Kính cường lực Gorilla Glass là gì? So sánh giữa thế hệ 5, 6 và Victus Update 11/2024

Để bảo vệ màn hình điện thoại khỏi nguy cơ xước, vỡ, dán kính cường lực là một biện pháp được nhiều người dùng lựa chọn. Hãy cùng tìm hiểu về kính cường lực Gorilla Glass nổi tiếng cũng như so sánh các thế hệ 5, 6 với kính Victus qua bài viết dưới đây nhé!

1. Kính cường lực Gorilla Glass là gì?

Gorilla Glass là một loại kính thuỷ tinh được làm từ kiềm và tổ hợp chất silicat nhôm kiềm (silic, oxy kết hợp với nhôm), do hãng Corning sản xuất và đã có mặt trên thị trường từ năm 2005 đến nay. Loại kính này chuyên được trang bị trên các mẫu điện thoại đến từ những thương hiệu lớn.

Kính cường lực Gorilla Glass đã có mặt từ năm 2005 và được cải tiến qua nhiều thế hệ

Kính cường lực Gorilla Glass đã có mặt từ năm 2005 và được cải tiến qua nhiều thế hệ

2. Các dòng kính cường lực Gorilla Glass

Kính cường lực Gorilla Glass gồm các dòng phổ biến như sau:

Gorilla Glass 1

Đây là phiên bản kính đầu tiên ra mắt khoảng thời gian 2005 – 2006 và iPhone 4 là chiếc điện thoại đầu tiên sở hữu loại kính này.

Gorilla Glass 1 là thế hệ kính cường lực đầu tiên được ra đời vào 2005 - 2006

Gorilla Glass 1 là thế hệ kính cường lực đầu tiên được ra đời vào 2005 – 2006

Loại kính này có đặc điểm: Phủ một lớp không dầu, giảm thiểu dấu vân tay và vết dơ.

Gorilla Glass 2

Glass 2 chính thức ra mắt vào năm 2012, chịu được đến 50kg trong phòng thí nghiệm mà không bị vỡ nứt.

Gorilla Glass 2 được ra mắt vào năm 2012 và được cải tiến so với thế hệ đầu tiên

Gorilla Glass 2 được ra mắt vào năm 2012 và được cải tiến so với thế hệ đầu tiên

So với phiên bản đầu, Glass 2 mỏng hơn 20%, cảm ứng nhạy hơn và hình ảnh hiển thị sáng hơn.

Gorilla Glass 3

Sau 1 năm kể từ Glass 2 ra mắt, thì Gorilla Glass 3 trình làng. Gorilla Glass 3 mỏng dưới 0.5 mm, giảm được tới 35% vết trầy xước, chống xước gấp 3 lần và độ bền tăng gấp 50% so với bản tiền nhiệm.

Gorilla Glass có độ mỏng ấn tượng và khả năng chống xước tốt

Gorilla Glass có độ mỏng ấn tượng và khả năng chống xước tốt

Gorilla Glass 4

Sau một thời gian nhận thấy đa phần điện thoại bị hư hỏng do rơi vỡ màn hình thì đến năm 2014, Gorilla Glass 4 ra đời.

Phiên bản này mỏng chỉ 0.4 mm, bền gấp đôi so với Gorilla Glass 3, chịu được khoảng 80% so với độ cao 1m.

Kính cường lực Gorilla Glass 4 tiếp tục có những cải tiến vượt bậc

Kính cường lực Gorilla Glass 4 tiếp tục có những cải tiến vượt bậc

Ngoài ra, Gorilla Glass 4 còn được phủ một lớp bạc ion hoá giúp hạn chế nấm mốc, vi khuẩn bám trên bề mặt, đảm bảo sức khoẻ cho người sử dụng.

Gorilla Glass 5

Gorilla Glass thế hệ thứ 5 được nâng cấp với khả năng chống nứt màn hình gấp đến 4 lần so với Gorilla Glass 4, khả năng sống sót cao khi rớt từ độ cao 1,2m trở xuống. Ngoài ra, trong các cuộc thử nghiệm của hãng, thế hệ 5 của dòng kính Gorilla Glass còn có thể ngăn ngừa vết nứt lên đến 80% khi tiếp xúc với bề mặt cực kỳ cứng.

Gorilla Glass 5 có khả năng chống nứt màn hình tốt gấp 4 lần so với thế hệ tiền nhiệm

Gorilla Glass 5 có khả năng chống nứt màn hình tốt gấp 4 lần so với thế hệ tiền nhiệm

Gorilla Glass 6

Gorilla Glass 6 là dòng kính cường lực được ra mắt vào năm 2017 với mức độ nén cao hơn Gorilla Glass 5. Tuy sở hữu độ mỏng ấn tượng nhưng độ bền của Gorilla 6 lại tốt hơn Gorilla Glass 5 với khả năng chịu va đập lên đến 1,6m, thử nghiệm sống sót ở 15 lần thả rơi ở độ cao 1m và được đánh giá là có độ bền gấp đôi thế hệ thứ 5.

Gorilla Glass 6 được ra mắt vào năm 2017

Gorilla Glass 6 được ra mắt vào năm 2017

Gorilla Victus

Gorilla Victus là kính cường lực Gorilla thế hệ thứ 7 của hãng Corning với độ bền vượt trội, có khả năng chịu được tác động từ việc thả rơi lên đến 2m. Gorilla Victus được nâng cấp khả năng chống trầy xước lên đến 8 Newton, giúp chống lại các vết xước từ vật kim loại sắt nhọn, chìa khóa,… Ngoài ra, dòng kính này còn có khả năng chống va đập với lực lên đến 100 kgf, khoảng 98 Newton.

Gorilla Victus là dòng kính cường lực thế hệ thứ 7 và có khả năng chịu va đập tốt

Gorilla Victus là dòng kính cường lực thế hệ thứ 7 và có khả năng chịu va đập tốt

Bạn có thể đọc thêm về dòng kính cường lực Victus qua bài viết:

3. So sánh các thế hệ Gorilla Glass mới nhất

Dựa trên thử nghiệm của trang Technical Jayendra, độ bền của các dòng kính Gorilla Glass 5, 6 và Victus có sự khác biệt như sau:

Loại kính Gorilla Glass 5 Gorilla Glass 6 Gorilla Victus
Độ dày (có thể điều chỉnh tùy theo các hãng điện thoại) 0,4 đến 1,2mm 0,4 đến 0,9mm 0,4 đến 1.2mm
Khả năng chịu va đập Từ 1,2m Từ 1,6m Từ 2
Khả năng chống trầy 4 Newton 4 Newton 8 Newton

Theo các thông số trong bảng trên, có thể thấy Victus là dòng kính cường lực tốt nhất về cả khả năng chịu được va đập lẫn khả năng chống trầy.

4. Sử dụng kính cường lực Gorilla Glass có cần dán màn hình không?

Thực tế là tuy kính cường lực có khả năng chống trầy, chống vỡ khá tốt và đã được nâng cấp trên dòng Gorilla Victus, điện thoại của bạn vẫn có nguy cơ trầy, vỡ màn hình nếu bị rơi hay va đập thường xuyên.

Tuy kính cường lực có thể bảo vệ điện thoại của bạn tốt hơn nhưng không thể đạt hiệu quả 100%

Tuy kính cường lực có thể bảo vệ điện thoại của bạn tốt hơn nhưng không thể đạt hiệu quả 100%

Việc có dán màn hình hay không còn tùy theo thói quen và mục đích sử dụng của bạn. Nếu bạn thường làm rơi điện thoại, làm việc trong môi trường có nhiều bụi khiến màn hình dễ bị trầy hoặc bạn khó chịu khi nhìn màn hình bị xước dăm thì dán màn hình là một biện pháp giúp giảm thiểu các thiệt hại này. Ngoài ra, nếu máy bạn sử dụng các dòng kính Gorilla Glass cũ thì cũng nên dán loại Victus để hiệu quả bảo vệ cao hơn.

Việc dán màn hình còn phụ thuộc vào thói quen sử dụng điện thoại của bạn

Việc dán màn hình còn phụ thuộc vào thói quen sử dụng điện thoại của bạn

Tuy nhiên, việc dán màn hình có thể ảnh hưởng đôi chút đến khả năng hiển thị của máy. Do đó, nếu bạn không ngại các vết xước dăm thì không cần phải dán màn hình mà hãy tận hưởng sự chân thực của màn hình điện thoại gốc nhé!

Bài viết trên vừa giới thiệu và so sánh các dòng kính cường lực Gorilla Glass dành cho màn hình điện thoại. Hi vọng các thông tin trong bài sẽ giúp ích cho bạn. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo!