CV là gì? Mẹo viết CV đúng chuẩn tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng Update 04/2024

Khi bạn bắt đầu trên con đường sự nghiệp của mình, bất cứ doanh nghiệp hay đơn vị tuyển dụng nào sẽ đều yêu cầu một bản CV ở vòng khởi đầu, tiếp đó mới đến vòng phỏng vấn những ứng viên phù hợp. Vậy CV là gì và viết CV sao cho chuẩn? Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về CV và mẹo viết CV đúng chuẩn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.

1. CV là gì? Viết tắt của từ gì?

CV (viết tắt tiếng Anh của Curriculum Vitae) thường được cho là sơ yếu lí lịch nhưng điều này chỉ mới đúng một phần. CV là một bản tóm tắt những thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc và các kỹ năng liên quan tới công việc mà ứng viên ứng tuyển tổng hợp, đưa ra nhằm gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

CV là một bản tóm tắt những thông tin về học vấn, kinh nghiệm và kỹ năng

CV là một bản tóm tắt những thông tin về học vấn, kinh nghiệm và kỹ năng

2. Tại sao phải viết CV xin việc?

CV là một yếu tố rất quan trọng để nhà tuyển dụng có một góc nhìn khách quanxem xét trước từng ứng viên để tìm ra ứng viên phù hợp với doanh nghiệp. Khi một kỳ tuyển dụng mở ra, sẽ có rất nhiều ứng viên cùng ứng tuyển, nhà tuyển dụng sẽ dựa vào CV để sàng lọc các ứng viên phù hợp.

CV là một công cụ để nhà tuyển dụng sàng lọc bước đầu các ứng viên

CV là một công cụ để nhà tuyển dụng sàng lọc bước đầu các ứng viên

3. Nội dung có trong CV xin việc

Với tầm quan trọng để nêu trên, một CV xin việc tốt thì cần có những yếu tố và thông tin nào? Bạn hãy theo dõi dưới đây nhé:

– Những nội dung bắt buộc phải có trong CV

Một chiếc CV cẩu thả sẽ không bao giờ nhận được sự thiện cảm từ nhà tuyển dụng. Một chiếc CV tốt thì bắt buộc phải bao gồm đầy đủ những thông tin cơ bản sau:

+ Thông tin cá nhân (Personal Information): Họ tên, ngày tháng, năm sinh, quê quán, số điện thoại và email liên lạc của bạn.

+ Trình độ học vấn (Education): Bạn nên liệt kê các cấp học từ cao đẳng/đại học trở lên và các chứng chỉ nghề nghiệp, chuyên môn (nếu có) để có thể tạo ưu thế cho CV của bạn.

+ Kinh nghiệm làm việc (Work Experience): Bạn chỉ nên viết vào CV những công việc cùng ngành nghề hoặc liên quan đến ngành nghề bạn ứng tuyển. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, hãy tập trung vào các hoạt động xã hội hoặc CLB mà bạn học được nhiều kỹ năng từ đó.

+ Kỹ năng (Skills): Bạn nên nêu ra những kỹ năng cần thiết trong môi trường chuyên nghiệp hiện nay như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tin học văn phòng,… và các kỹ năng liên quan đến công việc bạn ứng tuyển.

+ Mục tiêu nghề nghiệp (Career Objective): Bạn hãy nêu rõ dự địnhmục tiêu nghề nghiệp mà bạn muốn đạt được trong tương lai và kế hoạch ngắn gọn để đạt được mục tiêu đó.

Một CV đầy đủ cần có thông tin của ứng viên

Một CV đầy đủ cần có thông tin của ứng viên

– Những nội dung có thể thêm vào CV

Ngoài những nội dung bắt buộc thêm, vẫn còn một số nội dung mà bạn có thể thêm vào để khiến CV của mình nổi bật hơn so với những ứng viên khác:

+ Chứng chỉ và giải thưởng (Certifications, Awards): Hãy đưa vào những chứng chỉ ngoại ngữ như IELTS, TOEIC hay chứng chỉ tin học như MOS hoặc giải thưởng của các cuộc thi mà bạn tham gia để nổi bật hơn.

+ Người tham khảo, người tham chiếu (Reference): Đây là một yếu tố để thể hiện sự đáng tin cậy của các thông tin được nêu trong CV của bạn.

+ Hoạt động ngoại khóa (Extracurricular Activity): Ngoài kinh nghiệm làm việc và các kỹ năng cần thiết, hoạt động ngoại khóa cũng là một yếu tố để các nhà tuyển dụng đánh giá khả năng của ứng viên.

+ Năng khiếu, sở thích cá nhân (Hobbies): Đây là một mục không cần thiết trong các CV, nhưng nếu bạn có những năng khiếu nổi bật thì có thể nêu ra để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Bạn có thể thêm các thông tin về chứng chỉ, giải thưởng,... trong CV

Bạn có thể thêm các thông tin về chứng chỉ, giải thưởng,… trong CV

4. Những lỗi, sai lầm phổ biến cần tránh khi viết CV

Để khiến nhà tuyển dụng để mắt đến, CV của bạn không chỉ cần nêu ra được những thông tin nổi bật mà còn phải tránh những lỗi, sai lầm phổ biến sau:

– Sai chính tả trong CV

Việc sai chính tả trong CV sẽ khiến nhà tuyển dụng “nóng mặt” và có thể cảm thấy không được tôn trọng. Lỗi sai chính tả cũng có thể khiến nhà tuyển dụng nghĩ bạn là một người không tỉ mỉ, xuề xòa dẫn đến việc bạn bị loại là một hệ quả tất yếu.

Hãy đọc lại CV sau khi hoàn thành để tránh lỗi sai chính tả

Hãy đọc lại CV sau khi hoàn thành để tránh lỗi sai chính tả

– Ảnh cá nhân không phù hợp

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn thì CV cũng như là bộ mặt chuyên nghiệp của bạn đối với nhà tuyển dụng. Ảnh cá nhân trên CV cũng cần tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng, bạn nên tránh lấy ảnh từ các mạng xã hội hoặc những bức ảnh không rõ khuôn mặt của mình.

Bạn cần tránh đưa những bức ảnh không rõ khuôn mặt vào CV

Bạn cần tránh đưa những bức ảnh không rõ khuôn mặt vào CV

– Viết lời giới thiệu bản thân sáo rỗng

Phần tóm tắt bản thân rất quan trọng trong CV của bạn. Bạn nên viết một đoạn giới thiệu thực tế và cho thấy những gì bản thân có thể mang đến cho doanh nghiệp thay vì những kỹ năng sáo rỗng và không thực tế.

Bạn cần tránh viết lời giới thiệu bản thân không thực tế hoặc quá tâng bốc bản thân

Bạn cần tránh viết lời giới thiệu bản thân không thực tế hoặc quá tâng bốc bản thân

– Liệt kê tất cả những kinh nghiệm vào CV

Đây là một lỗi sai cố hữu của rất nhiều ứng viên. Bạn chỉ nên liệt kê những kinh nghiệm hay công việc thật sự liên quan đến ngành nghề bạn đang ứng tuyển. Nhà tuyển dụng chỉ chú ý đến những gì họ cần và những kỹ năng bạn có thể mang đến cho doanh nghiệp.

Bạn không nên liệt kê các kinh nghiệm không cần thiết vào CV

Bạn không nên liệt kê các kinh nghiệm không cần thiết vào CV

– Viết CV tiếng Việt cho vị trí ứng tuyển yêu cầu ngoại ngữ

Ngoại ngữ là một yếu tố nghề nghiệp không thể thiếu hiện nay. Việc viết CV bằng ngoại ngữ vừa thể hiện được khả năng của bạn vừa thể hiện được sự chú tâm, tôn trọng mà bạn dành cho doanh nghiệp cũng như ban tuyển dụng.

Đối với vị trí ứng tuyển yêu cầu ngoại ngữ, hãy viết CV bằng ngôn ngữ được yêu cầu

Đối với vị trí ứng tuyển yêu cầu ngoại ngữ, hãy viết CV bằng ngôn ngữ được yêu cầu

– Trình bày kinh nghiệm làm việc không theo trình tự

Bạn cần tránh trình bày lộn xộn và chồng chéo các thông tin không rõ ràng. Hãy trình bày kinh nghiệm làm việc theo trình tự thời gian và nêu kỹ nhiệm vụ, trách nhiệm của bạn trong những công việc từng trải qua.

Bạn nên trình bày kinh nghiệm làm việc theo đúng trình tự thời gian

Bạn nên trình bày kinh nghiệm làm việc theo đúng trình tự thời gian

– Trình bày CV không logic

Việc trình bày CV một cách logic sẽ khiến nhà tuyển dụng không bị rối mắt và không phải tốn thời gian sắp xếp những thông tin họ cần. Một chiếc CV logic cũng thể hiện bạn là một con người tỉ mỉ, suy nghĩ thấu đáocầu toàn.

Hãy trình bày các mục trong CV một cách thật logic và gắn kết với nhau

Hãy trình bày các mục trong CV một cách thật logic và gắn kết với nhau

5. Bí quyết viết CV chinh phục nhà tuyển dụng

Đối với sinh viên mới ra trường, người đi làm chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc người ứng tuyển công việc trái ngành, việc khiến mình nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng sẽ khó khăn hơn những ứng viên có đầy đủ kinh nghiệm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thành công với một số bí quyết sau:

+ Rất nhiều nhà tuyển dụng đều đánh giá rằng “thái độ hơn trình độ“. Hãy tập trung vào ưu điểm bản thân và mục tiêu nghề nghiệp khi viết CV. Hãy thể hiện bạn là một con người cầu tiến, chăm chỉ, không ngại khó khăn và sẵn sàng cống hiến khi được trao cơ hội.

+ Bạn cần nhấn mạnh vào những kỹ năng mình có, để thể hiện dù chưa có nhiều kinh nghiệm những với những kỹ năng sẵn có thì bạn vẫn có thể hoàn thành tốt công việc.

+ Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm, hãy nêu ra những hoạt động mà bạn tham gia khi còn đang đi học và những kỹ năng bạn học được từ đó. Điều này thể hiện bạn là một người ham học hỏi và cầu tiến.

+ Hãy nêu ra một số đặc điểm của bạn phù hợp với vị trí công việc ứng tuyển.

+ Viết yêu cầu, mục tiêu gắn liền với thực tế và thể hiện sự tự tin của bản thân sẽ hoàn thành tốt bất cứ công việc nào được giao.

Dù bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, đừng e ngại trước bất cứ yêu cầu của vị trí ứng tuyển nào

Dù bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, đừng e ngại trước bất cứ yêu cầu của vị trí ứng tuyển nào

Để biết những bí quyết và lời khuyên hữu ích khi viết CV bằng tiếng Anh, bạn hãy theo dõi:

6. Tạo CV xin việc ở đâu?

Với sự phát triển của công nghệ thông tin và mạng lưới tuyển dụng hiện nay, việc tạo CV đã dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn có thể tạo CV với những mẫu sẵn có tại các trang web như Ybox, TopCV,… và nhiều trang web tuyển dụng khác bằng điện thoại. Bạn cũng có thể tự tạo CV độc đáo của riêng mình với các công cụ văn bản như Word, Canva hay Adobe Photoshop trên máy tính.

Bạn có thể sử dụng các mẫu CV sẵn có trên các trang web tuyển dụng hoặc tự tạo một mẫu CV độc đáo

Bạn có thể sử dụng các mẫu CV sẵn có trên các trang web tuyển dụng hoặc tự tạo một mẫu CV độc đáo

7. Một số thắc mắc chung khi viết CV

– Có nên ghi mức lương mong muốn trong CV?

Mức lương luôn là một vấn đề nhạy cảm và mang yếu tố bảo mật tại bất kỳ doanh nghiệp nào. Bạn không nên ghi mức lương vào CV vì có thể nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn tự đánh giá quá cao bản thân hoặc bạn đã vô tình hạ thấp giá trị bản thân so với mức lương thị trường.

Bạn không nên đề cập đến một yếu tố nhạy cảm như mức lương trong CV

Bạn không nên đề cập đến một yếu tố nhạy cảm như mức lương trong CV

– Reference trong CV là gì?

Reference có nghĩa là người giới thiệu hoặc người tham chiếu trong CV công việc. Nó đóng vai trò chứng thực các thông tin bạn đề cập trong CV có đúng hay không. Bạn nên trao đổi trước với người tham chiếu và đảm bảo thông tin của người tham chiếu chính xác trong CV.

Reference rất quan trọng với những người ít kinh nghiệm hoặc sinh viên mới ra trường

Reference rất quan trọng với những người ít kinh nghiệm hoặc sinh viên mới ra trường

– Affiliation trong CV là gì?

Affiliation là thuật ngữ để chỉ danh sách những tổ chức bạn từng làm việc hoặc tham gia, hay nói cách khác đó chính là kinh nghiệm làm việc trong CV của bạn. Bạn chỉ cần liệt kê những kinh nghiệm liên quan tới vị trí làm việc và viết chi tiết vai trò của bạn trong doanh nghiệp hoặc tổ chức đó.

Affiliation chính là phần kinh nghiệm làm việc, một phần rất quan trọng trong CV

Affiliation chính là phần kinh nghiệm làm việc, một phần rất quan trọng trong CV

– Qualification and Designation là gì?

Qualification nghĩa là những chứng chỉ, bằng cấp trong CV của bạn, Designation là những thông tin liên quan tới chức vụ, vị trí, công việc cụ thể mà ứng viên đã làm trước đó. Hai yếu tố này cần đảm bảo độ trung thực cao và mục Designation thường là khung để xác định năng lực mức lương của ứng viên.

Qualification và Designation là những bằng cấp, chứng chỉ và thông tin về chức vị, vị trí công việc trước

Qualification và Designation là những bằng cấp, chứng chỉ và thông tin về chức vị, vị trí công việc trước

Designation thường sẽ được kết hợp trong phần Kinh nghiệm làm việc (Work Experience). Bạn nên nêu rõ các chức vụ và công việc mình từng làm theo trình tự thời gian gần nhất. Hãy trình bày rõ vai trò và công việc của bạn khi giữ chức vụ đó và nhấn mạnh vào những kỹ năng nổi bật của bạn.

– Title trong CV là gì?

Title chính là tiêu đề CV xin việc của bạn. Tiêu đề CV là một yếu tố giúp nhà tuyển dụng có thể phân biệt vị trí ứng tuyểnmục đích gửi CV của bạn với những ứng viên khác. Bạn nên viết một Title đúng chính tả, ngắn gọn nhưng đầy đủ thông tin cần thiết và đặc biệt cỡ chữ phải vừa nhìn hơn nội dung bên dưới để tạo nổi bật.

Title CV là mục quan trọng đầu tiên trong bản CV mà nhà tuyển dụng đánh giá bạn

Title CV là mục quan trọng đầu tiên trong bản CV mà nhà tuyển dụng đánh giá bạn

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết trên. Hy vọng bạn sẽ thành công trong việc tạo một CV xin việc nổi bật của riêng mình để phát triển con đường sự nghiệp phía trước.