Chẩn đoán hay chuẩn đoán, từ nào mới là đúng chính tả? Cách dùng đúng Update 01/2025

Tiếng Việt vô cùng phong phú với số lượng âm tiết và các thanh âm. Điều đó đôi khi gây nhầm lẫn cho chính người Việt. Chắc hẳn đã có đôi lần bạn bị lúng túng không biết chẩn đoán hay chuẩn đoán, từ nào mới đúng chính tả. Cách dùng đúng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn, cùng theo dõi nhé!

1. Chẩn đoán hay chuẩn đoán là đúng chính tả?

Để tìm hiểu xem đâu là từ đúng chính tả, ta phải xét đến từ điển Hán Nôm. Bởi đây là một từ mượn Hán Việt. Ta có thể thấy rằng, ở đây chỉ có từ “chẩn” (診) chứ chưa bao giờ có từ “chuẩn”. Vậy chẩn đoán mới là từ đúng chính tả.

Chẩn đoán mới là từ đúng chính tả

Chẩn đoán mới là từ đúng chính tả

2. Tại sao có sự nhầm lẫn giữa chẩn đoán và chuẩn đoán?

Mọi người vẫn thường có câu ví von hóm hỉnh: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Ở mỗi một vùng miền khác nhau lại có những sự khác biệt nhất định trong cách phát âm mà người ta hay gọi là “phương ngữ”. Vì vậy, tuy là cùng một từ nhưng cách nói sẽ bị lệch đi, lâu dần người ta sẽ nghĩ rằng từ sai mới chính là từ đúng. Cho nên đã xảy ra hiện tượng nhiều người bị nhầm từ “chẩn đoán” thành “chuẩn đoán”.

Phát âm khác biệt giữa các vùng miền có thể gây ra sai sót

Phát âm khác biệt giữa các vùng miền có thể gây ra sai sót

3. Chẩn đoán nghĩa là gì?

“Chẩn” (診) là “xem bệnh để chữa” và “đoán” (斷) là “dựa theo những gì nghe hoặc thấy được để kết luận”. Vì vậy, chẩn đoán có nghĩa là sự xác định tính chất, nguyên nhân và kết quả của sự vật, hiện tượng, bằng cách sử dụng biện luận, phân tích và kinh nghiệm. Từ này thường được dùng để chỉ hành động khám bệnh của các bác sĩ. Bạn cũng có thể sử dụng các từ khác như: Khám bệnh, sàng lọc,…

Chẩn đoán thường dùng trong y khoa

Chẩn đoán thường dùng trong y khoa

Trong tiếng Anh, nó có nghĩa là diagnosis.

4. Cách sử dụng từ chẩn đoán đúng chuẩn nhất

Chúng ta hay sử dụng từ chẩn đoán trong môi trường y tế, khám chữa bệnh. Ví dụ như:

– Chúng tôi cần làm chẩn đoán sơ bộ để đưa ra kết luận cụ thể.

– Theo chẩn đoán của bác sĩ, anh ấy đã mắc bệnh viêm ruột thừa.

– Việc chẩn đoán cần được thực hiện một cách nghiêm túc và tỉ mỉ để bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho người bệnh.

Cách sử dụng từ chẩn đoán

Cách sử dụng từ chẩn đoán

5. Cách khắc phục lỗi nhầm lẫn từ chẩn đoán và chuẩn đoán

Luyện phát âm đúng

Phát âm sai hay không để ý đến phát âm lâu dần sẽ tạo thành thói quen xấu dẫn đến việc viết chính tả. Hãy luyện tập để phát âm đúng chuẩn mà không bị ảnh hưởng bởi phương ngữ địa phương.

Luyện phát âm thường ngày

Luyện phát âm thường ngày

Tra từ điển

Ngày nay, từ điển không chỉ còn ở trong những quyển sách dày cộp với chi chít chữ. Chỉ với chiếc điện thoại di động trong tay, chúng ta có thể kiểm tra từ ngay trên những từ điển online một cách nhanh chóng, dễ dàng.

Tra từ điển ngay trên chiếc điện thoại thông minh

Tra từ điển ngay trên chiếc điện thoại thông minh

Sử dụng công cụ kiểm tra, sửa lỗi chính tả

Nếu bạn thường xuyên mắc lỗi chính tả, chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc soạn thảo văn bản. Lúc này, bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ để kiểm tra, sửa lỗi chính tả. Có thể kể đến vài phần mềm như: VCatSpell, Tummo Spell, TinySpell,… Bạn có thể xem cách sử dụng hai công cụ kiểm tra và sửa lỗi chính tả phổ biến là Google Docs và trang web VSpell theo cách dưới đây.

Tìm hiểu cách sử dụng các phần mềm khác tại Top 5 phần mềm kiểm tra chính tả tiếng Việt miễn phí, chính xác nhất.

Google Docs

Bước 1: Mở một văn bản trên Google Docs.

Bước 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + X > Ấn Chấp nhận để tự động sửa lỗi.

Kiểm tra chính tả trên Google Docs

Kiểm tra chính tả trên Google Docs

VSpell

Bước 1: Truy cập VSpell > Nhập vào văn bản cần kiểm tra, chọn Tệp tin để tải văn bản từ thiết bị lên hoặc nhập link trang web bạn muốn kiểm tra vào mục Trang web.

Bước 2: Chọn Kiểm tra chính tả.

Kiểm tra chính tả trên Vspell

Kiểm tra chính tả trên Vspell

Mong rằng sau bài viết này bạn đã nắm rõ được cách dùng từ chẩn đoán một cách chính xác và sẽ không bị sai chính tả. Chúc các bạn thành công.