Điện thoại OPPO bị nóng – Nguyên nhân và cách khắc phục cực hiệu quả Update 01/2025

Nếu bạn đang cảm thấy khó chịu mỗi khi sử dụng điện thoại OPPO thì máy rất nhanh nóng. Cùng theo dõi bài viết này để tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng nóng máy hiệu quả nhé!

1. Những tác hại của hiện tượng quá nhiệt, điện thoại quá nóng

– Tác hại của việc điện thoại quá nóng dễ nhận thấy nhất là điện thoại sẽ hoạt động kém bởi tốc độ xử lý của chip bị ảnh hưởng, thậm chí tự ngắt nếu thiết bị quá nóng.

– Khi điện thoại của bạn quá nóng và vượt quá ngưỡng 30 độ C thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến viên pin lithium-ion – loại pin được dùng phổ biến trên các dòng điện thoại Android ngày nay. Bởi các viên pin lithium-ion cực kì nhạy cảm với nhiệt. Hậu quả tiêu cực nhất có thể dẫn tới tình trạng cháy nổ điện thoại, gây nguy hiểm đến chính bản thân người sử dụng cũng như không gian xung quanh.

Các tác hại của hiện tượng quá nhiệt, điện thoại quá nóng

Các tác hại của hiện tượng quá nhiệt, điện thoại quá nóng

2. Nguyên nhân điện thoại OPPO bị nóng

Hệ điều hành không tương thích

Rất có thể điện thoại OPPO của bạn đang sử dụng phiên bản hệ điều hành lỗi thời, không tương thích. Điều này làm cho máy bị xung đột phần mềm hoặc bị lỗi hệ thống và gây ra tình trạng nóng máy.

Sử dụng hệ điều hành không tương thích khiến điện thoại OPPO bị nóng

Sử dụng hệ điều hành không tương thích khiến điện thoại OPPO bị nóng

Thẻ nhớ Micro SD lỗi

Một trong số các nguyên nhân làm điện thoại OPPO nóng là do thẻ nhớ Micro SD bị lỗi. Nó khiến cho máy phải hoạt động liên tục và dẫn đến quá tải.

Thẻ nhớ Micro SD lỗi khiến điện thoại OPPO bị nóng

Thẻ nhớ Micro SD lỗi khiến điện thoại OPPO bị nóng

Chạy nhiều ứng dụng ngầm

Ứng dụng chạy ngầm buộc máy phải liên tục giữ các ứng dụng này hoạt động mà bạn không hề hay biết. Điều đó dẫn đến tiêu thụ dung lượng bộ nhớ, tốn pin và gây ra nóng máy.

Sạc pin cho điện thoại OPPO sai cách

Việc vừa sạc pin, vừa nghịch điện thoại hoặc sử dụng bộ sạc không chính hãng, kém chất lượng sẽ làm chiếc điện thoại OPPO của bạn cực kỳ nhanh nóng máy. Ngoài ra, sử dụng nguồn điện không ổn định cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng nóng máy.

Sạc pin cho điện thoại OPPO sai cách khiến điện thoại OPPO bị nóng

Sạc pin cho điện thoại OPPO sai cách khiến điện thoại OPPO bị nóng

Pin bị chai

Pin bị chai cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến điện thoại bị nóng máy.

Pin bị chai khiến điện thoại OPPO bị nóng

Pin bị chai khiến điện thoại OPPO bị nóng

Hư phần cứng

Những hư hỏng về phần cứng, main bị lỗi, IC nguồn bị hư hỏng cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến điện thoại bị nóng trong quá trình sử dụng.

Thói quen sử dụng máy sai cách của người dùng

Việc tải nhiều ứng dụng về máy dù không thật sự cần thiết là thói quen thường thấy ở người dùng hiện nay. Tuy nhiên, thói quen này sẽ gây ra tiêu hao dung lượng, tốn pin và tình trạng nóng máy.Sử dụng ốp lưng quá dày khiến điện thoại OPPO bị nóng

Sử dụng ốp lưng quá dày khiến điện thoại OPPO bị nóng

Hơn nữa, thói quen để nhiều ứng dụng hoạt động ngầm hoặc sử dụng điện thoại trong thời gian dài liên tục mà không hề cho máy nghỉ ngơi cũng là nguyên nhân gây ra nóng máy ở điện thoại.

Một thói quen sai lầm mà người dùng hay gặp phải là sử dụng ốp lưng quá dày gây cản trở rất nhiều tới quá trình tản nhiệt của điện thoại, từ đó mà nhiệt độ điện thoại lúc nào cũng trong tình trạng cao hơn mức bình thường.

Ngoài ra, việc để máy tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đặt máy gần các vật tỏa nhiệt hay sử dụng máy trong môi trường có nhiệt độ cao cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng nóng máy.

3. Cách khắc phục điện thoại OPPO bị nóng

Sử dụng điện thoại OPPO trong môi trường thoáng mát

Khi máy bị nóng, bạn nên đặt điện thoại ở môi trường thoáng mát để giảm nhiệt cho điện thoại. Tốt hơn là nên ở môi trường có quạt hoặc điều hoà, không bị ánh sáng trực tiếp. Điều này sẽ giúp điện thoại OPPO của bạn hạ nhiệt nhanh chóng.

Tháo bỏ ốp lưng, bao da

Bởi vì việc sử dụng ốp lưng, bao da sẽ cản trở việc thoát nhiệt của máy. Do đó, hãy hạn chế việc sử dụng ốp lưng trong nhà hoặc các môi trường nóng bức, nếu có thể hãy tháo bỏ ốp lưng, bao da để giúp máy bớt nóng hơn.

Tháo bỏ ốp lưng, bao da để khắc phục điện thoại OPPO bị nóng

Tháo bỏ ốp lưng, bao da để khắc phục điện thoại OPPO bị nóng

Sạc bằng sạc chính hãng, nguồn điện ổn định

Để đảm bảo an toàn cho máy lẫn người sử dụng, hãy luôn sử dụng bộ sạc chính hãng và không có dấu hiệu hư hỏng gì. Hơn nữa, cần sử dụng nguồn điện ổn định khi sạc để không gây ra tình trạng nóng máy nhé.

Sạc bằng sạc chính hãng và sử dụng nguồn điện ổn định

Sạc bằng sạc chính hãng và sử dụng nguồn điện ổn định

Xoá bộ nhớ ngoài thẻ Micro SD

Hãy thường xuyên kiểm tra bộ thẻ ngoài của thẻ Micro SD, nếu như bộ nhớ bị đầy thì xóa ngay. Điều này sẽ giúp máy không trong tình trạng quá tải và không gây nóng máy.

Xóa bỏ các ứng dụng không cần thiết

Nên chắt lọc lại các ứng dụng cần thiết và xóa bỏ các ứng dụng không cần thiết ra khỏi máy. Không chỉ giúp giải phóng bộ nhớ, đỡ hao pin mà còn khắc phục được tình trạng nóng máy.

Xóa bỏ các ứng dụng không cần thiết

Xóa bỏ các ứng dụng không cần thiết

Tắt bỏ các tính năng, ứng dụng hoạt động ngầm

Để khắc phục tình trạng nóng máy, hãy thực hiện tắt các ứng dụng chạy ngầm trên điện thoại.

Mời bạn theo dõi bài viết 3 cách tắt ứng dụng chạy ngầm trên điện thoại Android đơn giản để được hướng dẫn chi tiết nhé!

Cập nhật phiên bản hệ điều hành mới nhất cho OPPO

Hãy thử cập nhật hệ điều hành mới nhất cho điện thoại OPPO của bạn. Vì việc sử dụng hệ điều hành cũ có thể phát sinh lỗi và làm giảm sự ổn định trên máy của bạn. Do đó, nên cập nhật phiên bản mới để khắc phục tình trạng nóng máy nhé.

Cập nhật phiên bản hệ điều hành mới nhất cho điện thoại OPPO

Cập nhật phiên bản hệ điều hành mới nhất cho điện thoại OPPO

Đem máy đến trung tâm sửa chữa

Trong trường hợp điện thoại OPPO của bạn bị hư hỏng phần cứng hoặc hư pin thì hãy đem đến các trung tâm sửa chữa uy tín để được hỗ trợ khắc phục, thay mới.

Nếu điện thoại của bạn mua tại và còn bảo hành thì đừng lo lắng, hãy đem ngay chiếc điện thoại đến cửa hàng gần nhất để được hỗ trợ. Nếu có thể, bạn hãy xem ngay bài viết Cách kiểm tra thời hạn bảo hành tại trang Web để biết rõ hơn về thời hạn bảo hành của chiếc điện thoại mình nhé!

Hy vọng bài viết này đem lại nhiều thông tin bổ ích dành cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi và hẹn gặp lại ở các bài viết lần sau!