Trong mỗi doanh nghiệp đều có rất nhiều chức danh, mỗi chức danh đều ứng với một công việc và nhiệm vụ riêng biệt. Vậy bạn có bao giờ nghe qua cụm từ CEO hay chưa? CEO là gì? Vai trò và tầm quan trọng của CEO trong doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời và đừng quên ghi chú những thông tin quan trọng vào điện thoại hoặc laptop nhé!
1. CEO là gì?
– CEO là gì?
CEO là từ viết tắt của “Chief Executive Officer”, tạm dịch là Giám đốc điều hành hay giám đốc cao nhất của một doanh nghiệp. CEO là chức vụ điều hành cao nhất, phụ trách tổng điều hành một tập đoàn, công ty, hay một tổ chức, cơ quan.
Ở Việt Nam thì Tổng giám đốc, Giám đốc điều hành, Giám đốc công ty là những từ được dùng để diễn đạt cho chức danh này. Các công việc của CEO có thể chịu sự quản lý trực tiếp của Hội đồng quản trị. Tuy nhiên trong một số công ty thì CEO chính là Chủ tịch hội đồng quản trị.
Theo Luật Doanh nghiệp 2020 thì CEO là người điều hành hoạt động hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
CEO có thể hiểu là Giám đốc điều hành
– CEO giữ chức danh gì trong doanh nghiệp?
Đây là chức vụ lãnh đạo trong công ty, điều hành và quản lý mọi hoạt động chung của công ty. Nhìn chung, CEO giống như một người quản lý doanh nghiệp.
Theo đặc điểm, tính chất của CEO và căn cứ các quy định của pháp luật doanh nghiệp, CEO trong từng loại hình công ty sẽ giữ các chức danh sau:
Loại hình công ty |
Chức danh |
---|---|
Công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên |
Giám đốc/Tổng giám đốc |
Công ty hợp danh |
Thành viên hợp danh |
Doanh nghiệp tư nhân |
Chủ doanh nghiệp tư nhân |
2. Vai trò, công việc của CEO
CEO sẽ có trách nhiệm chung là lập kế hoạch, định hướng chiến lược cho công ty để đạt được những mục tiêu kinh doanh, hướng công ty phát triển vững mạnh và bền vững. Công việc của CEO là điều hành những công việc hàng ngày của công ty, giải quyết tất cả những vấn đề liên quan như: Chiến lược kinh doanh, nhân sự, quan hệ đối tác,…
Vai trò của CEO
Cụ thể hơn, căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2020, CEO sẽ có những quyền và nghĩa vụ sau:
+ Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.
+ Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty.
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.
+ Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty, trừ chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên.
+ Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên.
+ Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty.
+ Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên.
+ Kiến nghị phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh.
+ Tuyển dụng lao động.
+ Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, hợp đồng lao động.
Quyền và nghĩa vụ của một CEO
3. Phân biệt CEO với COO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO
Ngoài CEO thì trong một doanh nghiệp còn có rất nhiều chức danh khác, bạn cần phân biệt rõ các chức danh này để tránh nhầm lẫn vai trò và công việc của họ.
COO: Viết tắt của Chief Operating Officer. Đây là vị trí đứng sau CEO, nhận sự chỉ đạo từ CEO để làm việc với các cấp dưới, hỗ trợ lãnh đạo các phòng ban khác nhau đồng thời cũng làm công việc quản lý các phòng ban trong doanh nghiệp thay mặt CEO và có nhiệm vụ báo cáo trực tiếp công việc cho CEO.
CFO: Viết tắt của Chief Financial Officer, có thể hiểu là Giám đốc tài chính. CFO có trách nhiệm quản lý các hoạt động liên quan tới tài chính của công ty như nghiên cứu, phân tích, xây dựng các kế hoạch tài chính, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, cảnh báo các nguy cơ thông qua phân tích tài chính và đưa ra những dự báo tin cậy trong tương lai.
CFO là giám đốc tài chính
CPO: Viết tắt của Chief Product Officer, có nghĩa là Giám đốc sản xuất, có nhiệm vụ quản lý các hoạt động sản xuất diễn ra đúng kế hoạch dựa trên năng lực sản xuất hiện tại của công ty và các đối tác trong chuỗi cung ứng, đáp ứng đúng yêu cầu về năng suất, chất lượng sản phẩm.
CCO: Viết tắt của Chief Customer Officer, là Giám đốc kinh doanh của doanh nghiệp, CCO có nhiệm vụ điều hành toàn bộ các hoạt động tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ, giúp cho các nguồn lực của công ty gia tăng theo đà phát triển của công ty.
CCO là giám đốc kinh doanh
CHRO: Viết tắt của Chief Human Resources Officer, CHRO chính là Giám đốc nhân sự của doanh nghiệp, có nhiệm vụ “quản lý” và “sử dụng” con người. Giám đốc nhân sự là người sẽ lập kế hoạch, chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho công ty. Công việc cụ thể của CHRO là tuyển dụng, huấn luyện nguồn nhân lực tài năng, sáng tạo, có trách nhiệm, giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn.
CHRO là giám đốc nhân sự
CMO: Viết tắt của Chief Marketing Officer, là Giám đốc marketing của doanh nghiệp. CMO là chức vụ liên quan đến việc phát triển sản phẩm, truyền thông tiếp thị, nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, phát triển kênh phân phối, quan hệ công chúng, quản trị bán hàng.
CMO là giám đốc marketing
4. CEO thực hiện các quy trình điều hành như thế nào?
Như đã nói ở trên, CEO có rất nhiều vai trò vô cùng quan trọng với mỗi công ty. Chúng ta có thể tóm tắt sơ lược cách CEO thực hiện quy trình điều hành doanh nghiệp như sau:
Quy trình quản trị: Quy trình này đòi hỏi nhà quản lý điều hành phải chịu trách nhiệm trong việc tuân thủ theo các quy định của pháp luật trong việc điều hành và dẫn dắt công ty. Đây là quá trình chỉ được thực hiện ở hội đồng quản trị.
Quy trình quản trị
Quy trình chiến lược dài hạn: CEO phải có trách nhiệm đưa ra các chiến lược dài hạn cho công ty bằng năng lực và hiểu biết của mình. Tầm nhìn chiến lược có thể coi là một trong những vai trò quan trọng nhất của một CEO.
Quy trình chiến lược dài hạn
Quy trình tổ chức: Đây là quy trình mà CEO cần phải thực hiện nhằm đảm bảo đủ các yếu tố con người, sự phân công công việc và quản lý kế hoạch triển khai công việc để đáp ứng được yêu cầu mà các chiến lược, kế hoạch đặt ra từ trước đó.
Quy trình hoạt động: Đây là quy trình mà CEO cần phải là cầu nối liên kết giữa doanh nghiệp và nguồn nhân lực. Quy trình hoạt động giữ vai trò quan trọng quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp, đòi hỏi CEO phải kiểm soát tốt mọi tình hình thực trạng của công ty đồng thời tránh được các rủi ro không đáng có.
Quy trình hoạt động
Quy trình chiến lược: Đây là quy trình mà CEO sẽ tạo ra các kế hoạch và chiến lược trong việc phân bố nguồn lực hợp lý, đảm bảo phục vụ tốt cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả.
5. Để trở thành CEO học ngành gì?
Với câu hỏi này, chắc hẳn nhiều người trong chúng ta sẽ nghĩ ngay tới một ngành là ngành Quản trị kinh doanh, đây là một câu trả lời hoàn toàn chính xác.
Ngành Quản trị kinh doanh sẽ cho bạn những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội để có thể trở thành một CEO chuyên nghiệp
Ngành Quản trị kinh doanh
Bên cạnh đó, bạn còn được học những kiến thức về nguyên lý, triết lý kinh doanh, các nguyên tắc hoạt động và cách tổ chức bộ máy doanh nghiệp. Hơn nữa, bạn còn được học cách lập kế hoạch, xây dựng chiến lược kinh doanh và tìm ra những giải pháp tối ưu để đưa doanh nghiệp phát triển.
Ngoài ra, theo học Quản trị kinh doanh còn giúp bạn biết cách định vị bản thân, tìm ra được điểm mạnh cũng như điểm yếu của bản thân để tạo lập nền tảng cho vị trí CEO.
Quản trị kinh doanh dạy rất nhiều kiến thức, kỹ năng cho vị trí CEO
Tuy nhiên, Quản trị kinh doanh không phải là ngành duy nhất giúp bạn trở thành một CEO. Hiện nay, điều khiến các nhà tuyển dụng quan tâm nhất ở ứng viên là kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng, do đó, việc bạn tốt nghiệp ngành nào cũng không thể hoàn toàn quyết định việc bạn có thể trở thành một nhà điều hành cấp cao hay không.
Tóm lại, theo học bất kì ngành nào cũng có thể trở thành CEO nếu bạn đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cho vị trí này. Tuy nhiên, Quản trị kinh doanh có thể coi là ngành phù hợp nhất. Bởi vì khi theo học ngành Quản trị kinh doanh, bạn sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức, kỹ năng và tố chất cần có của một giám đốc điều hành.
Học ngành gì để trở thành CEO?
6. Mức lương của CEO
Theo Vietnamnet, CEO của 3 ngành Ngân hàng – Dịch vụ tài chính, Bảo hiểm nhân thọ và Bất động sản đang nhận được mức lương cao nhất thị trường, với trung bình khoảng 40.000 USD/tháng, tương đương với khoảng 921 triệu đồng/tháng.
Mức lương của CEO
Cụ thể, với CEO của ngành Ngân hàng – Dịch vụ tài chính. Ở miền Nam, lương cho vị trí này với trên 15 năm kinh nghiệm dao động ở mức 15.000 – 35.000 USD/tháng. Còn ở miền Bắc, với vị trí và số năm kinh nghiệm tương đương, đang có mức lương tối đa lên tới 40.000 USD/tháng.
Với CEO ngành Bảo hiểm nhân thọ, với số năm kinh nghiệm trên 15 năm sẽ có mức lương dao động trong khoảng 7.000 – 40.000 USD/tháng ở cả hai miền Nam – Bắc.
Với CEO ngành Bất động sản, mức lương có sự chênh lệch giữa hai miền Nam – Bắc. Cụ thể, ở miền Nam, các CEO trên 15 năm kinh nghiệm có mức lương xê dịch từ 8.000 – 40.000 USD/tháng, thì ở miền Bắc, mức lương cao nhất CEO nhận được là 30.000 USD/tháng.
CEO các ngành có mức lương cao
7. Các yêu cầu, tố chất để trở thành một CEO thành công
Với những vai trò vô cùng quan trọng trong công ty, chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy được rằng để trở thành một CEO cần phải có rất nhiều yếu tố:
– Kiến thức đa lĩnh vực
Đây là một yếu tố thiết yếu, CEO là người phải có tầm nhìn tổng quan và xa đối với mọi thứ. Họ không chỉ giỏi ở chuyên môn của mình mà cần phải am hiểu ở những lĩnh vực khác.
– Nền tảng về khoa học quản trị
Ngoài kiến thức về quản trị khi được đào tạo, CEO còn phải thường xuyên tự nghiên cứu, tìm tòi, cập nhật, học hỏi để có thể bắt kịp với xu hướng quản trị và điều hành công ty một cách có hiệu quả nhất.
Yêu cầu, tố chất để trở thành một CEO
– Kinh nghiệm, kĩ năng
Không chỉ là kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn, người điều hành phải là một người tích luỹ được nhiều vốn sống, thông hiểu về việc ứng xử mọi tình huống.
– Chịu được áp lực, sức khỏe tốt
Sức khỏe tốt và tinh thần thép là hai yếu tố quan trọng giúp họ có thể vượt qua những khó khăn, thách thức và làm tốt vai trò của một giám đốc điều hành.
– Tố chất bẩm sinh
Để trở thành một CEO thành công, tố chất bẩm sinh là một điều kiện cực kỳ quan trọng. Các tố chất thường có là: Chỉ số thông minh (IQ), chỉ số cảm xúc (EQ), tư duy khoa học, khả năng quan sát, tổng hợp, phân tích, sự quyết đoán, tính nhạy bén, sáng tạo.
CEO cần rất nhiều tố chất đặc biệt
8. Mất bao lâu để trở thành CEO?
Để trở thành một CEO đòi hỏi rất nhiều kiến thức, kỹ năng cũng như kinh nghiệm. Do đó, các CEO sẽ bắt đầu công việc tại những vị trí thấp hơn, sau đó họ dần tích lũy kinh nghiệm để tiến bước trên con đường trở thành giám đốc điều hành. Hoặc có một số người lựa chọn con đường bắt đầu làm việc tại những công ty nhỏ để được trải nghiệm nhiều vị trí, đến thời điểm thích hợp họ sẽ tách ra thành lập công ty riêng.
Mất bao lâu để trở thành CEO
Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì cần trung bình 24 năm để một người có thể trở thành một CEO. Nghiên cứu này đã loại bỏ các yếu tố liên quan gia đình và những yếu tố hỗ trợ khác.
9. Những khó khăn khi trở thành CEO
– Xây dựng thương hiệu của riêng CEO với phong cách riêng
Những CEO giỏi nhất có khả năng dùng phẩm chất cá nhân thực thụ để thu hút sự chú ý của công chúng cho doanh nghiệp của họ.
Thương hiệu cá nhân của lãnh đạo doanh nghiệp thể hiện: Phát ngôn, hành động, cử chỉ, thái độ. Bên cạnh đó người CEO cũng không nên bỏ qua yếu tố hình thức như trang phục, dáng đi, giọng nói,…
Xây dựng thương hiệu cá nhân
– Xây dựng đội ngũ nhân sự
Nếu CEO cho phép nhân viên chia sẻ cởi mở thông điệp của CEO với công chúng, CEO có thể sẽ mất dần đi quyền kiểm soát, nhưng đồng thời cũng tạo cơ hội cho nhân viên được chia sẻ và có môi trường làm việc tích cực, thoải mái. Ngược lại, nếu CEO quá nghiêm khắc cũng sẽ tạo khoảng cách với nhân viên cũng như tạo môi trường làm việc căng thẳng, gò bó.
Xây dựng đội ngũ nhân sự
– Tận dụng tối đa chức danh CEO
Giới truyền thông muốn trò chuyện với CEO của các công ty hơn bất kỳ ai khác trong các công ty đó. Bởi vậy, CEO được khuyến nghị là nên sử dụng chức danh của mình để quảng bá doanh nghiệp ở mức nhiều nhất có thể.
– Đi đầu về các ý tưởng
Càng giới thiệu rộng rãi được các ý tưởng của mình bao nhiêu, một vị CEO càng chuẩn bị được tư thế sẵn sàng để thu được lợi ích từ các ý tưởng đó bấy nhiêu.
Đi đầu về các ý tưởng
– Sử dụng mạng xã hội một cách thông minh
Mạng xã hội đã thay đổi căn bản cách xã hội tiếp nhận và xử lý thông tin. Mạng xã hội khiến mọi thông tin đều lan tỏa nhanh hơn với tốc độ “chóng mặt”, con người cũng dần phụ thuộc hơn vào mạng xã hội. Điều này có thể coi là một lợi thế nhưng đồng thời cũng có thể gây ra tác động tiêu cực nếu CEO không cẩn thận với những hành động hay phát ngôn của mình trên mạng xã hội.
Sử dụng mạng xã hội một cách thông minh
Xem thêm:
Hy vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn những thông tin về khái niệm, vai trò và tầm quan trọng của CEO trong doanh nghiệp. Cảm ơn đã theo dõi bài viết và hẹn gặp bạn ở những chủ đề sau!