Hệ điều hành Android là gì? Tất tần tật những điều cần biết về Android Update 09/2024

Bạn đã được nghe nhiều về thiết bị cũng như điện thoại chạy hệ điều hành Android nhưng không biết hệ điều hành này có tốt và phù hợp với nhu cầu của bạn hay không? Bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu tất tần tật về hệ điều hành Android, ưu nhược điểm cũng như các thiết bị sử dụng hệ điều hành này, cùng theo dõi nhé!

1. Hệ điều hành Android là gì?

Android là hệ điều hành được phát triển bởi Tổng công ty Android, với sự hỗ trợ tài chính từ Google. Mãi đến năm 2005, được chính Google mua lại và cho ra mắt vào năm 2007.

Android là hệ điều hành nguồn mở dựa trên nền tảng Linux, chủ yếu dành cho các thiết bị có màn hình cảm ứng như điện thoại, máy tính bảng.

Hệ điều hành Android

Hệ điều hành Android

Với mã nguồn mở và giấy phép không có nhiều ràng buộc nên Android ngày càng trở thành nền tảng điện thoại thông minh phổ biến nhất thế giới.

Vào quý 3 năm 2012, Android chiếm 75% thị phần về điện thoại thông minh trên toàn thế giới với con số tổng cộng khoảng 500 triệu thiết bị đã được kích hoạt và 1,3 triệu lượt kích hoạt mỗi ngày

Android chiếm chỗ đứng về điện thoại thông minh trên toàn thế giới

Android chiếm chỗ đứng về điện thoại thông minh trên toàn thế giới

Tuy nhiên, hiện nay Android đang có sự cạnh tranh với iOS từ Apple nhưng Android vẫn dẫn vị thế thượng phong trên cuộc chiến điện thoại thông minh.

2. Giao diện và ứng dụng Android

Giao diện

Giao diện của Android sử dụng cảm ứng chạm, tác động trực tiếp lên màn hình như vuốt, chạm, phóng to và thu lại để xử lý các đối tượng trên màn hình.

Sau khi khởi động các thiết bị Android màn hình chính sẽ hiển thị gồm nhiều biểu tượng (icon) và tiện ích (widget). Giao diện của Android cho phép người dùng tự do sắp xếp hình dáng, biểu tượng, tiện ích tùy theo ý thích của mình.

Giao diện của Android

Giao diện của Android

Những ứng dụng do bên thứ 3 cung cấp có trên Google Play cho phép người dùng thay đổi chủ đề của màn hình chính tương tự như Windows Phone hay iOS.

Tuy nhiên, những nhà sản xuất đều thay đổi hình dáng Android một cách linh hoạt để dễ dàng phân biệt chúng với các hệ điều hành khác.

Các phiên bản Android sẽ được Google cập nhật theo chu kỳ từ 6 đến 9 tháng. Hiện nay (tính đến tháng 08/2021), bản cập nhật chính thức mới nhất của Android là Android 11.

Bản cập nhật chính thức mới nhất của Android là Android 11 (tính đến tháng 08/2021)

Bản cập nhật chính thức mới nhất của Android là Android 11 (tính đến tháng 08/2021)

Ứng dụng

Các ứng dụng do bên thứ ba có trên Google Play để người dùng có thể tải về. Các ứng dụng trên Play Store cho phép người dùng tải về và cập nhật các ứng dụng do Google và các nhà phát triển phát hành.

Đối với những ứng dụng mất phí tải về, nếu người dùng mua một ứng dụng mà họ cảm thấy không hài lòng thì họ được hoàn trả tiền sau 15 phút kể từ lúc tải về.

Tính đến tháng 10/2012, đã có hơn 700.000 ứng dụng trên Android và số lượt tải về từ cửa hàng ứng dụng chính của Android (Google Play) chiếm khoảng 25 tỷ lượt.

Đến nay, con số này đã lên tới 3 triệu ứng dụng.

Ứng dụng trên Google Play

Ứng dụng trên Google Play

Các ứng dụng cho Android được phát triển bằng ngôn ngữ Java và sử dụng Bộ phát triển phần mềm Android (SDK). Bộ phát triển này gồm có công cụ gỡ lỗi, thư viện phần mềm,… hỗ trợ với công suất tối đa cho nhu cầu của các thiết bị.

Ngoài ra, các công cụ phát triển khác như bộ phát triển gốc dành cho các ứng dụng cũng được tích hợp sẵn. Vì thế bạn không phải lo lắng về các ứng dụng trên Android nhé!

3. Ưu, nhược điểm của hệ điều hành Android

Ưu điểm

+ Kho ứng dụng đa dạng

Với hệ thống cửa hàng ứng dụng Google Play, hệ điều hành Android có thể đáp ứng các nhu cầu từ chơi game cho đến làm việc với hơn 3 triệu ứng dụng để bạn lựa chọn.

Kho ứng dụng đa dạng trên Android

Kho ứng dụng đa dạng trên Android

+ Mẫu mã đa dạng

Với nhiều nhà sản xuất lớn như Samsung, OPPO, Xiaomi, Huawei, Sony, Nokia,… bạn có thể lựa chọn giữa nhiều mẫu mã thiết bị khác nhau, từ các mẫu giá rẻ cho đến các mẫu cao cấp.

+ Có thể mở rộng bộ nhớ bằng thẻ nhớ

Với các thiết bị của Apple, bạn chỉ có thể sử dụng bộ nhớ trong có sẵn của máy. Còn với phần lớn các thiết bị Android, bạn sẽ có lựa chọn mở rộng bộ nhớ có sẵn với các loại thẻ nhớ dung lượng cao.

Có thể mở rộng bộ nhớ bằng thẻ nhớ trên Android

Có thể mở rộng bộ nhớ bằng thẻ nhớ trên Android

+ Khả năng tùy biến cao có thể chỉnh sửa mà không có sự can thiệp hay cấm cản từ Google

Do bản chất nguồn mở của hệ điều hành Android, ai cũng có thể lấy được mã nguồn của hệ điều hành này.

Điều này cũng đồng nghĩa là các nhà sản xuất, cũng như là các lập trình viên độc lập, có thể tự do tùy biến Android để có được hiệu năng tốt nhất hoặc bỏ đi những tính năng không cần thiết.

Hệ điều hành Android có khả năng tùy biến cao

Hệ điều hành Android có khả năng tùy biến cao

+ Người dùng ưa chuộng nhiều

Android có cộng đồng người dùng và lập trình viên độc lập khá lớn, nên khi bạn gặp vấn đề về thiết bị hay về phiên bản Android của bạn, bạn sẽ được hỗ trợ rất nhiệt tình từ phía cộng đồng.

Nhược điểm

+ Nhiều ứng dụng chạy ngầm làm chậm máy

So với iOS, Android tối ưu hóa bộ nhớ RAM có phần kém hơn, dẫn đến việc nhiều ứng dụng chạy ngầm gây chậm máy hoặc thậm chí là đơ máy.

Nhiều ứng dụng chạy ngầm làm chậm máy

Nhiều ứng dụng chạy ngầm làm chậm máy

+ Một số ứng dụng chưa được tối ưu hóa tốt

Do có quá nhiều mẫu mã khác nhau, các nhà phát triển không thể tối ưu hóa ứng dụng cho tất cả các mẫu thiết bị Android trên thị trường, nên các ứng dụng có thể gặp các lỗi như không hiển thị được toàn màn hình hoặc không thể tận dụng hết sức mạnh phần cứng của máy.

+ Chất lượng một số ứng dụng còn kém

Một số ứng dụng trên Google Play có chất lượng khá kém với hàng loạt các quảng cáo khó chịu và không có các chức năng hữu dụng, gây cản trở cho công việc hay thời gian giải trí của bạn.

+ Dễ bị virus xâm nhập

Nếu bạn tải các ứng dụng ở các nguồn khác ngoài Google Play nhưng lại không cài ứng dụng diệt virus, máy của bạn có khả năng cao sẽ bị nhiễm virus từ các ứng dụng ngoài này.

Dễ bị virus xâm nhập

Dễ bị virus xâm nhập

4. Sự phát triển của các phiên bản hệ điều hành Android

Android đã có hơn 10 năm trong quá trình phát triển của hệ điều hành. Chiếc điện thoại đầu tiên chạy Android là HTC Dream được bán vào ngày 22/10/2008.

Từ năm 2008 đến nay, Android đã trải qua 20 lần cập nhật để dần dần cải tiến hệ điều hành. Phiên bản mới nhất hiện nay là Android 11, ra mắt vào tháng 09/2020 với nội dung khá hoàn chỉnh hơn so với bản cập nhật trước.

Sự phát triển của các phiên bản hệ điều hành Android

Sự phát triển của các phiên bản hệ điều hành Android

Phiên bản Android

Tên mã

Ngày phát hành

1.6

Donut

15/09/2009

2.0 – 2.1

Eclair

26/10/2009

2.2

Froyo

20/05/2010

2.3 – 2.3.2

Gingerbread

06/12/2010

2.3.3 – 2.3.7

Gingerbread

09/02/2011

3.1

Honeycomb

10/05/2011

3.2

Honeycomb

15/07/2011

4.0.x

Ice Cream Sandwich

16/12/2011

4.1.x

Jelly Bean

09/07/2012

4.2.x

Jelly Bean

13/11/2012

4.3

Jelly Bean

25/07/2013

4.4

KitKat

10/2013

5.0

Lollipop

07/2014

6.0

Marshmallow

05/10/2015

7.0

Nouga

22/08/2016

8

Oreo

21/08/2017

9

Pie

07/08/2018

10

Android 10

03/09/2019

11

Android 11

09/2020

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết các phiên bản hệ điều hành Android qua bài: Hệ điều hành Android qua các phiên bản cập nhật

5. So sánh Android với các hệ điều hành di động khác

Hiện nay, đối thủ cạnh tranh lớn nhất mà Android phải đối mặt chính là Apple iOS.

Trong khi Android là hệ điều hành mã nguồn mở cung cấp nhiều tùy biến, giúp linh hoạt hơn thì Apple iOS là hệ điều hành độc quyền với giao diện cố định không thể thay đổi.

Nhưng nhìn chung thì cả iOS và Android đều mang lại nhiều tính năng hữu ích cho người dùng.

Bảng so sánh hệ điều hành Android và Apple iOS:

Thông tin

Android

iOS

Nhà phát triển

Google và Open Handset Alliance

Apple Inc.

Bản phát hành đầu tiên

Ngày 05/11/2007

Ngày 29/07/2007

Phiên bản mới nhất

(Tính đến 08/2021)

Android 11

iOS 14.7.1

Nền tảng mã nguồn

Kernel (Dựa trên Linux), Giao diện người dùng và một số ứng dụng tiêu chuẩn

Nhân iOS không phải là mã nguồn mở mà dựa trên hệ điều hành Darwin mã nguồn mở

Khả năng tùy chỉnh

Rất nhiều. Có thể thay đổi hầu hết mọi thứ

Hạn chế, trừ khi bẻ khóa

Trình duyệt

Google Chrome

Safari

Bản đồ

Google Maps

Apple Maps

Ngôn ngữ hỗ trợ

Các ngôn ngữ hiện có là gần 100

Các ngôn ngữ hiện có là gần 40

Gọi video

Google Meet và các ứng dụng bên thứ 3 khác

FaceTime (chỉ dành cho thiết bị Apple) và các ứng dụng bên thứ 3 khác

Trợ lý ảo

Trợ lý Google (Google Assistant)

Siri

Thiết bị hỗ trợ cài đặt hệ điều hành

Hệ điều hành này hỗ trợ các điện thoại thông minh khác nhau như Samsung, Xiaomi, OnePlus, Honor, vivo, Huawei, OPPO, Nokia, Vsmart,…

Hệ điều hành này chỉ hỗ trợ các sản phẩm của Apple như iPhone, iPad, iPod Touch & Apple TV

Đánh giá pin

Thời lượng pin cao, hiệu năng quản lý pin chưa tốt

Dung lượng pin không lớn so với Android nhưng hiệu năng quản lý tốt

Xác thực sinh trắc học

Nhận dạng vân tay hoặc khuôn mặt

Nhận dạng vân tay hoặc khuôn mặt

Quản lý tập tin

Trình quản lý tệp Android gốc

Ứng dụng tệp

Cập nhật

Phần lớn các thiết bị Android đang chạy hệ điều hành không phải mới nhất.

Phần lớn các thiết bị được hỗ trợ cập nhật phiên bản iOS mới nhất

Root, bootloaders và jailbreak

Có thể truy cập và kiểm soát hoàn toàn thiết bị của bạn và bạn có thể mở khóa bộ nạp khởi động.

Kiểm soát hoàn toàn thiết bị của bạn không khả dụng.

Giao diện

Màn hình cảm ứng

Màn hình cảm ứng

6. Các thiết bị chạy hệ điều hành Android

Hiện nay thì có rất nhiều thiết bị đang sử dụng hệ điều hành Android. Dẫn đầu là các thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính bảng, laptop, netbook, smartbook, TV thông minh (Google TV),…

Một số dòng điện thoại chạy hệ điều hành Android như: Samsung, OPPO, OnePlus, Nokia, Xiaomi, Sony, vivo, Vsmart, Huawei,…

Hơn thế nữa, hệ điều hành Android còn được ứng dụng trong kính mắt thông minh (Project Glass), đồng hồ đeo tay, tai nghe, máy nghe nhạc bỏ túi, máy trò chơi điện tử chạy Android,…

Năm 2011, một công nghệ tự động hóa gia đình sử dụng Android để điều khiển nhiều thiết bị gia dụng như công tắc điện, ổ cắm và thiết bị điều khiển nhiệt độ trong nhà được Google ra mắt với tên gọi “Android@Home“.

Công nghệ Android Home

Công nghệ Android Home

7. Các hãng sản xuất thiết bị Android nổi tiếng

Samsung

Samsung là hãng sản xuất thiết bị Android đến từ Hàn Quốc, và là hãng sản xuất thiết bị Android lớn nhất thế giới, chiếm 20,4% thị phần trên thế giới.

Điện thoại dòng Samsung

Điện thoại dòng Samsung

Từ các dòng giá rẻ như Galaxy M, Galaxy A cho tới các dòng cao cấp như Galaxy S, Galaxy Note, các thiết bị của Samsung đáp ứng như cầu của mọi đối tượng người dùng từ giới trẻ cho đến doanh nhân, người già.

OPPO

OPPO là hãng sản xuất điện thoại đến từ Trung Quốc, được thành lập vào năm 2004 và hiện đã có mặt trên 40 quốc gia trên thế giới.

Điện thoại dòng OPPO

Điện thoại dòng OPPO

Các thiết bị của OPPO được biết đến nhờ chất lượng camera tốt với mức giá phải chăng, với các dòng sản phẩm như OPPO A, OPPO RenoOPPO Find.

OnePlus

OnePlus là hãng sản xuất điện thoại đến từ Trung Quốc, và là công ty con của tập đoàn BBK Electronics, được thành lập vào năm 2013.

Điện thoại dòng OnePlus

Điện thoại dòng OnePlus

Các thiết bị của OnePlus được biết đến nhờ cấu hình khủng, hệ điều hành OxygenOS (trên nền Android) ổn định với mức giá khá phải chăng.

OnePlus Nord N10 5G

5.990.000₫
7.990.000₫
-25%

Quà 300.000₫

Xem chi tiết

Nokia

Nokia là hãng sản xuất điện thoại được thành lập vào năm 1865. Hiện nay, HMD Global là công ty sản xuất các mẫu thiết bị mang thương hiệu Nokia.

Điện thoại dòng Nokia

Điện thoại dòng Nokia

Các mẫu thiết bị của Nokia được biết đến nhờ giá thành phải chăng, hệ điều hành Android One thuần Google mượt mà.

Xiaomi

Xiaomi được thành lập vào năm 2010 tại Trung Quốc, và hiện là hãng sản xuất điện thoại lớn thứ 3 trên thế giới, đứng sau Huawei và Samsung.

Điện thoại dòng Xiaomi

Điện thoại dòng Xiaomi

Xiaomi được biết đến qua các dòng điện thoại như Redmi, Mi, Mi Mix, Xiaomi POCO, với cấu hình cao và giá thành rẻ, phù hợp với người dùng có kinh phí hạn hẹp.

Trên đây là những thông tin cần biết về hệ điều hành Android. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi!