khi thu âm, bạn phải cắt sửa lại file của mình vì những phần dư thừa, không cần thiết. Tiếp đến, bạn cần lọc bỏ tạp âm trong file ghi âm và chèn intro, outro cùng nhạc nền để người nghe có thể hòa mình vào nội dung mà bạn truyền tải.
Bạn có thể chỉnh sửa file âm thanh và chèn thêm nhạc nền vào để người nghe không buồn chán
– Bước 6: Đăng ký Podcast Hosting
Sau khi hoàn tất, bạn tiến hành đăng ký cho mình một Podcast Hosting. Hiện Việt Nam chưa có dịch vụ nào cung cấp dịch vụ Podcast Hosting. Tuy nhiên, bạn có thể đăng ký cho mình một Podcast Hosting tại Buzzsprout.com. Tài khoản mới đăng ký của bạn sẽ được miễn phí sử dụng 90 ngày đầu.
Bạn có thể dùng Buzzsprout để đăng ký Podcast Hosting
Hướng dẫn đăng ký Podcast Hosting tại Buzzsprout:
– Bước 1: Truy cập Buzzsprout.com.
– Bước 2: Chọn Get Started Free.
Bạn ấn chọn Get Started Free để tiến hành đăng ký
– Bước 3: Điền các thông tin của bạn > Chọn Create My Podcast.
Bạn tiến hành điền các thông tin cần thiết để tạo kênh
– Bước 4: Tiếp đến, bạn thiết lập mật khẩu cho kênh và ấn chọn Create Password.
Bạn thực hiện đặt mật khẩu để đăng nhập
– Bước 5: Tại đây, bạn tuỳ chọn 1 trong 2 tùy chọn. Nếu bạn lần đầu tạo kênh, ấn chọn I’m a New Podcaster. Nếu bạn đã có kinh nghiệm, ấn chọn I Already Have a Podcast.
Bạn chọn I’m a New Podcaster hoặc I Already Have a Podcast tuỳ vào kinh nghiệm sử dụng
– Bước 6: Tiếp đến, bạn tiến hành điền các thông tin như tên của kênh và phần giới thiệu. Sau khi điền xong, bạn chọn Done. Let’s start podcasting.
Bạn điền các thông tin cơ bản như tên của kênh và giới thiệu kênh
– Bước 7: Để hoàn tất đăng ký, bạn đăng nhập vào địa chỉ email mà mình đã dùng để đăng ký tài khoản và chọn mục đích sử dụng để tiến hành xác minh tài khoản.
Bạn mở email của Buzzsprout gửi đến và chọn nhu cầu của bản thân để xác minh tài khoản
– Bước 7: Cài đặt Podcast Hosting
Sau khi đăng ký thành công Podcast Hosting, bạn thực hiện cài đặt các thông tin cơ bản của kênh, chủ đề, ngôn ngữ cũng như các hình ảnh đại diện của kênh.
Hướng dẫn cài đặt Podcast Hosting tại Buzzsprout:
– Bước 1: Tại trang kênh Podcast của mình, bạn chọn Podcast Settings.
Chọn Podcast Settings để tiến hành cài đặt
– Bước 2: Tại đây, bạn thực hiện thiết lập các thông tin cơ bản của kênh, thay đổi ảnh đại diện và thiết lập ngôn ngữ, giờ,… > Chọn Save Podcast Info để hoàn tất.
Sau khi thiết lập các thông tin, bạn chọn Save Podcast Info để lưu lại
– Bước 8: Chèn Podcast Hosting vào Blog
Để quảng bá cho Podcast của mình, bạn có thể chèn những Podcast này vào blog cá nhân của bản thân như blog trên WordPress bằng cách thêm plugin Buzzsprout hoặc chèn mã code của Podcast vào bài viết. Điều này sẽ gia tăng tương tác của người độc giả với blog.
– Bước 9: Gửi kênh Podcast lên Google Podcast, Apple Podcast & Spotify
Những ứng dụng nghe Podcast phổ biến nhất hiện nay bao gồm Spotify, Apple Podcast và Google Podcast. Để tiếp cận được nhiều người nghe, bạn phải gửi kênh Podcast của mình lên ba ứng dụng này.
Spotify, Apple Podcast và Google Podcast là ba nền tảng nghe Podcast phổ biến nhất hiện nay
Thêm vào đó, nếu được Apple Podcast chấp nhận, kênh của bạn sẽ được tự động gửi lên các ứng dụng như Overcast, Castro, Castbox và Podfriend.
5. Những cách quảng bá kênh Podcast
– Chia sẻ lên các mạng xã hội
Cách đơn giản nhất để chia sẻ kênh Podcast của bạn là chia sẻ thông qua các mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok,… và các nhóm trên Facebook chuyên thảo luận về Podcast.
Bạn có thể chia sẻ kênh của mình lên các mạng xã hội để thu hút người nghe
– Quảng bá trên Blog
Một cách khác khá thú vị là bạn có thể quảng bá cho kênh Podcast của mình trên blog của bản thân. Bạn có thể chuyển nội dung bài viết thành dạng Podcast hoặc ngược lại, điều này sẽ làm người đọc của bạn cảm thấy thu hút bởi sự mới lạ, thú vị và gia tăng tương tác với blog của bạn.
– Quảng cáo trên các kênh Podcast khác
Bạn có thể áp dụng cách quảng bá này bằng cách trả tiền để những kênh Podcast khác quảng bá, nhắc đến kênh Podcast của bạn hoặc đơn giản hơn là bạn trở thành khách mời của những kênh Podcast khác. Tại đây, bạn có thể quảng bá cho kênh Podcast của bản thân.
Bạn có thể trở thành khách mời ở những kênh khác và quảng bá cho kênh của mình
Xem thêm:
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin về cách xây dựng kênh Podcast từng bước chi tiết cho người mới bắt đầu. Cảm ơn bạn đã theo dõi và hẹn gặp lại ở các bài viết sau.