Hằng ngày sử dụng mạng Internet để lướt thông tin trên laptop và điện thoại, chắc hẳn bạn đã từng bắt gặp thuật ngữ AON. Vậy công nghệ AON là gì? Nó có gì đặc biệt? Và giữa PON và GPON có gì khác biệt? Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết hôm nay nhé!
1. Công nghệ AON là gì?
AON, tên đầy đủ trong tiếng Anh là Active Optical Network, hay còn được gọi là mạng cáp quang chủ động, là kiến trúc mạng dạng điểm – điểm (point to point).
Công nghệ AON được sử dụng để cung cấp cho mỗi thuê bao một đường cáp quang riêng được kết nối từ thiết bị trung tâm (Access Node) tới thuê bao sử dụng (FTTH – Fiber to the Home).
Sơ đồ công nghệ AON
2. Ưu, nhược điểm của công nghệ AON
– Ưu điểm
+ Tầm kéo dây xa: Công nghệ AON cho phép tầm kéo dây xa lên tới 70km mà không cần bộ repeater.
+ Tính bảo mật cao: Một khi sử dụng AON, tính bảo mật của bạn được bảo đảm. Vì công nghệ này sẽ không cho phép can thiệp, nghe lén trên đường truyền.
+ Độ tin cậy: Đường truyền do AON cung cấp có độ tin cậy cao, nhưng nó sẽ bị phụ thuộc vào mô hình khách hàng lựa chọn để kết nối.
Một số ưu điểm của AON
+ Dễ dàng nâng cấp băng thông: Việc nâng cấp băng thông của AON diễn ra khá dễ dàng và tiện lợi. Người dùng có thể tiến hành nâng cấp bất kỳ lúc nào mình muốn.
+ Dễ xác định lỗi: Sử dụng băng thông của AON giúp xác định lỗi rất nhanh và số lượng thuê bao bị ảnh hưởng khi lỗi phát sinh thường rất ít.
– Nhược điểm:
+ Chi phí lắp đặt cao:
- Chi phí triển khai: Công nghệ AON cho phép mỗi thuê bao sẽ sử dụng một sợi quang riêng nên chi phí triển khai sẽ khá cao.
Chi phí cho AON khá cao
- Chi phí vận hành: Vì thiết bị Access Note có kích thước khá lớn, yêu cầu được cấp nguồn liên tục và không gian cần để hoạt động rộng nên chi phí vận hành công nghệ sẽ tốn một khoản chi phí lớn.
- Chi phí nâng cấp: Mặc dù so với hai loại chi phí trên, chi phí nâng cấp thấp hơn rất nhiều. Do AON sử dụng cấu trúc Point to Point nên việc nâng cấp sẽ dễ hơn và ít tốn chi phí hơn.
+ Cần nhiều không gian chứa cáp hơn: AON cho phép mỗi thuê bao sử dụng một sợi quang riêng nên sẽ cần nhiều không gian chứa cáp hơn.
3. So sánh AON với PON, GPON
- PON là gì?
PON (Passive Optical Network) là kiến trúc mạng điểm – nhiều điểm (point to multi point). Kiến trúc này sẽ truyền tín hiệu qua đường truyền chính đi từ trung tâm OLT (Optical Line Termination) qua Splitter (thiết bị chia tín hiệu) rồi mới đến vị trí của người dùng.
- GPON là gì?
GPON (Gigabit Passive Optical Networks) là cơ chế truy cập điểm-tới-đa điểm. Để kết nối các nhà cung cấp dịch vụ mạng và khách hàng GPON sẽ sử dụng bộ chia tín hiệu quang thụ động.
Công nghệ |
AON |
PON, GPON |
---|---|---|
Băng thông |
100Mbps – 1Gbps |
Khi không dùng Splitter băng thông sẽ là 2,5Gbps/1,25Gbps. Tuy nhiên thường sẽ được chia thành 1:32 (78Mbps) hay 1:64 (39Mbps). |
Độ khó khi tăng băng thông |
Dễ dàng |
Phức tạp |
Số thuê bao bị ảnh hưởng khi có lỗi |
Ít |
Nhiều |
Thời gian xác định lỗi |
Nhanh |
Chậm hơn nhiều |
Tính bảo mật |
Cao |
Thấp |
Chi phí |
Cao |
Thấp |
Độ tin cậy |
Độ tin cậy cao do khách hàng có thể chọn mô hình kết nối theo dual-homing (có 2 đường truyền khác nhau) hoặc vòng tròn (ring) hay 2 kết nối. |
Không có 2 phương án kết nối như AON nên độ tin cậy thấp. |
Xem thêm:
Bài viết trên cung cấp thông tin về khái niệm cũng như đặc điểm AON. Bên cạnh đó giúp người đọc phân biệt AON với PON và GPON. Hy vọng giúp ích được cho các bạn!