Bạn thường nghe nhắc đến card màn hình NVIDIA GeForce GTX 1050, nhưng không hiểu rõ về thuật ngữ này. Bạn muốn biết loại card màn hình này có cấu hình mạnh mẽ hay không. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về card màn hình NVIDIA GeForce GTX 1050 có mạnh không cũng như khả năng khởi chạy các tựa game của nó. Cùng theo dõi nhé!
1. Card màn hình là gì?
Card đồ họa (CPU) hay còn là card màn hình (VGA – Video Graphics Adaptor), được biết đến là loại thiết bị chuyên xử lý các thông tin về hình ảnh trong máy tính, bao gồm việc xử lý chi tiết về màu sắc, độ phân giải, độ tương phản,… thông qua kết nối với màn hình để hiển thị hình ảnh giúp người dùng có thể thao tác, xử lý được trên máy tính.
Đây cũng là bộ phận quyết định một phần về tốc độ xử lý khi chơi game, xem video hay các phần mềm đồ họa cùng với bộ xử lý CPU.
Card đồ họa (CPU) hay còn là card màn hình (VGA – Video Graphics Adaptor)
2. Card màn hình NVIDIA GeForce GTX 1050 là gì?
Khi nhìn vào tên gọi của card đồ họa rời, bạn có thể dễ dàng biết được card đó thuộc thế hệ cũ hay mới, có phải là dòng card chuyên cho game hay đồ họa không, card đó sẽ thích hợp sử dụng cho máy tính hay laptop cũng như khả năng xử lý của nó mạnh mẽ như thế nào.
Do đó, card màn hình NVIDIA GeForce GTX 1050 được đặt tên theo quy chuẩn hiện tại như sau:
– NVIDIA: Hãng sản xuất chip của card màn hình.
– GeForce: Dòng chip chuyên dụng cho mục đích chơi game.
– GTX: Dòng sản phẩm có hiệu năng mạnh mẽ cho việc chơi game và xử lý đồ họa.
– 1050: Thế hệ của card đồ họa, với số càng lớn thì thế hệ càng mới và công nghệ sẽ hiện đại hơn.
Card màn hình NVIDIA GeForce GTX 1050 được ra mắt vào tháng 1 năm 2017. Nhờ có thiết kế dựa trên kiến trúc Pascal mà card màn hình này cho FPS khá ổn định trên hầu hết các tựa game nặng được ra mắt vào khoảng năm 2017 trở về trước với độ phân giải Full HD ở mức max setting.
Hình minh họa cho card màn hình NVIDIA GeForce GTX 1050
Dưới đây là bảng thông tin về card màn hình NVIDIA GeForce GTX 1050 dành cho bạn:
Tên mã |
N17P-G0 |
Kiến trúc |
Pascal |
Số nhân CUDA |
640 |
Xung nhịp nhân |
1354 – 1493 (Boost) MHz |
Tốc độ bộ nhớ |
7000 MHz |
Băng thông bộ nhớ |
128 Bit |
Kiểu bộ nhớ |
GDDR5 |
Dung lượng bộ nhớ tối đa |
4096 MB |
Bộ nhớ chia sẻ |
Không |
DirectX |
DirectX 12_1 |
Ra mắt |
03.01.2017 |
3. Ưu điểm và nhược điểm của card NVIDIA GeForce GTX 1050
Ưu điểm
– Có khá thành khá rẻ so với các loại card màn hình khác.
– Có hiệu năng đáp ứng tốt các game MOBA/MMO.
– Hoạt động mát mẻ.
– Không gây ra tiếng ồn.
– Không cần phụ thuộc nguồn phụ.
Card NVIDIA GeForce GTX 1050 không gây ra tiếng ồn
Nhược điểm
– Card màn hình có thiết kế khá đơn giản.
– Gần như không có khả năng ép xung.
– Chỉ đạt 60fps đối với các trò bom tấn nếu hạ hiệu ứng.
Card NVIDIA GeForce GTX 1050 có thiết kế khá đơn giản
4. Đánh giá hiệu năng card NVIDIA GeForce GTX 1050
Tính năng
Card màn hình NVIDIA GeForce GTX 1050 sở hữu chip GP107 với nhiều tính năng mới như hỗ trợ cổng DisplayPort 1.4, HDMI 2.0b, HDR, Simultaneous Multi-Projection (có khả năng sử dụng nhiều màn hình cùng lúc), nâng cấp bộ giải mã và mã hóa chuẩn H.265.
Tính năng của card màn hình NVIDIA GeForce GTX 1050
Hiệu năng
Hiệu năng của card màn hình NVIDIA GeForce GTX 1050 phụ thuộc nhiều vào khả năng tản nhiệt của laptop. Nếu trong điều kiện lý tưởng, hiệu năng này có thể đạt mức ngang ngửa phiên bản desktop.
Card màn hình NVIDIA GeForce GTX 1050 có hiệu năng mạnh hơn GTX 960M khoảng 30% và có thể ngang bằng GTX 965M. Những tựa game ra đời vào năm 2016 – 2017 có thể chạy mượt ở độ phân giải Full HD và thiết lập đồ họa High.
Hiệu năng của card màn hình NVIDIA GeForce GTX 1050
Tiêu thụ điện năng
Card màn hình NVIDIA GeForce GTX 1050 có mức tiêu thụ điện năng vào khoảng 40 – 50W, thấp hơn nhiều so với phiên bản desktop. Thế nên, chip đồ họa này thường hướng đến các dòng laptop giải trí hoặc laptop chơi game có giá rẻ từ 15.6 inch.
Dưới đây là bảng so sánh số nhân CUDA, xung nhịp vi xử lý cùng băng thông và xung nhịp bộ nhớ các dòng card đồ họa GeForce GTX 10.
GeForce GTX 1070 (Desktop) |
1920 @ 1506 – 1683 (Boost) MHz |
256 Bit @ 8000 MHz |
GeForce GTX 1070 (Laptop) |
2048 @ 1443 – 1645 (Boost) MHz |
256 Bit @ 8000 MHz |
GeForce GTX 1060 (Desktop) |
1280 @ 1506 – 1708 (Boost) MHz |
192 Bit @ 8000 MHz |
GeForce GTX 1060 (Laptop) |
1280 @ 1506 – 1708 (Boost) MHz |
192 Bit @ 8000 MHz |
GeForce GTX 1050 Ti (Laptop) |
768 @ 1493 – 1620 (Boost) MHz |
128 Bit @ 7000 MHz |
GeForce GTX 1050 Ti (Desktop) |
768 @ 1290 – 1392 (Boost) MHz |
128 Bit @ 7008 MHz |
GeForce GTX 1050 (Desktop) |
640 @ 1354 – 1455 (Boost) MHz |
128 Bit @ 7008 MHz |
GeForce GTX 1050 (Laptop) |
640 @ 1354 – 1493 (Boost) MHz |
128 Bit @ 7000 MHz |
Hiệu năng chơi game
Hiệu năng chơi game của card màn hình NVIDIA GeForce GTX 1050 sau kết quả tiến hành test game trên laptop MSI GTX 1050 và MSI GL62 7RD với cấu hình Intel Core i7 – 7700HQ 2.8GHz được thể hiện như sau:
Ghost Recon Wildlands low 1280×720 90.8 fps med. 1920×1080 39.3 fps high 1920×1080 32.6 fps ultra 1920×1080 4.1 fps Chơi được ở thiết lập medium |
Resident Evil 7 low 1280×720 223.8 fps med. 1920×1080 98.1 fps high 1920×1080 56 fps ultra 1920×1080 21 fps Chơi được ở thiết lập high |
Watch Dogs 2 low 1280×720 72 fps med. 1366×768 61.2 fps high 1920×1080 32 fps ultra 1920×1080 19.8 fps Chơi được ở thiết lập medium |
Call of Duty Infinite Warfare low 1280×720 99 fps med. 1366×768 89 fps high 1920×1080 51.1 fps ultra 1920×1080 46.2 fps 3840×2160 19.1 fps Chơi được ở thiết lập ultra |
Battlefield 1 low 1280×720 127 fps med. 1366×768 101 fps high 1920×1080 49 fps ultra 1920×1080 44 fps Chơi được ở thiết lập ultra |
FIFA 17 low 1280×720 204 fps med. 1366×768 191 fps high 1920×1080 145 fps ultra 1920×1080 139 fps Chơi được ở thiết lập ultra |
Mafia 3 low 1280×720 52.7 fps med. 1366×768 30 fps high 1920×1080 22 fpsChơi được ở thiết lập low |
Overwatch high 1920×1080 90 fps ultra 1920×1080 54 fps 3840×2160 29 fpsChơi được ở thiết lập ultra |
Far Cry Primal low 1280×720 99 fps med. 1920×1080 47 fps high 1920×1080 41 fps ultra 1920×1080 30 fps Chơi được ở thiết lập high |
Rise of the Tomb Raider low 1024×768 110 fps med. 1366×768 67 fps high 1920×1080 37 fps ultra 1920×1080 31 fps Chơi được ở thiết lập high |
GTA V low 1024×768 129.4 fps med. 1366×768 116.9 fps high 1920×1080 65.9 fps ultra 1920×1080 17.9 fps Chơi được ở thiết lập high |
Need for Speed 2016 low 1280×720 105 fps med. 1366×768 99.3 fps high 1920×1080 63.4 fps ultra 1920×1080 47.2 fps Chơi được ở thiết lập high |
5. Card màn hình NVIDIA GeForce GTX 1050 chơi game mạnh không?
Card màn hình GTX 1050 rất thích hợp những khách hàng có mong muốn chơi các tựa game “esports”, có thể kể đến các game như CS:GO, Liên Minh Huyền Thoại, Dota 2, Rocket League,… Các tựa game có thể được chơi trên các phần cứng cấp thấp, thế nên đó là một phần lý do khiến chúng thành công.
CS:GO có yêu cầu hệ thống rất thấp, thế nên bạn có thể chơi game này trên laptop mỏng nhẹ hiện đại với đồ họa tích hợp. Vì thế, một card màn hình rời GTX 1050 sẽ có thể giúp bạn chơi game với tốc độ khung hình cao là không có vấn đề.
Hình minh họa cho game Liên minh huyền thoại
Với một mức giá khá phải chăng, bạn sẽ có một trải nghiệm chơi game tuyệt vời trên máy tính có trang bị card màn hình GTX 1050.
Thêm vào đó, nếu bạn nhận được 4GB 1050 Ti, bạn sẽ có thể chơi các trò chơi chuyên sâu hơn như Gears of War 4 với một số cài đặt được nâng cấp hơn.
6. Card màn hình NVIDIA GeForce GTX 1050 không dành cho ai?
Mặc dù card màn hình NVIDIA GeForce GTX 1050 có rất nhiều ưu điểm và có khả năng chạy mượt một số game “esports”, tuy nhiên vẫn có trường hợp khách hàng không nên lựa chọn loại card này, có thể kể đến như:
– Những người muốn chơi game ở độ phân giải cao hơn 1080p.
– Người sử dụng muốn phát trực tuyến (livestream) các trò chơi trên máy tính.
– Người chỉnh sửa video sẽ sử dụng GPU trong quá trình kết xuất.
– Khách hàng muốn chơi tất cả các trò chơi trên cài đặt đồ họa Ultra và hoặc chơi ở hơn 100 FPS.
Card màn hình NVIDIA GeForce GTX 1050 không dành cho người muốn chơi game ở độ phân giải 4K
Xem thêm:
Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về card màn hình NVIDIA GeForce GTX 1050. Cảm ơn đã theo dõi. Hẹn gặp lại bạn vào bài viết tiếp theo.